Đề bài
Câu 1. Cho các polime \({\left( {C{H_2} - CHCl} \right)_n};\)\(\,{\left( {NH - {{\left[ {C{H_2}} \right]}_6} - CO} \right)_m}\) Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Hệ số n, m trong công thức phân tử các polime trên gọi là hệ số trùng hợp.
B. Các nhóm \(\left( {C{H_2} - CHCl} \right);\)\(\;\left( {NH - {{\left[ {C{H_2}} \right]}_6} - CO} \right)\) gọi là monome.
C. Tên tương ứng của các polime là poli(vinyl clorua) và nilon – 6.
D. Các polime trên thuộc loại polime tổng hợp.
Câu 2. Trường hợp nào phù hợp giữa polime và kiểu mạch cacbon?
A. Polipropilen – Mạch không gian.
B. Amilopectin (tinh bột) – Mạch không gian.
C. Cao su thiên nhiên – Mạch thẳng.
D. Nhựa bakelit – Mạch nhánh.
Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Hầu hết polime là chất rắn không bay hơi.
B. Một số polime tan trong dung môi phù hợp, cho dung dịch nhớt.
C. Tùy thuộc từng loại mà polime có tính dẻo, tính đàn hồi, tính cách điện, bán dẫn,...
D. Các polime khi đun nóng thường phân hủy mà không nóng chảy.
Câu 4. Polime nào sau đây tan trong dung dịch axit \({H_2}S{O_4}\) loãng, đun nóng?
A. Polistiren.
B. Poli(phenol – fomanđehit).
C. Tơ tằm.
D. Cao su lưu hóa.
Câu 5. Giải trùng hợp polime \(\left( {C{H_2} - CH(C{H_3}) - C{H_2} - CH({C_6}{H_5})} \right)\) thu được sản phẩm là
A. 3 – metyl – 1 – phenol buta – 1,3– đien.
B. 2 –metyl – 3 – phenylbut – 2 – en.
C. propilen và stiren.
D. isopren và stiren.
Câu 6. Monome tương ứng với các polime: poli(vinyl clorua); poli(metyl acrylat). Polistiren là
\(\eqalign{& A.\,C{H_3}C{H_2}Cl,C{H_3}COO{C_2}{H_3};{C_6}{H_5}CH = C{H_2}. \cr& B.\,{C_2}{H_3}Cl;C{H_2} = CH(C{H_3})COOC{H_3},{C_6}{H_5}{C_2}{H_3}. \cr& C.\,{C_2}{H_3}Cl,C{H_2} = CHCOOC{H_3},{C_6}{H_5}{C_2}{H_3}. \cr& D.\,{C_2}{H_3}COOH,C{H_3}COO{C_2}{H_3},{C_6}{H_5}{C_2}{H_3}. \cr} \)
Câu 7. Phản ứng nào sau đây không làm thay đổi mạch polime?
A. Đun nóng xenlulozơ với dung dịch \(HN{O_3}\) đặc\(/{H_2}S{O_4}\) đặc.
B. Đun nóng nhựa zerol.
C. Đun nóng nilon – 6,6 với dung dịch NaOH loãng.
D. Đun nóng polistiren đến \(250^\circ C\)
Câu 8. Cho sơ đồ chuyển hóa:
Biết \(2{n_X} = {n_Z}.\) X là chất nào trong số các chất sau đây?
\(\eqalign{& A.\,C{H_3} - C{H_2} - C{H_2} - C{H_3} \cr& B.\,CH = CH \cr} \)
\(\eqalign{ &C.\,{C_2}{H_5}OH. \cr & D.\,C{H_2} = CH - C \equiv CH \cr} \)
Câu 9. Đun nóng 0,5 mol axit terephtalic (M = 166 g/mol) với 0,4 mol etylen glicol (M = 62 g/mol) để điều chế poli(etylen terephtalic). Khối lượng polime thu được là ( giả sử H = 100%).
A. 105 gam.
B. 91,2 gam.
C. 114 gam.
D. 84 gam.
Câu 10. Cho 3,24 gam polibuta – 1,3 – đien phản ứng với HCl lấy dư. Khối lượng sản phẩm hữu cơ tạo thành là
A. 5,43 gam.
B. 7,62 gam.
C. 9,81 gam.
D. 4,335 gam.
Lời giải chi tiết
Câu 1. Chọn D.
A sai n, m là hệ số polime hóa
B sai (CH2-CHCl), (NH-(CH2)6-CO) là mắt xích
C sai vì 2 polime là poli (vinyl clorua) và nilon -7
Câu 2. Chọn B.
Polipropilen và cao su thiên nhiên thuộc loại poli mạch thẳng.
Nhựa bakelit thuộc loại poli mạng không gian.
Câu 3. Chọn D.
Các polime nhiệt rắn khi đun nóng thường phân hủy mà không nóng chảy. các polime nhiệt dẻo có nhiệt độ nóng chảy không xác định (nóng chảy ở khoảng nhiệt độ tương đối rộng).
Câu 4. Chọn C.
Tơ tằm thuộc loại polipeptit, tan trong dung dịch axit hoặc kiềm do phản ứng thủy phân.
Câu 5. Chọn C.
Câu 6. Chọn C.
Xem lại phần lý thuyết về polime
Câu 7. Chọn A.
Phản ứng tạo poli(xenlulozơ nitrat)
B sai: Phản ứng khâu mạch tạo nhựa zerit
C sai: Phản ứng thủy phân tạo axit ađipic và hexametylen điamin.
D sai: Phản ứng giải trùng hợp tạo isopren.
Câu 8. Chọn C.
Câu 9. Chọn D.
Ta có phương trình:
n C6H4(COOH)2 + n OH-CH2-CH2-OH → (CO-C6H4-CO-O-CH2-CH2-O)n + 2n H2O
=> n poli(etylen terephtalic) = n C2H4(OH)2 = 0,4 (mol)
=> m = 84 gam
Câu 10. Chọn A.
\({n_{{C_4}{H_6}}} = {{3,24} \over {56}} = 0,06mol\)
Một mắt xích buta–1,3–đien có một liên kết đôi
\( \to \) tỷ lệ số mol mắt xích buta–1,3–đien và HCl là 1:1
\(\to {n_{HCl}} = 0,06mol \)
\(\to {m_{sp}} = {m_{{C_4}{H_6}}} + {m_{HCl}} \)\(\,= 3,24 + 0,06.36,5 = 5,43(gam). \)
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút - Chương 2 – Hóa học 12
Bài 34. Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 12
Địa lí Việt Nam
PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000