Đề bài
Câu 1: Hỗn hợp E gồm este đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết đôi C = C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol CO2 và 0,32 mol hơi nước. Mặt khác, thủy phân 46,6 gam E bằng 200 gam dung dịch NaOH 12% rồi cô cạn dung dịch thu được phần hơi Z có chứa chất hữu cơ T. Dẫn toàn bộ Z vào bình kín đựng Na, sau phản ứng khối lượng bình tăng 189,4 gam đồng thời sinh ra 6,16 lít khí H2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 48%
B. 43,5%
C. 46,3%
D. 41,3%
Câu 2: Cho các kim loại sau: Zn, Fe, Cu, Ag. Kim loại vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch FeCl2 là
A. Zn
B. Ag
C. Fe
D. Cu
Câu 3: Trùng hợp etilen thu được polime có tên gọi là
A. poli (vinyl clorua)
B. polistiren
C. polietilen
D. polipropilen
Câu 4: Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+ trong dung dịch
A. Ag
B. Na
C. Cu
D. Zn
Câu 5: Số đồng phân amin bậc 1 có công thức phân tứ phân tử C4H11N là:
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 6: Cho các phản ứng sau:
Fe + Fe(NO3)3 → Fe(NO3)2
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa các ion kim loại là
A. Fe2+, Ag+, Fe3+
B. Ag+, Fe3+, Fe2+
C. Fe2+, Fe3+, Ag+
D. Ag+, Fe2+, Fe3+
Câu 7: Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được ancol etylic?
A. CH3COOC3H7
B. HCOOCH3
C. HCOOC2H5
D. C2H5COOCH3
Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái rắn
B. Metyl acrylat, trimanmitin, và tristearin đều là este
C. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước
D. Hidro hóa hoàn toàn chất béo lỏng (xúc tác Ni, to) thu được chất béo rắn.
Câu 9: Amin nào dưới đây là amin bậc 2?
A. CH3-N(CH3)-CH2-CH3
B. CH3-CH2NH2
C. CH3-CH(NH2)-CH3
D. CH3-NH-CH3
Câu 10: Số liên kết peptit trong phân tử Gly-Ala-Ala-Gly là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Gly –Ala có phản ứng màu biure
B. Dimetyl amin là amin bậc 3
C. Alanin là hợp chất có tính lưỡng tính
D. Tripeptit mạch hở có 3 liên kết peptit.
Câu 12: Xenlulozo thuộc loại polisaccarit, là thành phần chính tạo nên tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông nõn. Công thức của xenlulozo là:
A. C6H12O6
B. (C6H10O5)n
C. C2H4O2
D. C11H22O11
Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X. Cho 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đôi thu được 16 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z thu được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của muối Fe(NO3)3 có trong dung dịch X gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 28%
B. 37%
C. 12%
D. 14%
Câu 14: Chất nào sau đây không bị thủy phân trong môi trường axit?
A. Xenlulozo
B. Saccarozo
C. Glucozo
D. Tinh bột
Câu 15: Cho 0,15 mol một aminoaxit X (có 1 nhóm amino) mạch hở phản ứng vừa đủ với 150ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X. Để phản ứng hết với dung dịch X cần 300 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 29,625 gam chất rắn. X là
A. Glutamic
B. Alanin
C. Valin
D. Glyxin
Câu 16: Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X là?
