Chiếc lá đầu tiên
Tây Tiến
Đọc kết nối chủ điểm: Dưới bóng hoàng lan
Thực hành tiếng Việt trang 15
Đọc mở rộng theo thể loại: Nắng mới
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình
Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học
Nói và nghe: Nghe và nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói; nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó
Ôn tập trang 28
Bình Ngô đại cáo
Thư lại dụ Vương Thông
Đọc kết nối chủ điểm: Bảo kính cảnh giới – bài 43
Thực hành tiếng Việt trang 44
Đọc mở rộng theo thể loại và tác giả: Dục Thúy sơn
Đọc mở rộng theo thể loại và tác giả: Nguyễn Trãi – nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm
Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
Ôn tập trang 58
Đất rừng phương Nam
Giang
Đọc kết nối chủ điểm: Xuân về
Thực hành tiếng Việt trang 77
Đọc mở rộng theo thể loại: Buổi học cuối cùng
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
Ôn tập trang 89
Hịch tướng sĩ
Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước
Đọc kết nối chủ điểm: Đất nước
Thực hành tiếng việt trang 100
Đọc mở rộng theo thể loại: Tôi có một giấc mơ
Viết bài luận về bản thân
Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Ôn tập trang 113
Đọc ngữ liệu tham khảo
Câu 1 (trang 106, SGK Ngữ văn 10, tập hai)
Đề bài: Bố cục bài viết đã đáp ứng được yêu cầu đối với kiểu bài viết bài luận về bản thân hay chưa?
Phương pháp giải:
- Đọc ngữ liệu tham khảo.
- Đọc lý thuyết tại phần Tri thức về kiểu bài.
Lời giải chi tiết:
Bố cục bài viết đã đáp ứng được yêu cầu đối với kiểu bài viết bài luận về bản thân.
Câu 2 (trang 106, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Các bằng chứng được nêu trong bài luận có đặc điểm gì?
Phương pháp giải:
- Đọc ngữ liệu tham khảo.
- Đánh dấu các bằng chứng được nêu trong bài.
Lời giải chi tiết:
Các bằng chứng được nêu trong bài luận đều nhằm chứng minh cho lí lẽ trước đó, đồng thời mang tính xác thực cao.
Câu 3 (trang 106, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Người viết đã làm gì để bài luận xác thực, đáng tin cậy?
Phương pháp giải:
Đọc ngữ liệu tham khảo.
Lời giải chi tiết:
Để bài luận xác thực, đáng tin cậy, người viết đã đưa ra các bằng chứng là một bờ-lóc mang tên "Ngày ngày đọc sách", các dự án mà người viết đã tham gia.
Câu 4 (trang 106, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Bạn có nhận xét gì về giọng điệu, ngôn ngữ của bài luận?
Phương pháp giải:
Đọc ngữ liệu tham khảo.
Lời giải chi tiết:
Giọng điệu, ngôn ngữ của bài luận thể hiện sự chia sẻ về niềm đam mê văn học.
Câu 5 (trang 106, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Ở kết bài, thông điệp mà người viết nêu lên là gì? Bạn có nhận xét gì về thông điệp ấy?
Phương pháp giải:
- Đọc ngữ liệu tham khảo.
- Chú ý phần kết bài.
Lời giải chi tiết:
- Ở kết bài, thông điệp mà người viết nêu lên là việc đọc sách sẽ là sự kết nối giữa các tâm hồn.
- Em nghĩ, thông điệp này chính xác vì khi đọc sách, người đọc sẽ được kết nối với tư tưởng của tác giả cuốn sách, cũng như có thể chia sẻ nội dung cuốn sách với những người xung quanh.
Hướng dẫn quy trình viết
Các câu lạc bộ ở trường bạn đang tổ chức tuyển thành viên. Bạn hãy viết bài luận giới thiệu bản thân để ứng tuyển vào câu lạc bộ bạn yêu thích.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ yêu cầu của một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm.
