Bài 1. Khái niệm về khối đa diện
Bài 2. Phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng nhau của các khối đa diện
Bài 3. Phép vị tự và sự đồng dạng của các khối đa diện. Các khối đa diện đều
Bài 4. Thể tích của khối đa diện
Ôn tập chương I - Khối đa diện và thể tích của chúng
Câu hỏi trắc nghiệm chương I - Khối đa diện và thể tích của chúng
Đề bài
Hai đỉnh của một khối tám mặt đều được gọi là hai đỉnh đối diện nếu chúng không cùng thuộc một cạnh của khối đó. Đoạn thẳng nối hai đỉnh đối diện gọi là đường chéo của khối tám mặt đều. Chứng minh rằng trong khối tám mặt đều:
a) Ba đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường ;
b) Ba đường chéo đôi một vuông góc với nhau ;
c) Ba đường chéo bằng nhau.
Lời giải chi tiết
a) Giả sử là khối tám mặt đều. Ba đường chéo của nó là và .
Bốn điểm cách đều hai điểm S và S′ nên cùng nằm trên một mặt phẳng trung trực của SS'.
Mà AB=BC=CD=DA nên ABCD là hình thoi.
Do đó AC, BD cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường.
Tương tự ta cũng có ASCS' là hình thoi nên đường chéo AC, SS' cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường.
Vậy AC, BD, SS' cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường.
b) Từ câu a, ABCD là hình thoi nên AC ⊥ BD.
Tương tự AC⊥SS′ và BD⊥SS′.
Do đó AC, BD, SS' đôi một vuông góc với nhau.
c) Cách 1. Dễ thấy ΔABD = ΔSBD (c-c-c) nên các trung tuyến tương ứng bằng nhau tức là AO = SO
=> AC = SS', tương tự, AC = BD.
Vậy AC = BD = SS' (đpcm).
Cách 2. Vì SO ⊥ (ABCD) nên AO, OB là hình chiếu của SA, SB trên (ABCD)
Mà SA = SB ⇒ OA = OB ⇒ AC = DB.
Tương tự, AC = SS'.
Vậy AC = BD = SS'.
PHẦN 6: TIẾN HÓA
Chương 6. KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 12
Unit 13. The 22nd SEA Games
Chương 3: Amin, amino axit và protein