A. FeCl2, FeCl3
B. CuCl2, FeCl2
C. HCl dư, CuCl2, FeCl2
D. FeCl2, FeCl3, CuCl2
Câu 17: Cho các polime: polietilen, xenlulozo, cao su thiên nhiên, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6, polibutadien. Dãy các polime tổng hợp là
A. Polietilen, nilon-6, nilon-6,6, cao su thiên nhiên
B. Poluetilen, xelulozo, nilon-6, nilon-6,6
C. Polietilen, polibutadien, nilon-6, nilon-6,6
D. Polietilen, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6
Câu 18: Những tính chất vật lý chung của kim loại như: tính déo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim gây nên chủ yếu bởi:
A. Các ion dương kim loại
B. Cấu tạo mạng tinh thể kim loại
C. Khối lượng riêng của kim loại
D. Các electron tư do trong mạng tinh thể kim loại
Câu 19: Cho 6,5 gam bột Zn vào dung dịch CuSO4 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam Cu. Gía trị của m là
A. 12,9
B. 5,6
C. 6,4
D. 3,2
Câu 20: Chất béo là trieste của axit béo với:
A. Glixerol
B. Ancol etylic
C. Etylen glicol
D. Ancol metylic
Câu 21: Cho m gam glucozo phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) thu được 16,2 gam Ag. Gía trị của m là
A. 27,0
B. 18,0
C. 9,0
D. 13,5
Câu 22: Dung dịch nào sau đây tác dụng với kim loại Cu?
A. HNO3 loãng
B. HCl
C. H2SO4 loãng
D. KOH
Câu 23: Đun 15 gam axit axetic với 15 gam etanol có H2SO4 đặc làm chất xúc tác, đến khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là
A. 62,5%
B. 36,7%
C. 75%
D. 50%
Câu 24: Cho 3,0 gam hỗn hợp X gồm anilin, metyl amin, dimetyl amin phản ứng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1,2M thu được m gam muối. Gía trị của m là
A. 5,19
B. 4,17
C. 5,67
D. 3,06
Câu 25: Chất X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Ở điều kiện thường, X là chất rắn vô định hình. Thủy phân X nhờ xúc tác axit hoặc enzim, thu được chất Y có ứng dụng là thuốc tăng lực trong y học. Chất X và Y lần lượt là
A. Tinh bột và saccarozo
B. Tinh bột và glucozo
C. Xenlulozo và saccarozo
D. Saccarozo và glucozo
Câu 26: Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa
(b) Các este có nhiệt độ sôi thấp hơn axit và ancol có cùng số cacbon
(c) Trimetylamin là một amin bậc 3
(d) Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt Ala-Ala và Ala-Ala-Ala
(e) Tơ nilon -6,6 được trùng hợp bởi hexametylendiamin và axit adipic
(g) Saccarozo có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường
Số phát biểu đúng là
A. 6
B. 4
C. 5
D. 3
Câu 27: Cho m gam chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H14O3N2 tác dụng với 400 gam dung dịch KOH 5,6% thu được 0,2 mol hỗn hợp khí Y đều làm xanh quì tím ẩm, tỉ khối của Y so với H2 là 19 và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được a gam chất rắn khan. Gía trị của a và số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 40,8 và 3
B. 25,0 và 2
C. 40,8 và 2
D. 25,0 và 3
Câu 28: Loại tơ nào thường dùng để dệt vải, may quần áo hoặc bện thành sợi len, đan áo rét
A. Tơ nitron
B. Tơ lapsan
C. Tơ nilon-6,6
D. Tơ capron
Câu 29: Hòa tan hoàn toàn 14,5 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe, Zn bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí. Khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng là
A. 35,8 gam
B. 16,63 gam
C. 25,15 gam
D. 15,57 gam
Câu 30: Thủy phân m kg tinh bột thu được 450 kg glucozo, biết hiệu suất phản ứng thủy phân đạt 81%. Gía trị của m là
A. 500
B. 495
C. 450
D. 328
Lời giải chi tiết
Đáp án:
1.C | 4.D | 7.C | 10.B | 13.D | 16.B | 19.C | 22.A | 25.B | 28.A |
2.A | 5.A | 8.A | 11.C | 14.C | 17.C | 20.A | 23.D | 26.B | 29.A |
3.C | 6.C | 9.A | 12.B | 15.C | 18.D | 21.D | 24.A | 27.B | 30.A |
Câu 1:
(mol)
Xét phản ứng đốt cháy
n CO2 = 0,43 mol
=> mx + ny = 0,43
n H2O = 0,32 mol
=> (m – 1)x + (n -2)y = 0,32
=> x + 2y = 0,11 (I)
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố oxi
=> n O (phản ứng) = 2n CO2 + n H2O – n O (trong E)
= 2 . 0, 43 + 0,32 – 2x – 4y
= 2 . 0,43 + 0,32 – 0,22 = 0,96 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
=> m E + m O (phản ứng) = m CO2 + m H2O
=> m E + 0,96 . 16 = 0,43 . 44 + 0,32 . 18
=> m E = 9,32 gam.
