Đề bài
Câu 1: Tơ nào sau đây thuộc tơ bán tổng hợp?
A. Tơ nilon-6,6
B. Tơ olon
C. Tơ visco
D. Tơ capron
Câu 2: Chất nào sau đây là amin?
A. CH3NH2
B. HCOOH
C. C2H5OH
D. CH3COOC2H5
Câu 3: Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?
A. Saccarozo
B. Gly – Ala
C. Glucozo
D. Etyl axetat
Cây 4: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp cây xanh. Ở nhiệt độ thường X tạo với dung dịch iot hợp chất màu xanh tím. Polime X là
A. Saccarozo
B. Xenlulozo
C. Tinh bột
D. Glicogen
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ở điều kiện thường, glyxin là chất rắn kết tinh, tan tốt trong nước
B. Dung dịch metylamin làm quì tím hóa xanh
C. Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được glixerol
D. Xenlulozo tan tốt trong nước và etanol
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phân tử khối của gyxin bằng 89
B. Alanin co tính lưỡng tính
C. Đimetylamin là amin bậc 2
D. Anilin tạo kết tủa với brom
Câu 7: Đốt cháy hết một lượng kim loại Mg trong O2 dư thu được sản phẩm là 8,0 gam magie oxit. Thể tích khí O2 đã tham gia phản ứng là
A. 1,12 lít
B. 2,24 lít
C. 4,48 lít
D. 3,36 lít
Câu 8: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Mg2+
B. K+
C. Fe2+
D. Ag+
Câu 9: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch H2SO4 loãng dư?
A. Ag
B. Al
C. Mg
D. Fe
Câu 10: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. W
B. Ag
C. Cr
D. Fe
Câu 11: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?
A. Fructozo
B. Tinh bột
C. Saccarozo
D. Xenlulozo
Câu 12: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí H2?
A. CaO
B. Mg
C. Ba(OH)2
D. Mg(OH)2
Câu 13: Thủy phân este CH3CH2COOCH3 trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được ancol có công thức là
A. C2H5OH
B. C3H5OH
C. CH3OH
D. C3H7OH
Câu 14: Số nguyên tử oxi trong phân tử alanin là
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Câu 15: Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe tác dụng với dung dịch nào sau đây?
A. CuSO4
B. MgSO4
C. NaCl
D. NaOH
Câu 16: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. Mg
B. Cu
C. Al
D. Na
Câu 17: Tên gọi của este HCOOCH3 là
A. Etyl fomat
B. Metyl axetat
C. Etyl axetat
D. Metyl fomat
Câu 18: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?
A. K
B. Na
C. Ba
D. Fe
Câu 19: Cho 1,5 gam H2NCH2COOH tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Gía trị của m là
A. 2,26
B. 1,94
C. 1,96
D. 2,28
Câu 20: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào sau để khử độc thủy ngân?
A. Bột sắt
B. Bột lưu huỳnh
C. Nước
D. Bột than
Câu 21: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Glucozo còn có tên gọi khác là đường nho
B. Dung dịch alanin làm quì tím chuyển sang màu hồng
C. Ở điều kiện thường, tristearin là chất rắn
D. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên
Câu 22: Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím chuyển màu?
A. Metylamin
B. Etylamin
C. Anilin
D. Trimetylamin
Cây 23: Trùng hợp vinyl clorua thu được polime có tên gọi ;à
A. Polistiren
B. Poli (vinyl clorua)
C. polipropilen
D. polietilen
Câu 24: Số nguyên tử cacbon trong phân tử etyl axetat là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Câu 25: Cho phương trình hóa học của phản ứng sau
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ion Fe2+ có tính OXH mạnh hơn ion Cu2+
B. Kim loại Cu khử được ion Fe2+
C. Ion Cu2+ có tính OXH mạnh hơn ion Fe2+
D. Kim loại Cu có tính khử mạnh hơn kim loại Fe
Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được x mol SO2 (là sản phẩm khử của S+6). Gía trị của x là
A. 0,225
B. 0,075
C. 0,375
D. 0,150
Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít khí H2 (đktc). Gía trị của V là
A. 4,48
B. 5,60
C. 2,24
D. 3,36
Câu 28: Chất nào sau đây có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo thành kim loại Ag?
