Đề bài
CHƯƠNG 1: ESTE – LIPIT
A. CÂU HỎI LÝ THUYẾT:
ESTE
Câu 1: Công thức phân tử của este tạo bởi axit no đơn chức, mạch hở và ancol no, đơn chức. mạch hở có dạng:
A. CnH2n-2O2 (n ≥ 3). C. CnH2nO2 (n ≥ 2).
B. CnH2nO2 (n ≥ 3). D. CnH2n-2O2 (n ≥ 4).
Câu 2: Este có CTPT C3H6O2 có số đồng phân là:
A. 4. B. 5.
C. 3. D. 2.
Câu 3: Vinyl axetat là tên gọi của hợp chất nào sau đây ?
A. HCOOC2H5
B. CH2=CH-COOCH3
C. C2H5COOCH3
D. CH3COOCH=CH2.
Câu 4: Metyl propionat là tên gọi của hợp chất nào sau đây ?
A. HCOOC2H5
B. CH2=CH-COOCH3
C. C2H5COOCH3
D. HCOOCH=CH2.
Câu 5: Hợp chất X có CTPT C4H8O2. Khi thủy phân X trong dd NaOH thu được muối C2H3O2Na. CTCT của X là:
A. HCOOC3H7.
B. C2H5COOCH3.
C. CH3COOC2H5.
D. C3H7COOH.
Câu 6: Hợp chất X có CTPT C4H8O2. Khi thủy phân X trong dd NaOH thu được muối CHO2Na. CTCT của X là:
A. HCOOC3H7.
B. C2H5COOCH3.
C. CH3COOC2H5.
D. C3H7COOH.
Câu 7: Thuỷ phân hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat trong dd NaOH đun nóng, sau phản ứng ta thu được
A. 1 muối và 1 ancol.
B. 1 muối và 2 ancol.
C. 2 muối và 1 ancol.
D. 2 muối và 2 ancol.
Câu 8: Khi nói về este vinyl axetat, mệnh đề nào sau đây không đúng?
A. Xà phòng hóa cho ra 1 muối và 1 anđehit.
B. Không thể điều chế trực tiếp từ axit hữu cơ và ancol.
C. Vinyl axetat là một este không no, đơn chức.
D. Thuỷ phân este trên thu được axit axetic và axetilen.
Câu 9: Este C4H8O2 có gốc ancol là etyl thì axit tạo nên este đó là:
A. axit oxalic.
B. axit butiric.
C. axit propionic.
D. axit axetic.
Câu 10: Cặp chất nào sau đây dùng để điều chế vinylaxetat bằng một phản ứng trực tiếp?
A. CH3COOH và C2H3OH.
B. C2H3COOH và CH3OH.
C. CH3COOH và C2H2.
D. CH3COOH và C2H5OH.
Câu 11: Cho este CH3COOC6H5 tác dụng với dd KOH dư. Sau phản ứng thu được muối hữu cơ gồm:
A. CH3COOK và C6H5OH.
B. CH3COOK và C6H5OK.
C. CH3COOH và C6H5OH.
D.CH3COOHvà C6H5OK.
Câu 12: Tên gọi của este có mạch cacbon thẳng, có thể tham gia phản ứng tráng bạc, có CTPT C4H8O2 là
A. n-propyl fomat.
B. isopropyl fomat.
C. etyl axetat.
D. metyl propionat.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. este nhẹ hơn nước và tan nhiều trong nước.
B. este no, đơn chức, mạch hở có công thức CnH2nO2 (n ≥ 2).
C. phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
D. đốt cháy este no, đơn chức thu được nCO2>nH2O.
Câu 14: Nhiệt độ sôi của các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần đúng là
A. HCOOH < CH3COOH < C2H5OH.
B. CH3COOCH3 < C2H5OH < CH3COOH.
C. CH3OH < CH3COOH < C6H5OH.
D. HCOOH < CH3OH < CH3COOH
Câu 15: Nhiệt độ sôi của các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần đúng là
