Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới (Thần thoại Việt Nam)
Tản Viên từ Phán sự lục (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ)
Chữ người tử tù
Thực hành tiếng Việt: Sử dụng từ Hán Việt trang 28
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (Chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật)
Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện
Củng cố mở rộng trang 37
Thực hành đọc: Tê - dê (trích Thần thoại Hy Lạp)
Chùm thơ hai-cư (haiku) Nhật Bản
Thu hứng (Cảm xúc mùa thu)
Mùa xuân chín
Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
Thực hành tiếng Việt: Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa trang 58
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ
Củng cố mở rộng trang 70
Thực hành đọc: Cánh đồng
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (trích)
Yêu và đồng cảm (trích)
Chữ bầu lên nhà thơ (trích)
Thực hành tiếng Việt: Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản: Dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa - trang 86
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau
Củng cố, mở rộng trang 94
Thực hành đọc: Thế giới mạng và tôi (trích)
Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác (trích I-li-át)
Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời (trích Đăm Săn)
Thực hành tiếng Việt: Sử dụng trích dẫn, cước chú và cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản - trang 112
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
Nói và nghe: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
Củng cố mở rộng trang 121
Thực hành đọc: Ra- ma buộc tội (trích Ra-ma-ya-na)
Xúy Vân giả dại (trích chèo Kim Nham)
Huyện đường (trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)
Múa rối nước - hiện đại soi bóng tiền nhân
Viết báo cáo nghiên cứu
Nói và nghe: Lắng nghe và phản hồi về nội dung một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu
Củng cố mở rộng trang 151
Thực hành đọc: Hồn thiêng đưa đường (trích tuồng Sơn Hậu)
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Yêu và đồng cảm
Tóm tắt
Yêu và đồng cảm là đoạn trích thuộc tác phẩm Sống vốn đơn thuần của tác giả Phong Tử Khải, đoạn trích mở đầu bằng lời kể của tác giả về một chú bé xếp đồ giúp mình, về lòng đồng cảm của chú bé với tất cả đồ vật có trong phòng. Văn bản nói về tấm lòng đồng cảm không chỉ của đứa bé hay người họa sĩ mà còn cả sự đồng cảm của mọi nghề nghiệp. Người nghệ sĩ cũng giống như trẻ em, luôn đồng cảm với mọi sự vật, kể cả những đồ vật từ cái bàn, cái ghế đến bông hoa, cây cỏ,... Văn bản khẳng định quan niệm của tác giả về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và tôn trọng, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em.
Trước khi đọc
Câu 1 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Bạn hiểu thế nào về sự đồng cảm trong cuộc sống? Khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó, bạn có tâm trạng như thế nào?
Phương pháp giải:
- Lý giải suy nghĩ của bản thân về sự đồng cảm.
- Nhớ lại những lúc bạn bày tỏ sự đồng cảm hoặc nhận được sự đồng cảm và nêu cảm nhận.
Lời giải chi tiết:
- Sự đồng cảm là sự đồng điệu trong cảm xúc, là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ.
- Khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó, tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc, tâm trạng trở nên tốt hơn, thoải mái hơn.
Câu 2 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Bạn thường có cảm xúc gì mỗi lần tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật (văn học, hội họa, âm nhạc, ...)? thử lý giải vì sao bạn có cảm xúc ấy?
Phương pháp giải:
Nhớ lại và nêu những cảm xúc khi đọc một tác phẩm nghệ thuật, sau đó lý giải vì sao có cảm xúc ấy.
Lời giải chi tiết:
- Học sinh tự nhớ lại những cảm xúc của bản thân khi đọc một tác phẩm nghệ thuật.
Gợi ý:
- Khi đọc một tác phẩm nghệ thuật, sẽ có sự đồng điệu, đồng cảm với tác giả, hiểu được quan niệm nghệ thuật của tác giả.
- Lý do có sự đồng cảm vì tôi hiểu được nội dung tác phẩm, hiểu được suy nghĩ và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải, có sự đồng điệu về cảm xúc với tác giả.