A. Saccarozo
B. Glucozo
C. Tinh bột
D. Xenlulozo
Câu 29: Cho 0,12 mol tripanmitin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được m gam glixerol. Gía trị của m là
A. 17,28
B. 5,52
C. 11,04
D. 33,12
Câu 30: Cho m gam hỗn hợp kim loại Al, Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít H2 và 2,0 gam kim loại không tan. Gía trị của m là
A. 16,0
B. 4,7
C. 2,0
D. 15,0
Câu 31: Thủy phân 68,4 gam saccarozo với hiệu suất 75%, thu được m gam glucozo. Gía trị của m là
A. 27
B. 54
C. 36
D. 72
Câu 32: Cho các phát biểu sau
(a) Thủy phân saccarozo trong môi trường kiềm thu được glucozo và fructozo
(b) Muối phenyl amoni clorua tan tốt trong nước
(c) Trong phân tử triolein có 6 liên kết pi
(d) Lực bazo của metyl amin lớn hơn của amoniac
(e) Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ thiên nhiên
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
Câu 33: Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi vào bảng sau:
Chất | Thuốc thử | Hiện tượng |
X | Cu(OH)2 | Tạo hơp chất màu tím |
Y | Dung dịch AgNO3/NH3 | Tạo kết tủa Ag |
Z | Nước Brom | Tạo kết tủa trắng |
Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. Anilin, etyl format, Gly – Ala – Gly
B. Gly – Ala – Gly, Anilin, etyl format
C. Etyl fomat, Gly – Ala – Gly, anilin
D. Gly – Ala – Gly, etyl fomat, anilin
Câu 34: Chất X (C6H16O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic, chất Y (C6H15O3N3, mạch hở) là muối amoni của đipeptit. Cho 8,91 gam hỗn hợp E gồm X, Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH, thu được sản phẩm hữu cơ gồm 0,05 mol hay amin no (đều có 2 nguyên tử C trong phân tử và không là đồng phân của nhau) và m gam hai muối. Gía trị của m gần nhất là
A. 9,0
B. 8,5
C. 10,0
D. 8,0
Câu 35: Cho 2,24 gam Fe tác dụng hết với dung dịch Cu(NO3)2 dư thu được m gam kim loại Cu. Gía trị của m là
A. 3,20
B. 6,40
C. 2,24
D. 2,56
Câu 36: Hỗn hợp E gồm 3 este mạch hở X, Y, Z trong đó có 1 este 2 chức và 2 este đơn chức, MX < MY < MZ. Cho 27 gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp các ancol no và 29,02 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic kế tiếp trong cùng dãy đồng đẳng. Khi đốt cháy hết 27 gam E thì cần vừa đủ 1,4 mol O2 thu được H2O; 1,19 mol CO2. Khối lượng của X trong 27 gam E là
A. 3,70 gam
B. 7,04 gam
C. 5,92 gam
D. 6,12 gam
Câu 37: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
A. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
B. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
C. 2Fe + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2
D. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Câu 38: Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Cu trong O2 dư thu được 15,72 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Hòa tan hết Y bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl 1M và H2SO4 1M thu được dung dịch chứa 41,52 gam muối trung hòa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Gía trị của m là
A. 9,96
B. 11,28
C. 11,88
D. 8,52
Câu 39: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Anilin là chất rắn tan nhiều trong nước
B. Phân tử Gly – Ala – Ala có 2 nguyên tử oxi
C. Dung dịch protein có phản ứng màu biure
D. Phân tử Lysin có 1 nguyên tử nito
Câu 40: Hỗn hợp X gồm C2H5COOH và CH3COOCH3. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Gía trị của m là
A. 11,10
B. 16,65
C. 33,30
D. 22,20
Lời giải chi tiết
Đáp án:
1.C | 5.D | 9.A | 13.C | 17.D | 21.B | 25.C | 29.A | 33.D | 37.C |
2.A | 6.A | 10.A | 14.D | 18.D | 22.C | 26.B | 30.B | 34.A | 38.A |
3.C | 7.B | 11.A | 15.A | 19.B | 23.B | 27.D | 31.A | 35.D | 39.C |
4.C | 8.D | 12.B | 16.D | 20.B | 24.B | 28.B | 32.A | 36.C | 40.D |
Câu 1:
Tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo) là tơ được tạo thành từ nguyên liệu tự nhiên
Đáp án C
Câu 2:
Đáp án A
Câu 3:
Glucozo là chất không có phản ứng thủy phân
Đáp án C
Câu 4:
Đáp án C
Câu 5:
Xelulozo không tan trong nước và etanol
Đáp án D
Câu 6:
Phân tử khối của glyxin bằng 75
Đáp án A
Câu 7:
n MgO = 80 : 40 = 0,2 mol
n O2 = ½ n MgO = 0,1 mol
=> V O2 = 0,1 . 22,4 = 2,24 lít
Đáp án B
Câu 8:
Đáp án D
Câu 9:
Kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học có khả năng tác dụng với H2SO4 loãng
Đáp án A
Câu 10:
Đáp án A
Câu 11:
Chất thuộc loại monosaccarit fructozo
Đáp án A
Câu 12:
Đáp án B
Câu 13:
Đáp án C
Câu 14:
CTPT của alanin: NH2CH(CH3)COOH
Đáp án D
Câu 15:
Đáp án A
Câu 16:
Đáp án D
Câu 17:
Cách gọi tên este:
Tên gốc R’ + tên gốc axit (thay đuôi ic bằng đuôi at)
Đáp án D
Câu 18:
Đáp án D
Câu 19:
n H2NCH2COOH = 1,5 : 75 = 0,02 mol
n H2NCH2COONa = n H2NCH2COOH = 0,02 mol
=> m H2NCH2COONa = 1,94 gam
Đáp án B
Câu 20:
Hg phản ứng với S ở nhiệt độ thường
Đáp án B
Câu 21:
Dung dịch alanin không làm đổi màu quì tím
Đáp án B
Câu 22:
Đáp án C
Câu 23:
Đáp án B
Câu 24:
Etyl axetat: CH3COOC2H5
Đáp án B
Câu 25:
Ta có:
Chất khử mạnh + chất OXH mạnh => Chất khử yếu hơn + Chất OXH yếu hơn
Đáp án C
Câu 26:
n Cu = 4,8 : 64 = 0,075 mol
n SO2 = n Cu = 0,075 mol
Đáp án B
Câu 27:
n Al = 0,1 mol
n H2 = 3/2 n Al = 0,15 mol
V H2 = 3,36 lít
Đáp án D
Câu 28:
Đáp án B
Câu 29:
n C3H5(OH)3 = 1/3 n tripanmitin = 0,04 mol
=> m C3H5(OH)3 = 0,04 . 92 = 17,28 gam
Đáp án A
Câu 30:
n H2 = 0,15 mol
n Al = 2/3 n H2 = 0,1 mol
m = m Al + m Cu = 0,1 . 27 + 2 = 4,7 gam
Đáp án B
Câu 31:
n Saccarozo = 68,4 : 342 = 0,2 mol
n Glucozo = n saccarozo = 0,2 mol
n glucozo thực tế tạo thành = 0,2 . 75% = 0,15 mol
m glucozo = 0,15 . 180 = 27 gam
Đáp án A
Câu 32:
(a) sai, Thủy phân saccarozo trong môi trường axit thu được glucozo và fructozo
(b) đúng
© đúng
(d) đúng
(e) sai, tơ nilon-6,6 là tơ tổng hợp
Đáp án A
Câu 33:
Đáp án D
Câu 34:
X là muối của dipeptit
CTCT của X là: CH3COONH3C2H4NH3COOCH3
Y là muối amoni của dipeptit
CTCT của Y là: NH2CH2CO-NHCH2COONH3C2H5
Gọi n X, n Y lần lượt là a , b mol
=> a + b = 0,05 (I)
194a + 163b = 8,91 (II)
Từ (I) và (II) => a = 0,02 ; b = 0,03
X + NaOH sinh ra 0,04 mol CH3COONa
Y + NaOH sinh ra 0,06 mol NH2CH2COONa
=> m = 9,1 gam
Đáp án A
Câu 35:
n Fe = 0,04 mol
n Fe = n Cu = 0,04 mol
=> m Cu = 0,04 . 64 = 2,56 gam
Đáp án D
Câu 36:
Xét thí nghiệm đốt cháy E
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
m E + m O2 = m H2O + m CO2
=> 27 + 1,4 . 32 = m H2O + 1,19 . 44
=> m H2O = 19,44 gam
n H2O = 1,08 mol
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố O
=> n O trong E = 2 n CO2 + n H2O – 2 n O2 = 0,66 (mol)
n COO trong E = 0,33 mol
Khối lượng mol trung bình của 2 muối axit cacboxylic là:
29,02 : 0,33 = 87,93
Mặt khác, đây là 2 muối của 2 axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng
=> 2 muối là: CH3COONa và C2H5COONa
n CH3COONa : 0,19 mol
n C2H5COONa: 0,14 mol
Xét phản ứng thủy phân E
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
m E + m NaOH = m Muối + m Ancol
=> m Ancol = 27 + 0,33 . 40 – 29,02 = 11,18 gam
Quy đổi ancol thành CH3OH (a mol); C2H4(OH)2 (b mol); CH2 (c mol)
=> a + 2b = 0,33 (1)
32a + 62b + 14c = 11,18 (2)
Bảo toàn nguyên tố C ta nhận thấy
a + 2b + c= 1,19 – 0,19 . 2 – 0,14 . 3 = 0,39 (3)
=> a = 0,11; b = 0,11; c = 0,06
Do có 2 ancol đơn , c < b
=> ancol 2 chức cần tìm là C2H4(OH)2
=> Z là (CH3COO)(C2H5COO)C2H4 : 0,11 mol
=> Còn lại CH3COONa (0,08 mol); C2H5COONa (0,03 mol) là do este đơn tạo ra.
c < 0,08 ; c = 0,03 . 2
=> X là CH3COOCH3 : 0,08 mol
Y là C2H5COOC3H7: 0,03 mol
=> m X = 5,92 gam
Đáp án C
Câu 37:
Đáp án C
Câu 38:
KL + O2 → Oxit KL + (HCl, H2SO4) => Muối trung hòa
Gọi n O2= x
Ta nhận thấy, n HCl = n H2SO4
Áp dụng định luật bảo tòan điện tích
=> 4n O2 = n Cl- + 2n SO42-
=> 4x = n Cl- + 2 n SO42-
Mặt khác n Cl- = n SO42-
=> n Cl- = n SO42- = 4/3 x (mol)
Ta có m Y = 15,72
=> m + 32x = 15,72 (I)
Muối trung hòa thu được sau phản ứng là 41,52 gam
=> m + 4/3x . 35,5 + 4/3x . 96 = 41,52 (II)
Từ (I) và (II) => m = 9,96 ; x = 0,18
Đáp án A
Câu 39:
A sai, anilin không tan trong nước
B sai, Gly – Ala – Ala có 4 nguyên tử oxi
D sai, phân tử lysin có 2 nguyên tử nito
Đáp án C
Câu 40:
n X = n NaOH = 0,3 mol
=> m X = 0,3 . 74 – 22,2 gam
Đáp án D
CHƯƠNG 1. ESTE - LIPIT
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút - Chương 2 – Hóa học 12
Đề kiểm tra giữa học kì 2
Chương 4. Polime và vật liệu polime
Bài 36. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