Nói và nghe
Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? Với ai?
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Các bạn nhỏ trong tranh đang chơi cờ với ông, chơi đồ hàng với bà.
Đọc
Những trò chơi cùng ông bà
Khi còn nhỏ, bé thường chơi trốn tìm với ông bà. Lớn lên một chút, bé đã biết cùng ông bà đóng kịch, múa hát. Bé còn chơi làm bếp với ông bà. Vào lớp Một, bé biết đọc, biết viết. Bé có thể cùng ông bà đọc truyện. Bé cũng có thể cùng ông bà chơi cờ vua, thi vẽ tranh.
Được vui chơi cùng ông bà sẽ giúp bé thêm lớn khôn.
Theo Shi-mu-ra Yu-ko
Tìm trong bài đọc tiếng có vần ơi.
Tìm ngoài bài đọc tiếng có vần ơi, oi, ôi.
M: bơi lội, soi gương, thổi xôi
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc và dựa vào hiểu biết để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Tiếng trong bài đọc có vần ơi: chơi
2. Tiếng ngoài bài đọc có:
- Vần ơi: lời chào, xin mời, tập bơi, thời gian, nghỉ ngơi, bầu trời,…
- Vần oi: gà chọi, chiếu cói, củ tỏi, con voi, ngòi bút…
- Vần ôi: quả ổi, cái chổi, nồi cơm, cối xay, nổi bật, buổi tối, hồi hộp,…
Tìm hiểu bài
1. Nêu tên các trò chơi mà bạn nhỏ có thể chơi cùng ông bà khi bạn đã biết đọc, biết viết.
2. Em thích những trò chơi nào?
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
1. Các trò chơi mà bạn nhỏ có thể chơi cùng ông bà khi bạn đã biết đọc, biết viết là đọc truyện, chơi cờ vua, thi vẽ tranh.
2. Em tự chọn một trò chơi mà mình yêu thích để trả lời.
Viết
Câu 1:
1. Tập viết
- Tô chữ hoa: Ê.
- Viết: Êm êm lời bà ru.
Phương pháp giải:
Lưu ý:
- Viết đúng chính tả.
- Viết hoa chữ cái đầu câu.
Lời giải chi tiết:
Em chủ động tập viết bài.
Câu 2
2. Nghe – viết
Bé có thể cùng ông bà đọc truyện, chơi cờ vua. Được vui chơi cùng ông bà sẽ giúp bé thêm lớn khôn.
Phương pháp giải:
Lưu ý:
- Viết đúng chính tả.
- Viết hoa chữ cái đầu câu.
Lời giải chi tiết:
Em chủ động hoàn thành bài viết vào vở.
Câu 3
3. Thay hình ngôi sao bằng vần ôm hoặc vần ơm.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Nấu cơm
Câu tôm
Chó đốm
Câu 4
4. Thay hình ngôi sao bằng chữ ng hoặc chữ ngh.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và chọn chữ phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Ngắm trăng
Nghe nhạc
Cười nghiêng ngả
Nói và nghe
Giới thiệu với bạn về một người thân của em theo các gợi ý sau:
- Người thân của em tên là gì?
- Người đó thường cùng em làm gì?
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Chị Ly là chị gái của em.
- Chị em thường cùng em đọc truyện, xem phim, nghe nhạc.
Viết
Viết vào vở nội dung em vừa nói.
M: Anh của mình tên là Hưng. Anh em mình thường cùng nhau đá bóng.
Phương pháp giải:
Em chủ động hoàn thành bài viết vào vở.
Lời giải chi tiết:
Chị Ly là chị gái của em. Chị em thường cùng em đọc truyện, xem phim, nghe nhạc.
Hoạt động mở rộng
Vẽ một bức tranh để tặng người thân mà em yêu quý và ghi lời tặng dưới tranh.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và chủ động hoàn thành bài tập.
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Toán lớp 1
Tiếng Việt 1 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chủ đề 2. Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Toán lớp 1
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1