- Tìm ý và lập dàn ý chi tiết.
- Tham khảo ngữ liệu.
- Viết bài.
- Sửa lỗi (nếu có).
Lời giải chi tiết:
Dàn ý
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát những thông tin của bản thân.
2. Thân bài
- Nêu vị trí ứng tuyển.
- Đưa ra ưu điểm của bản thân phù hợp với vị trí đó:
+ Là một học sinh chuyên Văn, thích viết lách và cũng rất thích chụp ảnh, tôi hoàn toàn tin tưởng mình sẽ phù hợp với vị trí này.
+ Đã từng có kinh nghiệm trong việc đưa tin trên các fanpage.
3. Kết bài
- Khẳng định lại các đặc điểm nổi trội của bản thân.
- Lời cảm ơn Câu lạc bộ.
Bài viết chi tiết
Xin chào các thành viên của câu lạc bộ Văn hóa dân gian - trường THPT A. Được biết câu lạc bộ đang có đợt tuyển thành viên, tôi xin được ứng tuyển vào câu lạc bộ với vị trí hỗ trợ truyền thông. Là một học sinh chuyên Văn, thích viết lách và cũng rất thích chụp ảnh, tôi hoàn toàn tin tưởng mình sẽ phù hợp với vị trí này.
Các bạn học sinh trong trường vẫn thường trêu đùa với nhau rằng học sinh chuyên Văn là những đứa... "đầu đội lá, chân đá ống bơ", là những con người "mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây", có vẻ rời xa hiện thực. Thực tế, đó là sự bay bổng, lãng mạn vốn có của một người học văn. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Câu chuyện viết lách là một câu chuyện của những người học văn. Viết không chỉ là để mơ mộng, viết còn là một cách truyền tải thông tin. Với một ý nghĩa như vậy thì những bạn học văn là những bạn có khả năng viết tốt, và đặc biệt là sẽ viết để hỗ trợ truyền thông tốt mà thôi. Trong các kì thi cũng như trao giải học sinh giỏi cấp tỉnh hay khu vực, mình đều là người đưa tin những sự kiện này. Bạn có thể tra cứu trên trang fanpage của trường. Những bài đưa tin đều là do mình viết và chụp ảnh.
Các bạn cũng có thể đặt câu hỏi là liệu một người đưa tin tốt các hoạt động của trường có đưa tin tốt các hoạt động của một câu lạc bộ mang tính chuyên môn? Thật may câu lạc bộ của chúng ta lại là câu lạc bộ Văn hóa dân gian. Đây là một lĩnh vực mà mình vô cùng yêu thích. Khi học chuyên Văn, mình được học những tác phẩm văn học dân gian, mình hiểu được lời ăn, tiếng nói, phong tục, tập quán của người Việt. Đồng thời, tôi cũng biết hát một số bài hát dân gian như quan họ, chèo.
Như vậy, các bạn có thể thấy mình là một người có thể viết lách, đưa tin, có thể chụp ảnh sự kiện và cũng rất yêu thích văn hóa dân gian. Chính vì vậy mà mình tin rằng mình phù hợp với vị trí hỗ trợ truyền thông của câu lạc bộ. Mình tin, với năng lực và sự yêu thích của bản thân, mình sẽ làm cho câu lạc bộ ngày càng vững mạnh bằng cách làm tốt vai trò của bản thân cũng như hỗ trợ các bộ phận khác. Lời cuối, mình cảm ơn các bạn vì đã dành thời gian đọc bài giới thiệu này của mình. Chúc câu lạc bộ Văn hóa dân gian sẽ tạo được những dấu ấn và những điều có ý nghĩa đối với các bạn học sinh, đối với toàn trường và xã hội!
Chương III. Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Unit 1: Round the clock
Chủ đề 1. Lịch sử và Sử học
Bài 11. Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10