Trong khi đọc
Câu 1 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Tác giả mở đầu bài viết bằng một câu chuyện, điều đó gây được ấn tượng gì với bạn?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn (1) của văn bản Yêu và đồng cảm.
- Nêu ấn tượng của bản thân về câu chuyện chú bé xếp đồ giúp tác giả.
Lời giải chi tiết:
Ấn tượng khi đọc câu chuyện mở đầu bài viết:
- Cảm thấy hứng thú, tò mò về nội dung bài viết.
- Câu chuyện về chú bé gợi sự đồng cảm với cách suy nghĩ của chú bé.
- Ấn tượng về một cách mở đầu bài viết rất thú vị và hấp dẫn bạn đọc.
Câu 2 (trang 77, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Tác giả phục chú bé vì sự chăm chỉ hay vì điều gì khác?
Phương pháp giải:
- Đọc lại đoạn (1) của văn bản.
- Chú ý những câu văn thể hiện suy nghĩ của tác giả để chỉ ra điều mà tác giả phục chú bé.
Lời giải chi tiết:
Tác giả phục chú bé không chỉ vì sự chăm chỉ mà còn cảm phục tấm lòng đồng cảm của chú bé. Chú bé ấy chăm chỉ xếp đồ vì chú thấy đồng cảm với chúng, hòa mình vào suy nghĩ, cảm xúc của đồ vật và xếp chúng về đúng vị trí của mình.
Câu 3 (trang 78, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện thế nào ở những người có nghề nghiệp khác nhau?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn (2) của văn bản.
- Chú ý những câu văn nói về cách nhìn sự vật của những nghề nghiệp khác nhau để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Góc nhìn riêng về sự vật, cụ thể là về một gốc cây của những nghề nghiệp khác nhau là:
- Nhà khoa học nhìn thấy tính chất và trạng thái của gốc cây.
- Bác làm vườn lại nhìn về sức sống của cây.
- Còn chú thợ mộc lại thấy được chất liệu tốt hoặc kém của gốc cây.
- Anh họa sĩ nhìn về dáng vẻ của cây, chỉ đơn thuần thưởng thức dáng vẻ của cây.
Câu 4 (trang 78, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Phải chăng sự đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu của người nghệ sĩ?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Yêu và đồng cảm.
- Tập trung vào những đoạn nói về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Lòng đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu của người nghệ sĩ, vì:
- Người nghệ sĩ cần đồng điệu, đồng cảm với đối tượng mới có thể tạo ra một tác phẩm xuất sắc.
- Người nghệ sĩ có lòng đồng cảm thì các tác phẩm được tạo ra sẽ có hồn hơn, dễ dàng đến gần hơn với người khác.
Câu 5 (trang 78, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được biểu hiện như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn (4) của văn bản.
- Chú ý những từ ngữ, câu văn viết về sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được biểu hiện:
- Người nghệ sĩ phải đồng cảm với mọi vật, từ sinh vật đến phi sinh vật, từ động vật đến thực vật.
- Vạn vật đều có linh hồn nên cần nhìn và cảm nhận chúng từ sâu trong tâm hồn mình.
- Đặt mình vào chính đối tượng, cảm nhận và trải nghiệm cảm xúc của để có lòng đồng cảm, đồng điệu chúng trong sáng tạo nghệ thuật.
Câu 6 (trang 80, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em những điều gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Yêu và đồng cảm.
- Chú ý những câu văn, đoạn văn nói về trẻ em để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em sự đồng cảm với mọi vật như chó, mèo, hoa cỏ,... Trẻ em nhìn thế giới với sự hồn nhiên, trong sáng; thường để ý đến những việc mà ít người chú ý và khám phá được nhiều điều thú vị.
Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 81, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Tìm trong văn bản những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ. Vì sao tác giả lại nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ như vậy?
Phương pháp giải:
- Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.
- Đọc văn bản Yêu và đồng cảm.
- Tìm và liệt kê những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ trong văn bản.