Xét phản ứng thủy phân:
n H2 = 6,16 : 22,4 = 0,275
n NaOH = 200 . 12% = 24 gam
=> n NaOH = 0,6 mol
m E trong phản ứng thủy phân = 5 m E trong phản ứng đốt cháy
=> n NaOH phản ứng = 5 . (x + 2y) = 0,55 mol
=> Sau phản ứng NaOH dư,
m H2O có trong dung dịch NaOH = 200 – 24 = 176 gam
m Z = m Khối lượng tăng + m H2
= 189,4 + 0,275 . 2 = 189,95 gam
MT = 16 . 2 = 32
=> T là CH3OH
=> Z gồm có: 5x mol CH3OH và (10y + 176 : 18) mol H2O
=> 32 . 5x + (10y + 176 :18) . 18 = 189,95 (II)
Từ (I) và (II) => x = 0,05; y = 0,03
=> 5n + 3m = 43
=> n = 5; m = 6 là nghiệm duy nhất
X: C5H8O2 (0,05 mol)
Y: C6H8O4 (0,03 mol)
%Y = 46,35%
Đáp án: C
Câu 2:
Zn + HCl → ZnCl2 + H2
Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe
Đáp án A
Câu 3:
Đáp án C
Câu 4:
Đáp án D
Câu 5:
CH3-CH2-CH2-CH2-NH2
CH3-CH(CH3)-CH2-NH2
CH3-C(CH3)2-NH2
Đáp án A
Câu 6:
OXH mạnh + Khử mạnh Oxi hóa yếu hơn + Khử yếu hơn
Fe + Fe(NO3)3 → Fe(NO3)2
=> Fe3+ > Fe2+
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
=> Ag+ > Fe3+
=> Thứ tự sắp xếp: Fe2+, Fe3+, Ag+
Đáp án C
Câu 7:
Đáp án C
Câu 8:
A sai, (C17H33COO)3C3H5 là este không no nên là chất lỏng ở điều kiện thường
Đáp án A
Câu 9:
Đáp án A
Câu 10:
Đáp án B
Câu 11:
A sai, dipeptit không có phản ứng màu biure
B sai, dimetyl là amin bậc 2
C đúng
D sai, tripeptit mạch hở có 2 liên kết peptit
Đáp án C
Câu 12:
Đáp án B
Câu 13:
n HNO3 = 0,7 mol
X + KOH => Y
Nung Y thu được 16 gam chất rắn
=> Chất rắn gồm có Fe2O3 và CuO
Gọi n Fe, n Cu là x , y
=> 56x + 64y = 11,6 (I)
m Y = 16 gam
=> 80x + 80 y = 16 (II)
Từ (I) và (II) => x = 0,15 ; y = 0,05
Xét chất rắn T
Sau khi cô cạn T và nung thu được 41,05 gam chất rắn
=> Chất rắn có thể có chứa KOH dư và KNO2
Gọi n KOH dư, n KNO2 lần lượt là a , b
=> 56a + 85b = 41,05 (III)
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố K:
a + b = 0,5 (III)
=> a = 0,05 ; b = 0,45
n KOH phản ứng = 0,45 mol
=> Dung dịch muối thu được sau phản ứng gồm có:
Cu(NO3)2 : 0,05 mol
Fe(NO3)2 : 0,1 mol
Fe(NO3)3 : 0,05 mol
Xét phản ứng A + HNO3
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố:
n N trong khí bay đi = n HNO3 – n NO3- = 0,7 – 0,45 = 0,25 mol
n O trong khí bay đi = 3n HNO3 – 3n NO3 – n H2O = 3 . 0,7 – 3 . 0,45 – 0,35 = 0,4 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
=> m X = m A + m HNO3 – m N – m O = 11,6 + 87,5 – 0,25 . 14 – 0,4 . 16 = 89,2 gam
