Đọc
Đọc:
Mùa hoa
Dưới nắng ban mai
Ngàn hoa khoe sắc
Oải hương tím ngát
Nhụy hoa tỏa hương.
Huệ trắng khiêm nhường
Chò nâu xoay múa
Phượng hồng rực lửa
Cúc khoác áo vàng.
Tim tím hoa xoan
Nhẹ nhàng thanh thoát
Hoàng yến vui hát
Mùa hoa đến rồi.
Phạm Châu Lê
Tìm hiểu bài
1. Nêu tên hai, ba loài hoa được nhắc đến trong bài thơ.
2. Tìm từ chỉ màu sắc của hoa huệ.
Phương pháp giải:
Em đọc bài thơ để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
1. Loài hoa được nhắc đến trong bài thơ là: hoa oải hương, hoa huệ, hoa phượng, hoa cúc, hoa xoan,…
2. Từ chỉ màu sắc hoa huệ là: trắng.
Nói và nghe
Sự tích hoa ngọc lan
Phương pháp giải:
Em quan sát các tranh và trả lời câu hỏi ở từng tranh để hoàn thành câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
- Tranh 1: Thần sắc đẹp quyết định vẽ hoa và tặng hương thơm cho các loài hoa.
- Tranh 2: Thần đến gặp các loài hoa và hỏi chúng sẽ làm gì nếu có hương thơm.
- Tranh 3: Vì ngọc lan muốn nhường cho hoa cỏ. Bạn ấy không đẹp lại bị dày xéo hằng ngày. Hoa cỏ khổ lắm…
- Tranh 4: Cuối cùng, hoa ngọc lan có mùi hương thơm nhất.
Câu chuyện
SỰ TÍCH HOA NGỌC LAN
Ngày xưa, các loài hoa chỉ có lá, nên thần sắc đẹp quyết định vẽ hoa và tặng hương thơm cho chúng. Nhưng vì không đủ hương cho tất cả, nên thần quyết định chỉ tặng hương cho loài hoa có tấm lòng thơm thảo.
Thần đến gặp các loài hoa và hỏi chúng sẽ làm gì nếu có hương thơm. Hoa hồng muốn nhờ gió mang tặng cho tất cả. Thần hài lòng, tặng cho một làn hương. Còn râm bụt chỉ muốn tỏ vẻ với các loài hoa khác, nên thần không tặng.
Cứ thế, thần ban tặng gần hết bình hương thì gặp hoa ngọc lan. Khi được thần hỏi, ngọc lan ngập ngừng đáp:
- Con thích lắm, nhưng con muốn nhường cho hoa cỏ. Bạn ấy không đẹp lại bị dày xéo hằng ngày. Hoa cỏ khổ lắm…
Nói rồi, ngọc lan òa khóc. Thần cảm động, tặng cho ngọc lan phần hương nhiều hơn các loài hoa khác. Vì vậy, ngọc lan lúc nào cũng có mùi hương thơm hơn các loài hoa khác.
PHẦN 2: XÃ HỘI
Chủ đề 1. Làm quen với một số hình
TỰ NHIÊN
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 1
Toán lớp 1 tập 2 - Kết nối tri thức