- Liên hệ với hoàn cảnh sống của tác giả và đề tài văn bản để đưa ra lý do tác giả nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ.
Lời giải chi tiết:
- Những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ trong văn bản:
+ Đoạn (1): “Một đứa bé vào phòng tôi, giúp tôi sắp xếp đồ đạc.… . Thấy dây treo tranh trên tường buông thõng thò ra ngoài, nó bắc ghế trèo lên giấu vào trong hộ.”; “Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú của chú bé này.”
+ Đoạn (3): “Họa sĩ đưa tấm lòng mình về trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả tre em, đồng thời cũng đã đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc hoạc ăn mày.”
+ Đoạn (5): “Về mặt này chúng ta không thể không ca tụng các em bé.…. Bởi vậy bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật’”
+ Đoạn (6): “Tuổi thơ quả là thời hoàng kim trong đời người! Tuy thời hoàng kim của chúng ta đã trôi qua, nhưng nhờ bồi dưỡng về nghệ thuật, chúng ta vẫn có thể thấy lại thế giới hạnh phúc, nhân ái và hòa bình ấy.”
- Lý do tác giả nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ là vì:
+ Tác giả là một nhà văn, họa sĩ, một nghệ thuật gia nổi tiếng của Trung Quốc, những sáng tác của ông luôn đề cao tấm lòng thơ trẻ trong cách nhìn đời và thực hành nghệ thuật.
+ Tác giả ngưỡng mộ, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em, ông đã đưa sự ngợi ca ấy vào những sáng tác của mình để truyền tải suy nghĩ của mình đến người đọc.
+ Ông muốn được quay trở lại tuổi thơ, để có thể sống cuộc sống hồn nhiên, hạnh phúc, sống lại “thời hoàng kim” đã qua trong đời.
Câu 2 (trang 81, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Mặc dù không ít lần nói tới danh xưng “họa sĩ”, nhưng trên thực tế, điều tác giả muốn bàn luận không chỉ bó hẹp trong phạm vi hội họa. Những từ ngữ nào trong văn bản đã giúp bạn nhận ra điều đó?
Phương pháp giải:
- Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.
- Đọc văn bản Yêu và đồng cảm.
- Chú ý những từ ngữ trong văn bản không nằm trong phạm vi hội họa.
- Liệt kê những từ ngữ cho thấy điều tác giả muốn bàn luận không chỉ bó hẹp trong phạm vi hội họa.
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ trong văn bản cho thấy điều tác giả muốn bàn luận không chỉ bó hẹp trong phạm vi hội họa:
- Tấm lòng, đồng cảm,
- Thế giới của Chân – Thiện – Mĩ,
- Trẻ em, tuổi thơ.
Câu 3 (trang 81, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Xác định nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản và đánh giá sự liên kết giữa các phần.
Phương pháp giải:
- Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.
- Đọc văn bản Yêu và đồng cảm.
- Nêu nội dung trọng tâm của từng phần đã được đánh số trong văn bản
- Chú ý nội dung và cách sử dụng các phép liên kết để đánh giá sự liên kết giữa các phần.
Lời giải chi tiết:
- Nội dung trọng tâm của từng phần được đánh số:
+ Đoạn (1): kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc trong phòng.
+ Đoạn (2): cái nhìn của người họa sĩ với mọi vật.
+ Đoạn (3): nhân cách vĩ đại của người nghệ sĩ.
+ Đoạn (4): tấm lòng đồng cảm với mọi thứ của người họa sĩ.
+ Đoạn (5): lòng đồng cảm của trẻ em, chất nghệ sĩ trong mỗi con người.
+ Đoạn (6): giá trị của tuổi thơ.
- Sự liên kết giữa các phần được đánh số trong văn bản:
+ Về nội dung: Nội dung của các phần đều có sự liên kết với nhau, nội dung đoạn sau có sự liên hệ với nội dung, vấn đề của đoạn trước như ở đoạn (1) nhắc đến cách nhìn đồ vật của chú bé khi xếp đồ giúp tác giả thì nối tiếp đó đoạn (2) nhắc đến cái nhìn mọi vật của người nghệ sĩ, có sự liên hệ với chú bé ở đoạn (1).