A. HCOOH < CH3COOH < C2H5OH<CH3CHO.
B. CH3CHO < HCOOCH3 < C2H5OH < CH3COOH.
C. CH3CHO < CH3OH < CH3COOH < C6H5OH.
D. CH3CHO < HCOOH < CH3OH < CH3COOH.
Câu 16: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng:
A. Xà phòng hóa
B. Hydrat hóa
C. Cracking
D. Sự lên men
Câu 17: Cho các chất: C6H5OH, HCHO, CH3CH2OH, C2H5OC2H5, CH3COCH3, HCOOCH3, CH3COOCH3, CH3COOH, HCOOH, HCOONa tác dụng với dd AgNO3/NH3, đun nóng. Số phản ứng xảy ra là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 18: Cho các chất lỏng nguyên chất: HCl, C6H5OH, CH3CH2OH, CH3COOCH3, CH3COOH lần lượt tác dụng với Na. Số phản ứng xảy ra là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 19: Cho lần lượt các chất: HCl, C6H5OH, CH3CH2OH, CH3COOCH3, CH3COOH tác dụng với dd NaOH, đun nóng. Số phản ứng xảy ra là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 20: Thuỷ phân hỗn hợp metyl axetat và etyl fomiat trong dd NaOH đun nóng, sau phản ứng ta thu được
A. 1 muối và 1 ancol.
B. 1 muối và 2 ancol.
C. 2 muối và 1 ancol.
D. 2 muối và 2 ancol.
Câu 21: Este nào sau đây thủy phân trong môi trường axit cho hỗn hợp 2 chất hữu cơ đều tham gia p.ứ tráng bạc ?
A. CH3COOC2H5.
B. HCOOCH=CH2.
C. HCOOC3H7.
D. CH3COOC6H5.
Câu 22: Thủy phân vinylaxetat bằng dd KOH vừa đủ. Sản phẩm thu được là
A. CH3COOK, CH2=CH-OH.
B. CH3COOK, CH3CHO.
C. CH3COOH, CH3CHO.
D.CH3COOK, CH3CH2OH.
Câu 23: Este nào sau đây thủy phântrong môi trường axit cho 2 chất hữu cơ đều tham gia phản ứng tráng bạc ?
A. CH3COOC6H5.
B. CH3COOCH=CH2.
C. CH3COOC2H5.
D. HCOOCH=CH2.
Câu 24: Este CH3COOCH=CH2 tác dụng được với chất nào sau đây ?
A. H2/Ni,t0.
B. Br2.
C. NaOH.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 25: Đặc điểm của phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là:
A. thuận nghịch.
B. một chiều.
C. luôn sinh ra axit và ancol
D. xảy ra nhanh ở nhiệt độ thường.
Câu 26: Cho các chất sau: CH3COOCH3 (1), CH3COOH (2), HCOOC2H5 (3), CH3CHO (4). Chất nào khi tác dụng với NaOH cho cùng một loại muối là CH3COONa ?
A. (1), (4).
B. (2), (4).
C. (1), (2).
D. (1), (3).
Câu 27: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất ?
A. C4H9OH.
B. C3H7COOH.
C. CH3COOC2H5.
D. C6H5OH.
Câu 28: Cho các chất lỏng nguyên chất: HCl, C6H5OH, CH3CH2OH, CH3COOCH3, CH3COOH. Số chất tác dụng với NaOH nhưng không tác dụng với Na là:
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5.
Câu 29 : Este X có CTPT là C3H6O2 , có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3COOCH3.
B. CH3COOC2H5.
C. C2H5COOH.
D. HCOOC2H5.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. CH3COO-CH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.
B. CH3COO-CH=CH2 tác dụng được với dd Br2 hoặc cộng H2/Ni,t0.
C. CH3COO-CH=CH2 tác dụng với NaOH thu được muối và anđehit.
D. CH3COO-CH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CH-COOCH3.
Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức X, thể tích CO2 sinh ra bằng thể tích O2 phản ứng (ở cùng điều kiện). Este X là:
A. metyl axetat
B. metyl fomiat.
C. etyl axetat.
D. metyl propionat.
Câu 32: Este có CTPT C4H8O2 có số đồng phân là:
A. 4. B. 5.
C. 3. D. 2.
Câu 33: Mệnh đề nào sau đây không đúng?
A. Metyl fomat có CTPT là C2H4O2.
B. Metyl fomat là este của axit etanoic.
C. Metyl fomat có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
D. Thuỷ phân metyl fomat tạo thành ancol metylic và axit fomic.
Câu 34: Metyl acrylat có công thức cấu tạo thu gọn là
A. C2H5COOCH3.
B. CH3COOC2H5.
C. CH2=CHCOOCH3.
D. CH3COOCH3.
Câu 35: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Hợp chất CH3COOC2H5 thuộc loại este.
