Đề bài
Câu 1. Trường hợp nào sau đây phù hợp giữa vật liệu và tính chất vật lí?
A. Chất dẻo – Dài, mảnh, bền dưới tác dụng của lực kéo.
B. Cao su – Biến đổi hình dạng theo tác động của ngoại lực.
C. Keo dán – Tạo màng mỏng liên kết hai bề mặt.
D. Tơ sợi – Biến dạng do ngoại lực và trở lại dạng ban đầu khi thôi tác dụng lực.
Câu 2. Vật dụng nào sau đây không chế tạo từ vật liệu polime?
A. Vỏ máy bay.
B. Áo đi mưa.
C. Hồ dán.
D. Lốp ô tô.
Câu 3. Những chất và vật liệu nào sau đây là chất dẻo hoặc thành phần chính của chất dẻo?
1. Polietylen
2. Polistiren
3. Đất sét ướt
4. Poli butađien – 1,3 5. Phenofomanđehit 6. PVC
A. 1, 2, 3, 5.
B. 1, 3, 5, 6.
C. 1, 2, 5, 6.
D. 3, 4, 5, 6.
Câu 4. Polime nào dưới đây được tạo ra từ phản ứng đồng trùng hợp?
A. Nhựa phenolfomanđehit.
B. Cao su bunaS.
C. Tơ nilon – 6,6
D. Thủy tinh hữu cơ.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Quá trình kết dính của keo dán là quá trình đông đặc do sự bay hơi của dung môi hoặc quá trình tạo liên kết nhờ các chất đóng rắn.
B. Mỗi sợi tơ dệt vải gồm nhiều sợi polime xếp song song.
C. Vật liệu compozit có thành phần polime và chất độn phân tán vào nhau.
D. Trùng hợp isopren được cao su thiên nhiên.
Câu 6. Tơ lapsan là polime trùng ngưng giữa axit tere – phtalic \(\left( {p - HOOC{C_6}{H_4}COOH} \right)\) và etylen glicol. Công thức một mắt xích của polime nay là
\(\eqalign{& A.\,HCOOC{C_6}{H_4}C{H_2}C{H_2}OH. \cr& B.\, - OOC{C_6}{H_4}COOC{H_2}C{H_2}O - \cr& C.\, - CO - {C_6}{H_4}COOC{H_2}C{H_2} - O - \cr& D.\, - OC{H_2}COO{C_6}{H_4}OOCC{H_2} - \cr} \)
Câu 7. Tên gọi nào sau đây không đúng với công thức hóa học của nó?
A. Nhựa chống dính teflon \({\left( {C{F_2} - C{F_2}} \right)_n}\)
B. Len đan áo rét hay tơ nitron \({\left( {C{H_2} - CH(CN)} \right)_n}\)
C. Thủy tinh hữu cơ poli(metyl metacatylat): \({\left( {C{H_2} - CH - (COOC{H_3}} \right)_n}\)
D. Keo dán epoxi.
Câu 8. Polistiren (nhựa PS) là một polime dạng rắn, màu trắng, không dẫn điện, không dẫn nhiệt. Nhựa PS được tạo ra do sự trùng hợp của stiren. Nếu hiệu suất quá trình trùng hợp là 80% thì khối lượng polistiren thu được khi đem trùng hợp 10 mol stiren là
A. 650 gam.
B. 832 gam.
C. 798 gam.
D. 900 gam.
Câu 9. Hợp chất A có công thức phân tử là \({C_{11}}{H_{20}}{O_4}.\) Biết A tác dụng được với NaOH tạo ra muối tạo ra muối của axit hữu cơ B mạch thẳng và rượu là etanol và propan – 2 – ol. Kết luận nào sau đây sai?
A. A là đieste.
B. Từ B có thể điều chế được tơ nilon - 6,6.
C. B là \(HOOC - {\left( {C{H_2}} \right)_4} - COOH\)(axit glutamic).
D. Tên gọi của A là etyl isopropyl ađipat.
Câu 10. X là 1 loại cao su khi tác dụng với dung dịch HCl dư thu được sản phẩm chứa 56,8% clo. X là
A. cao su buna.
B. cao su isopren.
C. cao su clopren.
D. cao su buna – S.
Lời giải chi tiết
Câu 1. Chọn C.
Câu 2. Chọn A.
Vỏ máy bay làm bằng hợp kim nhôm.
Câu 3. Chọn C.
Chất dẻo có thành phần chính là polime, biến dạng dưới tác dụng lực, và giữ nguyên biến đổi đó.
Câu 4. Chọn B.
Đồng trùng hợp buta–1,3–đien và stiren.
Câu 5. Chọn D.
Cao su thiên nhiên có cấu trúc giống sản phẩm trùng hợp isopren, nhưng được tạo ra nhờ các quá trình phức tạp trong tế bào vỏ cây cao su.
Câu 6. Chọn C.
Bản chất phản ứng là kết hợp nhóm –OH của axit với H của ancol tạo ra \({H_2}O.\)
Câu 7. Chọn C.
Câu 8. Chọn B.
\({m_{polime}} = {m_{stiren}}.H\% = 10.104.80\% \)\(\,= 832gam.\)
Câu 9. Chọn C.
\({C_2}{H_5}OOC{(C{H_2})_4}COOCH{(C{H_3})_2} + \)\(\,NaOH \to {C_2}{H_5}OH +\)\(\, NaOOC{(C{H_2})_4}COONa +\)\(\, {(C{H_3})_2}CHOH \ \)
\(NaOOC{(C{H_2})_4}COONa\) là muối của axit ađipic.
Câu 10. Chọn C.
Giả sử X phản ứng với HCl tỷ lệ 1:1 (trường hợp A, B, D)
\( \to \% {m_{Cl}} = {{35,5} \over {X + 36,5}}.100\% = 56,8\% \)
\(\to X = 27\): Vô lý.
Kiểm tra đáp án C: \(\% {m_{Cl}} = {{71} \over {125}}.100\% = 56,8\)phù hợp.
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12
Địa lí dân cư
Chương 4. Dao động và sóng điện từ
Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ
SOẠN VĂN 12 TẬP 1