+ Về hình thức: Giữa các phần được đánh số đã có sự liên kết với nhau, được nối với nhau bởi các phép liên kết như đoạn (2) được liên kết với đoạn (3) bằng phép lặp những từ “họa sĩ”, “tấm lòng”,...
+ Giữa các phần được đánh số trong văn bản đã có sự liên kết chặt chẽ với nhau ở cả nội dung lẫn hình thức.
Câu 4 (trang 81, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Tác giả đã nêu lên những lí lẽ, bằng chứng nào để khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật?
Phương pháp giải:
- Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.
- Đọc văn bản Yêu và đồng cảm.
- Chú ý những câu văn nói về hoạt động sáng tạo nghệ thuật trong văn bản.
- Liệt kê những lý lẽ, bằng chứng mà tác giả dùng để khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
Lời giải chi tiết:
Những lí lẽ, bằng chứng khẳng định tầm quan trọng của sự đồng cảm:
- Mọi người nhìn dáng vẻ của cái cây với cái nhìn của khía cạnh thực tiễn, của thế giới Chân – Thiện, còn người nghệ sĩ nhìn cái cây ở khía cạnh hình thức, thưởng thức cái đẹp, cái Mĩ của cây.
- Người nghệ sĩ phải đồng điệu đồng cảm với đối tượng miêu tả để có thể tạo nên những tác phẩm xuất sắc nhất, trở thành người có nhân cách vĩ đại.
- Người nghệ sĩ phải có tấm lòng bao la, đồng cảm với mọi sự vật trên đời, đạt được cảnh giới “ta và vật một thể” trong sáng tạo nghệ thuật.
- Trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ phải để tâm trí bản thân trở về là một đứa trẻ, đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật hay đối tượng miêu tả để đồng cảm với chúng.
Câu 5 (trang 81, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Tác giả đã phát hiện ra những điều tương đồng gì giữa trẻ em và người nghệ sĩ? Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở nào?
Phương pháp giải:
- Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.
- Đọc văn bản Yêu và đồng cảm.
- Chỉ ra những điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ.
- Dựa vào đề tài của văn bản để đưa ra cơ sở hình thành sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả.
Lời giải chi tiết:
- Những điểm tương đồng giữa trẻ em và người nghệ sĩ:
+ Đều có tấm lòng đồng cảm, đồng cảm với mọi thứ từ con người, động vật đến thực vật.
+ Đều có tâm hồn trong sáng, ngây thơ, nhìn mọi vật với vẻ đẹp được nhân cách hóa, được lí tưởng hóa.
+ Cơ sở hình thành sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả:
Tâm hồn trẻ em luôn trong sáng, ngây thơ, cảm nhận mọi vật qua thế giới nội tâm.
Trẻ em đều giàu lòng đồng cảm, đồng cảm với tất cả mọi vật một cách chân thành nhất.
Trẻ nhỏ luôn đặt tình cảm vào mọi hành vi của chúng, có một tuổi thơ hạnh phúc, sống không lo nghĩ.
Câu 6 (trang 81, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Theo bạn, nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc ở phần 1, sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản Yêu và đồng cảm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.
- Đọc văn bản Yêu và đồng cảm.
- Đọc kí đoạn (1) của văn bản.
- Dựa vào sự liên kết về nội dung giữa các phần để nêu những ảnh hưởng nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đồ đạc ở phần 1 của văn bản.
Lời giải chi tiết:
Sự ảnh hưởng nếu không có đoạn kể về chú bé giúp tác giả sắp xếp đề đạc:
- Sức hấp dẫn và sự thuyết phục của văn bản sẽ bị giảm đi.
- Người đọc sẽ thấy mơ hồ khi bắt đầu đọc từ đoạn (2), dẫn đến việc khó có thể nắm bắt và hiểu được nội dung văn bản.
