Nói và nghe
Quan sát tranh và cho biết:
- Tranh vẽ cảnh ở đâu?
- Cô giáo và các bạn học sinh đang làm gì?
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Tranh vẽ cảnh ở lớp học.
- Cô giáo đang dạy vẽ, các bạn học sinh đang vẽ tranh.
Đọc
Mít học vẽ tranh
Một hôm, Mít quyết định học vẽ tranh.
Cậu đến tìm Xanh xin một cây cọ cùng vài tuýp màu vẽ. Cũng hôm ấy, Hồng đến thăm Mít. Mít nói:
- Cậu ngồi xuống đây, mình vẽ tranh cho cậu.
Mít khuấy bột màu rồi vẽ Hồng với cái mũi màu hồng, đôi tai màu xanh nhạt. Mít vẽ tiếp đôi môi màu xanh thẫm, đôi mắt màu vàng.
Khi Mít vẽ xong, Hồng rất ngạc nhiên và thích thú vì khuôn mặt của mình có nhiều màu sắc. HỒng cười toe toát rồi cảm ơn Mít.
Lần đầu Mít vẽ tranh như vậy đó.
Theo Nô-xốp, Vũ Ngọc Bích dịch
Tìm trong bài đọc tiếng có vần uyp, uây, oet, anh.
Tìm ngoài bài đọc từ ngữ chứa tiếng có vần anh, ăn, ang.
M: đánh cờ, chơi bỏ khăn, xếp hàng
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Tìm trong bài đọc tiếng có vần:
- uyp: tuýp
- uây: khuấy
- oet: toét
- anh: tranh, xanh
Tìm ngoài bài đọc từ ngữ chứa tiếng có vần:
- anh: hành, bánh, chanh, lạnh, cánh, tránh,…
- ăn: lăn, băn khoăn, mặn, nhăn, vằn, chắn,…
- ang: trang, mang, vàng, cảng, rang, lang thang,…
Tìm hiểu bài
1. Mít tìm Xanh để làm gì?
2. Mít dùng những màu gì để vẽ khuôn mặt của Hồng?
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
1. Mít tìm xanh để xin một cây cọ cùng vài tuýp màu vẽ.
2. Mít dùng các màu: hồng, xanh nhạt, xanh thẫm, vàng để vẽ khuôn mặt của Hồng.
Viết
Câu 1:
1. Tập viết
- Tô chữ hoa: L.
- Viết: Lớp chúng mình rất vui và rất đoàn kết.
Phương pháp giải:
Chú ý:
- Viết đúng chính tả.
- Viết hoa chữ cái đầu câu.
Lời giải chi tiết:
Em chủ động tập viết bài.
Câu 2
2. Nhìn – viết
Mít vẽ Hồng với cái mũi màu hồng, đôi tai màu xanh nhạt. Mít vẽ tiếp đôi môi màu xanh thẫm, đôi mắt màu vàng, mái tóc màu cam.
Phương pháp giải:
Chú ý:
- Viết đúng chính tả.
- Viết hoa chữ cái đầu câu.
- Viết hoa tên riêng.
Lời giải chi tiết:
Em chủ động viết bài vào vở.
Câu 3
(3). Thay hình ngôi sao bằng chữ l hoặc chữ n:
Phương pháp giải:
Em quan sát các tranh và suy nghĩ để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Nặn đất sét
Chơi lắp ráp
Chơi rồng rắn lên mây
Câu 4
(4) Thay hình chiếc lá (chữ in đậm) bằng dấu hỏi hoặc dấu ngã:
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Học võ
Học kĩ năng sống
Học chơi bóng rổ
Nói và nghe
Nói với bạn lời cảm ơn hoặc lời xin lỗi khi:
- Bạn giúp em giải bài toán khó.
- Em lỡ tay làm hỏng bút của bạn.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân để nói lên suy nghĩ của mình.
Lời giải chi tiết:
- Bạn giúp em giải bài toán khó: Cảm ơn cậu đã giúp tớ giải bài toán này nhé!
- Em lỡ tay làm hỏng bút của bạn: Mình xin lỗi vì đã làm hỏng bút của cậu!
Viết
Viết vào vở lời cảm ơn hoặc xin lỗi mà em vừa nói.
Phương pháp giải:
Em chủ động viết bài vào vở.
Lời giải chi tiết:
- Cảm ơn cậu đã giúp tớ giải bài toán này nhé!
- Mình xin lỗi vì đã làm hỏng bút của cậu!
Hoạt động mở rộng
Hát bài Lớp chúng ta đoàn kết (Mộng Lân).
Lời giải chi tiết:
Em chủ động hát bài hát cùng các bạn.
Chủ đề 2. Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 1
Tiếng Việt 1 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tiếng Việt 1 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Toán lớp 1