B. este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử là CnH2nO2 (n ≥ 2).
C. Este là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm COO.
D. Este là sản phẩm của phản ứng giữa axit và ancol.
LIPIT – CHẤT BÉO – XÀ PHÒNG
Câu 1: Chất béo là trieste của
A. glixerol với axit hữu cơ.
B. glixerol với axit béo.
C. glixerol với vô cơ.
D. ancol với axit béo.
Câu 2: Axit nào sau đây không phải là axit béo:
A. Axit strearic.
B. Axit oleic.
C. Axit panmitic.
D. Axit axetic.
Câu 3: Trieste của glixerol với các axit cacboxylic đơn chức có mạch cacbon dài không phân nhánh, gọi là :
A. Chất béo
B. Protein.
C. Cacbohidrat.
D. Polieste.
Câu 4: Khi xà phòng hóa tristearin bằng dd NaOH, thu được sản phẩm là:
A. C17H35COONa và glixerol.
B. C15H31COOH và glixerol.
C. C17H35COOH và glixerol.
D. C15H31COONa và etanol.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Mở động vật chủ yếu chứa các gốc axit béo no, tồn tại ở trạng thái rắn.
B. Dầu thực vật chủ yếu chứa các gốc axit béo không no, tồn tại ở trạng thái lỏng.
C. Hidro hóa dầu thực vật (dạng lỏng) sẽ tạo thành mỡ (dạng rắn).
D. Chất béo nhẹ hơn nước và tan nhiều trong nước.
Câu 6: Khi thủy phân tripanmitin trong môi trường axit, thu được sản phẩm là:
A. C17H35COONa và glixerol.
B. C15H31COOH và glixerol.
C. C17H35COOH và glixerol.
D. C15H31COONa và glixerol.
Câu 7: Để biến một số dầu (lỏng) thành mở (rắn) hoặc bơ nhân tạo, thực hiện phản ứng nào sau đây ?
A. hidro hóa (Ni,t0).
B. xà phòng hóa.
C. làm lạnh.
D. cô cạn ở nhiệt độ cao.
Câu 8: Triolein có công thức là:
A. (C17H35COO)3C3H5.
B. (CH3COO)3C3H5.
C. (C15H31COO)3C3H5.
D. (C17H33COO)3C3H5.
Câu 9: Khi xà phòng hóa triolein bằng dd NaOH, thu được sản phẩm là:
A. C17H35COONa và glixerol.
B. C17H33COOH và glixerol.
C. C17H33COONa và glixerol.
D. C15H31COONa và etanol.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. khi hidro hóa chất béo lỏng (dầu) sẽ thu được chất béo rắn (mỡ).
B. khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm sẽ thu được glixerol và xà phòng.
C. khi thủy phân chất béo trong môi trường axit sẽ thu được glixerol và các axit béo.
D. khi thủy phân chất béo trong môi trường axit sẽ thu được các muối và ancol.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Chất béo không tan trong nước.
B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
D. Chất béo là trieste của glixerol với axit cacboxylic có mạch cacbon dài, không phân nhánh.
Câu 12: Số trieste thu được khi cho glixerol phản ứng với hỗn hợp gồm axit stearic và axit oleic là:
A. 3. B. 4.
C. 5. D. 6.
B. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP
DẠNG 1: THỦY PHÂN ESTE TRONG MÔI TRƯỜNG KIỀM
Câu 1: Thủy phân hoàn toàn 8,8g este đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được 8,2 g muối hữu cơ Y và một ancol Z. Tên gọi của X là:
A. etyl fomat
B. etyl propionat
C. etyl axetat
D. propyl axetat
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn 8,8g este đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ, thu được muối hữu cơ Y và 4,6g ancol Z. Tên gọi của X là:
A. etyl fomat
B. etyl propionate
C. etyl axetat
D. propyl axetat.
Câu 3: Cho 3,7 gam este no, đơn chức, mạch hở tác dạng hết với dd KOH, thu được muối và 2,3 gam ancol etylic. Công thức của este là:
A. CH3COOC2H5
B. C2H5COOCH3
C. C2H5COOC2H5
D. HCOOC2H5.
Câu 4 : Xà phòng hóa 8,8 gam etylaxetat bằng 150ml dd NaOH 1M. Sau khi p.ứ xảy ra hoàn toàn, cô cạn dd thu được chất rắn khan có khối lượng là:
A. 3,28 g B. 8,56 g
C. 10,20 g D. 8,25 g
Câu 5: Xà phòng hóa 8,8 gam etylaxetat bằng 50ml dd NaOH 1M. Sau khi p.ứ xảy ra hoàn toàn, cô cạn dd thu được chất rắn khan có khối lượng là:
A. 4,1 g B. 8,5 g
C. 10,2 g D. 8,2 g
Câu 6 : Một hỗn hợp X gồm etyl axetat và etyl fomiat. Thủy phân 8,1 g hỗn hợp X cần 200ml dd NaOH 0,5M. Phần trăm về số mol của etylaxetat trong hỗn hợp là:
A. 75% B. 15%
C. 50% D. 25%.
Câu 7 : Cho 10,4 g hỗn hợp X gồm axit axetic và etyl axetat tác dụng vừa đủ với 150g dung dịch NaOH 4%. Phần trăm khối lượng của etyl axetat trong hỗn hợp là:
A. 22%. B. 42,3%.
C. 57,7%. D. 88%.
DẠNG 2: ĐỐT CHÁY
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol este thu được 19,8g CO2 và 0,45 mol H2O. Công thức phân tử este là
A. C2H4O2 B. C3H6O2
C. C4H8O2 D. C5H10O2
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 3,7g một este đơn chức X thu được 3,36 lit khí CO2 (đktc) và 2,7g nước. CTPT của X là:
A. C2H4O2 B. C3H6O2
C. C4H8O2 D. C5H8O2
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng KOH dư, thấy khối lượng bình tăng 9,3 gam. Số mol CO2 và H2O sinh ra lần lượt là:
A. 0,1 và 0,1. B. 0,15 và 0,15.
C. 0,25 và 0,05. D. 0,05 và 0,25.
Câu 4: Đốt cháy hoàn 4,4 gam một este no, đơn chức A, rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. CTPT của A là:
A. C2H4O2. B. C3H6O2.
C. C5H10O2. D. C4H8O2.
Câu 5: Đốt cháy hoàn 4,4 gam một este no, đơn chức A, rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng nước vôi trong thu được 10 gam kết tủa và ddX. Đung kỹ ddX thu được 5 gam kết tủa nữa. Công thức phân tử của A là:
A. C2H4O2. B. C3H6O2.
C. C3H4O2. D. C4H8O2.
DẠNG 3: HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG ESTE HÓA
Câu 1: Thực hiện phản ứng este hóa m (gam) axit axetic bằng một lượng vừa đủ ancol etylic (xt H2SO4 đặc), thu được 0,02 mol este (giả sử hiệu suất phản ứng đạt 100%) thì giá trị của m là:
A. 2,1g B. 1,2g
C. 1,1g D. 1,4 g
Câu 2: Đun 12g axit axetic với một lượng dư ancol etylic (có H2SO4 đặc xt). Đến khi phản ứng kết thúc thu được 11g este. Hiệu suất phản ứng este hóa là:
A. 70% B. 75%
C. 62,5% D. 50%
Câu 3 : Cho 6 g axit axetic tác dụng với 9,2 g ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng). Sau p.ứ thu được 4.4 g este. Hiệu suất của p.ứ este hóa là:
A. 75% B. 25%
C. 50% D. 55%
Câu 4 : Cho 12 g axit axetic tác dụng với 4,6 g ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng). Sau p.ứ thu được 4.4 g este. Hiệu suất của p.ứ este hóa là:
A. 75% B. 25%
C. 50% D. 55%
Câu 5 : Cho 6 g axit axetic tác dụng với 9,2 g ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng), với hiệu suất đạt 80%. Sau p.ứ thu được m gam este. Giá trị của m là:
A. 2,16g B. 7,04g
C. 14,08g D. 4,80 g
DẠNG 4: MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ CHẤT BÉO
Câu 1: Đun nóng lipit cần vừa đủ 40 kg dung dịch NaOH 15%, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng glixerin thu được là:
A. 13,800 kg B. 9,200kg
C. 6,975 kg D. 4,600 kg
Câu 2: Khối lượng Glyxêrin thu được khi đun nóng 2,225 kg chất béo (loại Glyxêrin tristearat) có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH. (coi như phản ứng xảy ra hoàn toàn):
