Bài 1. Khái niệm về khối đa diện
Bài 2. Phép đối xứng qua mặt phẳng và sự bằng nhau của các khối đa diện
Bài 3. Phép vị tự và sự đồng dạng của các khối đa diện. Các khối đa diện đều
Bài 4. Thể tích của khối đa diện
Ôn tập chương I - Khối đa diện và thể tích của chúng
Câu hỏi trắc nghiệm chương I - Khối đa diện và thể tích của chúng
Chứng minh rằng :
LG a
Tâm các mặt của một khối lập phương là các đỉnh của một khối tám mặt đều ;
Lời giải chi tiết:
Gọi M, N, P, Q, R, S lần lượt là tâm của các mặt ABCD, A’B’C’D’, ABB’A’, CDD’C’, BCC’B’, ADD’A’ của khối lập phương ABCD.A’B’C’D’.
Ta có, M là trung điểm AC và P là trung điểm AB'.
Do đó MP là đường trung bình của tam giác ACB' nên \(MP = \frac{1}{2}B'C = \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)
Tương tự MR=MQ=MS=NP=NR=NQ=NS\(= \frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)
Khi đó tám tam giác MPR, MRQ, MQS, MSP, NPR, NRQ, NQS, NSP là những tam giác đều, chúng làm thành khối đa diện với các đỉnh là \(M, N, P, Q, R, S\) mà mỗi đỉnh có \(4\) cạnh.
Vậy đó là khối tám mặt đều.
LG b
Tâm các mặt của một khối tám mặt đều là các đỉnh của một khối lập phương.
Lời giải chi tiết:
Xét khối tám mặt đều ABCDEF. Gọi O1, O2,O3,O4,O5,O6, O7, O8 lần lượt là trọng tâm của các mặt EAB, EBC, ECD, EDA, FAB, FBC, FCD, FDA.
- Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, BC.
Ta có: O1,O2 là trọng tâm ΔEAB, EBC nên:
\(\frac{{E{O_1}}}{{EM}} = \frac{{E{O_2}}}{{EN}} = \frac{2}{3}\)
=> O1 O2 // MN\( \Rightarrow \frac{{{O_1}{O_2}}}{{MN}} = \frac{2}{3}\)
Mà \(MN//AC,MN = \frac{1}{2}AC\)
\( \Rightarrow {O_1}{O_2} = \frac{2}{3}MN = \frac{2}{3}.\frac{1}{2}AC = \frac{1}{3}AC\) và \({O_1}{O_2}//AC\)
Tương tự \({O_3}{O_4}//AC;{O_3}{O_4} = \frac{1}{3}AC\)
=> O1 O2 // O3 O4 và O1 O2 = O3 O4
=> Tứ giác O1 O2 O3 O4 là hình bình hành.
Lại có: O1 O4 // BD, O1 O4=BD/3 kết hợp (*) và lưu ý rằng AC = DB, AC ⊥ BD
=> O1 O2=O1 O4, O1 O2 ⊥ O1 O4 nên tứ giác O1 O2 O3 O4 là hình vuông.
- Tương tự ta có: O1 O2 O6 O5, O2 O3 O7 O6, O3 O4O8 O7, O4 O1 O5 O8, O5 O6 O7 O8 là các hình vuông.
Vậy O1, O2,O3,O4,O5,O6, O7, O8 là các đỉnh của một khối lập phương.
Chú ý: Giả sử cạnh của khối tám mặt đều là \(a\) thì cạnh của khối lập phương \(O_1O_2O_3O_4O_5O_6O_7O_8\) là \({2 \over 3}.{{a\sqrt 2 } \over 2} = {{a\sqrt 2 } \over 3}\)
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 5 – Hóa học 12
Bài 25. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Bài 31. Vấn đề phát triển thương mai, du lịch
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Hóa học lớp 12