- Văn bản sẽ không còn mạch lạc, thiếu sự liên kết giữa đoạn mở đầu với những đoạn sau.
Câu 7 (trang 81, SGK Ngữ văn 10, tập 1)
Đề bài: Nhà thơ Xuân Diệu từng viết: “Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non” (Đôi mắt xanh non, trong tập Riêng chung, NXB Văn học, Hà Nội, 1960). Dựa vào nội dung văn bản Yêu và đồng cảm, hãy thử nêu lý do khiến nhà thơ Xuân Diệu đề nghị như vậy.
Phương pháp giải:
- Đọc, ôn tập phần Tri thức ngữ văn trang 72.
- Đọc văn bản Yêu và đồng cảm.
- Dựa vào ý nghĩa câu thơ và nội dung văn bản trên để đưa ra lí do khiến nhà thơ Xuân Diệu đề nghị như vậy.
Lời giải chi tiết:
Lí do khiến nhà thơ Xuân Diệu đề nghị như vậy:
- Đôi mắt xanh non là chỉ đôi mắt của trẻ con, nhìn đời một cách ngây thơ, hồn nhiên nhất để cảm nhận thế giới trong một màu hồng tươi đẹp.
- Nhìn đời bằng đôi mắt của trẻ nhỏ sẽ giúp ta cảm nhận cuộc sống dưới một góc độ tươi đẹp hơn, không có sự mệt mỏi và chỉ tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.
- Nhà thơ muốn quay trở lại tuổi thơ, trở lại hình hài của một đứa trẻ để cảm nhận được tình yêu, niềm hạnh phúc khi được vui chơi mà không cần lo nghĩ việc đời.
Kết nối đọc - viết
Sự đồng cảm tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề này
Phương pháp giải:
- Giới thiệu ngắn gọn về sự đồng cảm.
- Giải thích ý nghĩa của sự đồng cảm.
- Đưa ra những luận điểm, lí lẽ, bằng chứng chứng minh quan điểm trên.
- Khái quát, khẳng định lại vấn đề.
Lời giải chi tiết:
Một nhà văn Nga đẫ từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Con người cần có sự đồng cảm để sưởi ấm trái tim, gắn kết con người với con người, tạo nên một thế giới tươi đẹp. Đồng cảm là sự đồng điệu trong cảm xúc, là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ. Sự đồng cảm không chỉ là giữa người với người mà còn là sự đồng cảm giữa người với vật; cần có sự đồng cảm với mọi vật trên đời để có một tấm lòng cao cả, có một mối quan hệ tốt đẹp và hơn hết là một cuộc sống luôn hạnh phúc. Sự đồng cảm được thể hiện qua hành động như xây dựng nên những tổ chức Quỹ chữ thập đỏ, Trái tim cho em, Phong trào kế hoạch nhỏ thu gom giấy vụn, … mang tấm lòng đồng cảm đến mọi người. Hay đồng cảm với sự vật bằng cách hòa mình vào chúng, mang theo cái nhìn đầy tình cảm để thưởng thức và ngắm nhìn mọi vật một cách nhân tính hóa. Sự đồng cảm có vai trò quan trọng góp phần hoàn thiện nhân cách con người, xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, gắn bó hơn… Tuy nhiên thế hệ trẻ ngày nay vẫn còn một số bộ phận sống ích kỉ, thờ ơ với mọi thứ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Đồng cảm là một lối sống đẹp, một lối ứng xử giữa người với người cần được gìn giữ và phát huy. Lối ứng xử tốt đẹp đó không chỉ sưởi ấm lòng người khác, đem lại hạnh phúc cho chính mình mà đồng cảm còn tạo nên vẻ đẹp gắn kết của thế giới.
Unit 8: Technology and inventions
MỞ ĐẦU
Chuyên đề 2: Phương pháp quy nạp toán học và nhị thức Newton
Tác giả tác phẩm - Kết nối tri thức
SBT VĂN 10 TÂP 2 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SÓNG
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10