A. 0,184 kg B. 0, 89 kg.
C. 1, 78 kg D. 1, 84 kg
Câu 3: Khi cho 178 kg chất béo trung tính, phản ứng vừa đủ với 120 kg dung dịch NaOH 20%, giả sử phản ứng hoàn toàn. Khối lượng xà phòng thu được là
A. 146,8 kg B. 61,2 kg
C. 183,6 kg D. 122,4 kg.
Câu 4: Thể tích H2 (đktc) cần để hiđro hóa hoàn toàn 1 tấn Olein (Glyxêrin trioleat) nhờ chất xúc tác Ni:
A. 7601,8 lít B. 76018 lít
C. 7,6018 lít D. 760,18 lít.
Câu 5: Khối lượng Olein cần để sản xuất 5 tấn Stearin là:
A. 4966,292 kg B. 49,66 kg
C. 49600 kg D. 496,63 kg.
CHƯƠNG II: CACBOHIĐRAT
A. MỘT SỐ CÂU HỎI LÝ THUYẾT
Câu 1: Cacbohiđrat thuộc loại đissaccarit là:
A. Tinh bột. B. Xenlulozơ.
C. Saccarozơ. D.Glucozơ.
Câu 2: Hai chất đồng phân của nhau là:
A. Fructozơ và glucozơ. B. Mantozơ và glucozơ.
C. Fructozơ và mantozơ. D. Saccarozơ và glucozơ.
Câu 3: Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng
A. với axit H2SO4. B. với kiềm.
C. với dd iôt. D. thuỷ phân.
Câu 4: Phản ứng với chất nào sau đây, glucozơ và fructozơ đều thể hiện tính oxi hóa ?
A. Phản ứng với H2/Ni,t0.
B. Phản ứng với Cu(OH)2/OH-,t0.
C. Phản ứng với dd AgNO3/NH3,t0.
D. Phản ứng với dd Br2.
Câu 5: Một cacbohiđrat (Z) có các phản ứng diễn ra theo sơ đồ chuyển hóa sau:
Z\(\xrightarrow{\text{Cu(OH}{{\text{)}}_{\text{2}}}\text{/NaOH}}\)dd xanh lam \(\xrightarrow{{{\text{t}}^{\text{0}}}}\) kết tủa đỏ gạch. Vậy Z không thể là
A. glucozơ.
B. saccarozơ.
C. fructozơ.
D. Tất cả đều sai.
Câu 6: Cho các dd sau: HCOOH, CH3COOH, CH3COOC2H5, C3H5(OH)3, glucozơ, fructozơ, saccarozơ, C2H5OH, tinh bột, xelulozơ. Số lượng dung dịch có thể hoà tan được Cu(OH)2 là:
A. 4. B. 5.
C. 6. D. 7.
Câu 7: Cho dãy các chất: C2H2, HCHO, HCOOH, HCOOCH3, C2H5COOCH3, CH3CHO, (CH3)2CO, glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xelulozơ. Số chất tham gia phản ứng tráng bạc là:
A. 6. B. 7.
C. 5. D. 4.
Câu 8: Cacbohiđrat đều thuộc loại polisaccarit là:
A.Tinh bột, xenlulozơ.
B. Fructozơ, glucozơ.
C. Saccarozơ, mantozơ.
D.Glucozơ, tinh bột.
Câu 9:Fructozơ không phản ứng với
A. AgNO3/NH3,t0. B. Cu(OH)2/OH-.
C. H2/Ni,t0. D. nước Br2
Câu 10: Có các thuốc thử: H2O (1); dd I2 (2); Cu(OH)2 (3); AgNO3/NH3 (4); Quỳ tím (5). Để nhận biết 4 chất rắn màu trắng là glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ có thể dùng những thuốc thử nào sau đây?
A. (1), (2), (5). B. (1), (4), (5).
C. (1), (2), (4). D. (1), (3), (5).
Câu 11: Cho các dd sau: tinh bột, xelulozơ, glixerol, glucozơ, saccarozơ, etanol, protein. Số lượng chất tham gia phản thủy phân là:
A. 4. B. 5.
C. 6. D. 3.
Câu 12: Chọn câu đúng:
A. Xenlulozơ có phân tử khối lớn hơn nhiều so với tinh bột.
B. Xenlulozơ và tinh bột có khối lượng phân tử nhỏ.
C. Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột.
D. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau.
Câu 13: Phát biểu không đúng là:
A. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ và tinh bột (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
B. Dd glucozơ và fructozơ đều tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa đỏ gạch Cu2O .
C. Dd glucozơ và fructozơ hoà tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
D. Thủy phân (xúc tác H+, to) saccarozơ cho sản phẩm không tham gia phản ứng tráng bạc.
Câu 14: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là:
A. Tinh bột.
B. Saccarozơ.
C. Xenlulozơ.
D. Protein.
Câu 15: Phán ứng nào sau đây chứng tỏ glucozơ có 5 nhóm (-OH) ?
A. Glucozơ tác dụng với dd brom
B. Glucozơ tác dụng với H2/Ni, t0
C. Glucozơ tác dụng với dd AgNO3/NH3
D. Glucozơ tác dụng với (CH3CO)2O, xúc tác piriđin
Câu 16: Dựa vào tính chất nào để kết luận tinh bột, xenlulozơ là những polime thiên nhiên có CTPT là (C6H10O5)n ?
A. Tinh bột và xenlulozơ khi bị đốt cháy đều cho CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol 6:5.
B. Tinh bột và xenlulozơ khi bị thuỷ phân đến cùng đều cho glucozơ.
C. Tinh bột và xenlulozơ đều tan trong nước.
D. Tinh bột và xenlulozơ đều có thể làm thức ăn cho người và gia súc.
Câu 17: Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng được với dd AgNO3/NH3 là:
A. C2H2, C2H5OH, glucozơ.
B. C3H5(OH)3, glucozơ, CH3CHO.
C. C2H2, C2H4, C2H6.
D. glucozơ, C2H2, CH3CHO.
Câu 18: Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fructozơ có nhóm chức CHO.
B. Thủy phân xelulozơ thu được glucozơ.
C. thủy phân tinh bột thu được glucozơ và fructozơ.
D. Cả xelulozơ và tinh bột đều có phản ứng tráng bạc.
Câu 19: Thực hiện phản ứng tráng bạc có thể phân biệt được từng cặp dd nào sau đây?
A. Glucozơ và saccarozơ.
B. axit fomic và ancol etylic.
C. saccarozơ và mantozơ.
D. Tất cả đều được.
Câu 20: Điểm khác nhau giữa tinh bột và xenlulozơ là:
A. Cấu trúc mạch phân tử.
B. phản ứng thuỷ phân.
C. độ tan trong nước.
D.thuỷ phân phân tử.
A. nhóm chức ancol.
B. nhóm chức anđehit.
C. nhóm chức axit.
D. nhóm chức xeton.
Câu 22: Phát biểu nào dưới đây về ứng dụng của xenlulozơ là không đúng?
A. Là nguyên liệu sản xuất ancol etylic.
B. Dùng để sản xuất một số tơ nhân tạo.
C. Dùng làm vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình, sản xuất giấy.
D. Làm thực phẩm cho con người.
Câu 23: Saccarozơ, xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng
A. màu với iot.
B. với dd NaCl.
C. tráng bạc.
D. thuỷ phân trong môi trường axit.
Câu 24: Quá trình thủy phân tinh bột bằng enzim không xuất hiện chất nào sau đây ?
