Bài 1. Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
Bài 2. Đồ thị của hàm số y=ax^2 (a ≠ 0)
Bài 3. Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Bài 5. Công thức nghiệm thu gọn
Bài 6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng
Bài 7. Phương trình quy về phương trình bậc hai
Bài 8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Ôn tập chương IV. Hàm số y=ax^2 (a khác 0). Phương trình bậc hai một ẩn
Giải các phương trình sau:
LG a
LG a
\(9{x^4} - 10{x^2} + 1 = 0\)
Phương pháp giải:
Đặt ẩn phụ \(t = {x^2}(t \ge 0)\) để đưa phương trình về phương trình bậc hai ẩn \(t.\)
Giải phương trình ẩn \(t\) ta tìm được \(t\) từ đó so sánh điều kiện để tìm ra \(x.\)
Lời giải chi tiết:
Đặt \({x^2} = t\,,t \ge 0\) ta có \(9{t^2} - 10t + 1 = 0\)
Phương trình này có \(a + b + c = 9 + \left( { - 10} \right) + 1 = 0\) nên phương trình có hai nghiệm \(\left[ \begin{array}{l}t = 1\left( {\,thỏa\,mãn} \right)\\t = \dfrac{1}{9}\left( {\,thỏa\,mãn} \right)\end{array} \right.\)
+ Với \(t = {t_1} = 1\) ta có \({x^2} = 1 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\\x = - 1\end{array} \right.\)
+ Với \(t = {t_2} = \dfrac{1}{9}\) ta có \({x^2} = \dfrac{1}{9} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{1}{3}\\x = - \dfrac{1}{3}\end{array} \right.\)
Vậy phương trình đã cho có bốn nghiệm phân biệt \(x = 1;x = - 1;x = \dfrac{1}{3};x = - \dfrac{1}{3}\).
LG b
LG b
\(5{x^4} + 2{x^2} - 16 = 10 - {x^2}\)
Phương pháp giải:
Đặt ẩn phụ \(t = {x^2}(t \ge 0)\)để đưa phương trình về phương trình bậc hai ẩn \(t.\)
Giải phương trình ẩn \(t\) ta tìm được \(t\) từ đó so sánh điều kiện để tìm ra \(x.\)
Lời giải chi tiết:
Ta có \(5{x^4} + 2{x^2} - 16 = 10 - {x^2}\)\( \Leftrightarrow 5{x^4} + 3{x^2} - 26 = 0\)
Đặt \({x^2} = t\,\left( {t \ge 0} \right)\) ta có phương trình \(5{t^2} + 3t - 26 = 0\)
Ta có \(\Delta = {3^2} - 4.5.\left( { - 26} \right) = 529 > 0\)\( \Rightarrow \sqrt \Delta = 23\)
Phương trình có hai nghiệm \(t_1 = \dfrac{{ - 3 + 23}}{{2.5}} = 2\left( {\,thỏa \,mãn} \right);\) \(t_2 = \dfrac{{ - 3 - 23}}{{2.5}} = - \dfrac{{13}}{5}\left( \, loại \right)\)
Với \(t = 2 \Rightarrow {x^2} = 2 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \sqrt 2 \\x = - \sqrt 2 \end{array} \right.\)
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm \(x = \sqrt 2 ;x = - \sqrt 2 .\)
LG c
LG c
\(0,3{x^4} + 1,8{x^2} + 1,5 = 0\)
Phương pháp giải:
Đặt ẩn phụ \(t = {x^2}(t \ge 0)\)để đưa phương trình về phương trình bậc hai ẩn \(t.\)
Giải phương trình ẩn \(t\) ta tìm được \(t\) từ đó so sánh điều kiện để tìm ra \(x.\)
Lời giải chi tiết:
\(0,3{x^4} + 1,8{x^2} + 1,5 = 0 \Leftrightarrow {x^4} + 6{x^2} + 5 = 0\)
Đặt \({x^2} = t\,\left( {t \ge 0} \right)\) ta có phương trình \({t^4} + 6{t^2} + 5 = 0\)
Nhận thấy phương trình này có \(a - b + c = 1 - 6 + 5 = 0\) nên nó có hai nghiệm \(\left[ \begin{array}{l}t = - 1\left( \,loại \right)\\t = - 5\left( \,loại \right)\end{array} \right.\)
Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.
Chú ý:
Ta cũng có thể nhận xét rằng vế trái bằng \({x^4} + 6{x^2} + 5 \ge 5\) còn vế phải bằng 0 nên phương trình vô nghiệm.
LG d
LG d
\(2{x^2} + 1 = \dfrac{1}{{{x^2}}} - 4\)
Phương pháp giải:
Đặt ẩn phụ \(t = {x^2}(t \ge 0)\)để đưa phương trình về phương trình bậc hai ẩn \(t.\)
Giải phương trình ẩn \(t\) ta tìm được \(t\) từ đó so sánh điều kiện để tìm ra \(x.\)
Lời giải chi tiết:
Điều kiện : \(x \ne 0.\)
Khử mẫu và biến đổi ta được
\(\begin{array}{l}2{x^4} + {x^2} = 1 - 4{x^2}\\ \Leftrightarrow 2{x^4} + 5{x^2} - 1 = 0\end{array}\)
Đặt \({x^2} = t\left( {t \ge 0} \right)\) ta có \(2{t^2} + 5t - 1 = 0\)
\(\Delta = {\left( { - 5} \right)^2} - 4.2\left( { - 1} \right) = 33 > 0\) nên phương trình có hai nghiệm \(\left[ \begin{array}{l}t = \dfrac{{ - 5 + \sqrt {33} }}{4}\left( \,nhận \right)\\t = \dfrac{{ - 5 - \sqrt {33} }}{4}\left( \,loại \right)\end{array} \right.\)
Với \(t = \dfrac{{ - 5 + \sqrt {33} }}{4} \)\(\Rightarrow {x^2} = \dfrac{{\sqrt {33} - 5}}{4}\)\( \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \sqrt {\dfrac{{\sqrt {33} - 5}}{4}} \\x = - \sqrt {\dfrac{{\sqrt {33} - 5}}{4}} \end{array} \right.\)
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm \(x = \pm \sqrt {\dfrac{{\sqrt {33} - 5}}{4}} \)
Đề thi giữa kì 1 - Sinh 9
Bài 3: Dân chủ và kỷ luật
Bài 2. Dân số và gia tăng dân số
SOẠN VĂN 9 TẬP 1
Đề thi vào 10 môn Anh Đồng Nai