C% Fe(NO3)3 = 0,05 . 242 : 89,2 . 100% = 13,56%
Đáp án D
Câu 14:
Đáp án C
Câu 15:
n HCl = 0,15 mol
=> n X = n HCl
X có chứa 1 nhóm NH2
n NaOH = 0,3 mol
Chất rắn là thu được sau phản ứng:
NaCl: 0,15 mol; NH2RCOONa: 0,15 mol
=> 0,15 . 58,5 + 0,15 (44 + 23 + 16 + R ) = 29,625
=> M R = 56
R là amino axit
=> CTCT của R là: C-C(CH3)-C(NH2)COOH
R là Valin
Đáp án C
Câu 16:
Theo đề bài, chất rắn không tan hết
=> Kim loại còn dư sau phản ứng
Muối trong dung dịch thu được là: CuCl2, FeCl2
Đáp án B
Câu 17:
Dãy các polime tổng hợp là: polietilen, nilon-6, nilon-6,6, polibutadien.
Đáp án C
Câu 18:
Những tính chất vật lý chung của kim loại như: tính déo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim gây nên chủ yếu bởi các electron tư do trong mạng tinh thể kim loại
Đáp án D
Câu 19:
n Zn = 0,1 mol
=> n Cu = n Zn = 0,1 mol
m Cu = 6,4 gam
Đáp án C
Câu 20:
Đáp án A
Câu 21:
n Ag = 16,2 : 108 = 0,15 mol
nGlucozo = ½ n Ag = 0,075 mol
=> m Glucozo = 0,075 . 180 = 13,5 gam
Đáp án D
Câu 22:
Đáp án A
Câu 23:
n CH3COOH = 15 : 60 = 0,25 mol
n este = 11 : 88 = 0,125 mol
n CH3COOH phản ứng = n Este = 0,125 mol
=> H% = 0,125 : 0,25 . 100% = 50%
Đáp án D
Câu 24:
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
=> m Muối = m X + m HCl = 3 + 0,06 . 36,5 = 5,19 gam
Đáp án A
Câu 25:
Đáp án B
Câu 26:
(a) Đúng
(b) Đúng
(c) Sai
(d) Đúng
(e) Sai Tơ nilon -6,6 được trùng ngưng bởi hexametylendiamin và axit adipic
(g) Đúng
Đáp án B
Câu 27:
m KOH = 400 . 5,6% = 22,4 gam
n KOH = 0,4 mol
X có dạng CnH2n+6N2O3
=> X là muối cacbonat
n Y = 0,2
=> n KOH = n Y = 0,2 mol
=> Chất rắn sau phản ứng là: K2CO3 : 0,1 ; KOH dư: 0,2
=> m Chất rắn= 0,2 . 56 + 0,1 . 138 = 25 gam
M Y = 19 . 2 = 38
Y gồm có CH3NH2 và C2H5NH2
CHCT của Y là: CH3NH3CO3NH3C2H5
CH3NH3CO3NH2(CH3)2
Đáp án B
Câu 28:
Đáp án A
Câu 29:
n H2 = 0,3 mol
n HCl = 2 n H2 = 0,6 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
=> m KL + m HCl = m Muối + m H2
=> m Muối = 14,5 – 0,3 . 2 + 0,6 . 36,5 = 35,8 gam
Đáp án A
Câu 30:
n Glucozo = 450 : 180 = 2,5k mol
n C6H10O5 bị thủy phân = n Glucozo = 2,5k mol
H% = 81%
=> m = 2,5 . 1000 . 162 : 81% = 500000 gam = 500 kg
Đáp án A
SOẠN VĂN 12 TẬP 1
PHẦN 1: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
CHƯƠNG VI. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - ĐỊA LÍ 12
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 2 - Hoá học 12