A. Đextrin.
B. Saccarozơ.
C. Mantozơ.
D. Glucozơ.
Lời giải chi tiết
A. Lí thuyết
Chương 1:
Este
1. C | 6. A | 11. B | 16. A | 21. B | 26. C | 31. A |
2. D | 7. B | 12. A | 17. C | 22. B | 27. C | 32. A |
3. D | 8. D | 13. B | 18. C | 23. D | 28. C | 33. B |
4. C | 9. D | 14. B | 19. B | 24. A | 29. D | 34. C |
5. C | 10. C | 15. B | 20. D | 25. A | 30. D | 35. C |
Lipit – Chất béo – Xà phòng
1. B | 3. A | 5. D | 7. A | 9. B | 11. C |
|
2. B | 4. A | 6. D | 8. D | 10. D | 12. B |
|
B. Một số dạng bài tập
Dạng 1
1. C | 2. B | 3. D | 4. C | 5. A | 6. C | 7. B |
Dạng 2
1. B | 2. B | 3. B | 4. D | 5. D |
Dạng 3
1. B | 2. C | 3. C | 4. C | 5. B |
Dạng 4
1. B | 2. B | 3. B | 4. D | 5. D |
Chương II: Cacbohidrat
A. Một số câu hỏi lý thuyết
1. C | 7. A | 13. D | 19. B | 25. A | 31. B | 37. B |
2. A | 8. A | 14. D | 20. A | 26. D | 32. D | 38. B |
3. C | 9. D | 15. D | 21. A | 27. A | 33. A | 39. B |
4. C | 10. C | 16. A | 22. D | 28. C | 34. A | 40. B |
5. B | 11. A | 17. D | 23. D | 29. D | 35. C | 41. C |
6. B | 12. A | 18. B | 24. B | 30. D | 36. A |
|
B. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1:
1. C | 2. B | 3. A | 4. C | 5. C |
Dạng 2:
1.B | 2. B | 3. D |
CHƯƠNG 3: AMIN, AMINO AXIT, PROTEIN
A. Lý thuyết
AMIN
1. B | 4. A | 7. B | 10. B | 13. D |
2. C | 5. D | 8. B | 11. A | 14. A |
3. D | 6. C | 9. C | 12. B | 15. A |
AMINOAXIT – PEPTIT – PROTEIN
1. A | 4. C | 7. B | 10. A | 13.D | 16.A | 19.C | 22. A | 25.C |
2. C | 5. A | 8. B | 11. C | 14.D | 17.B | 20.B | 23. B | 26. A |
3. B | 6. A | 9. C | 12. B | 15.A | 18.D | 21.B | 24. A | 27.C |
B. Một số dạng bài tập
Dạng 1
1. B | 3. D | 5. A | 7. B |
2. B | 4. B | 6. D | 8. B |
Dạng 2
1. D | 2. C | 3. D | 4. D | 5. A |
Dạng 3
1.B | 2.C | 3.B |
Dạng 4
1.C | 3.C | 5.B | 7.C | 9.B |
2.A | 4.A | 6.A | 8.C | 10.C |
CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
A. LÝ THUYẾT
1.A | 5.A | 9.A | 13.A | 17.A | 21.A | 25.C |
2.D | 6.B | 10.D | 14.A | 18.B | 22.A | 26.C |
3.C | 7.C | 11.A | 15.C | 19.D | 23.D | 27.C |
4.B | 8.B | 12.A | 16.D | 20.B | 24.D | 28. D |
B. Một số dạng bài tập
Dạng 1:
1.B | 2.B | 3. | 4. | 5. |
Dạng 2:
1.A | 2.C | 3.C | 4.D | 5.A |
CHƯƠNG 5: DẠI CƯƠNG KIM LOẠI
VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN CẤU TẠO KIM LOẠI
1.D | 4.D | 7.B | 10.C |
2.B | 5.C | 8.A | 11.A |
3.C | 6.D | 9.C | 12.B |
TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI – DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI
1.B | 7.D | 13.C | 19.A | 25.C | 31.C |
2.A | 8.A | 14.A | 20.C | 26.D | 32.D |
3.B | 9.D | 15.C | 21.D | 27.A | 33.C |
4.B | 10.C | 16.B | 22.D | 28.C | 34.A |
5.A | 11.C | 17.C | 23.D | 29.A | 35.A |
6.B | 12.D | 18.B | 24.D | 30.B | 36.D |
Một số dạng bài tập
1.A | 6.C | 11.A | 16.B | 21.B | 26.D | 31.A | 36.B | 41.C | 46.C |
2.A | 7.B | 12.D | 17.D | 22.A | 27.C | 32.D | 37.C | 42.C |
|
3.B | 8.C | 13.D | 18.C | 23.B | 28.C | 33.B | 38.D | 43.B |
|
4.D | 9.C | 14.D | 19.D | 24.C | 29.B | 34.B | 39.D | 44.C |
|
5.B | 10.D | 15.D | 20.C | 25.D | 30.B | 35.B | 40.A | 45.A |
|
GIẢI TÍCH SBT - TOÁN 12
Chương 4: Polime và vật liệu polime
CHƯƠNG 6. KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM
PHẦN NĂM. DI TRUYỀN HỌC
Bài 10. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)