Đề bài
Câu 1: Silic đioxit và nhôm oxit cùng phản ứng với chất nào sau đây?
A. O2.
B. Mg.
C. dd Ba(OH)2 đặc, nguội.
D. dd KOH đặc, nóng.
Câu 2: Cho sơ đồ sau:
Si \(\xrightarrow[?]{(1)}\) SiO2 \(\xrightarrow[?]{(2)}\) Na2SiO3 \(\xrightarrow[?]{(3)}\) H2SiO3.
Các cần lấy trong phản ứng (1), (2), (3) là:
A. O2; Na2O; HCl.
B. O2; Na2O; H2O.
C. O2; NaOH; HCl.
D. O2; NaOH; H2.
Câu 3: Tại sao silic tinh thể được sử dụng để làm các chất bán dẫn trong các thiết bị điện tử, pin mặt trời?
A. Do Silic có tính khử
B. Do Silic có tính oxi hóa
C. Do Silic có khối lượng nhẹ
D. Do Silic có tính bán dẫn
Câu 4: Cho 11 gam hỗn hợp 2 kim loại Al, Si tan hoàn toàn vào dung dịch NaOH thu được 15,68 lít H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Si trong hỗn hợp là
A. 50,00%.
B. 51,19%.
C. 50,91%.
D. 51,90%.
Câu 5: Phản ứng nào chứng tỏ axit silixic yếu hơn axit cacbonic
A. Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3
B. Na2SiO3 + 2HCl → 2NaCl + H2SiO3
C. H2SiO3 + 2 NaOH → Na2SiO3+ 2H2O
D. SiO2 + 2 NaOH → Na2SiO3 + H2O
Câu 6: Để sản xuất 100,0 kg loại thủy tinh có công thức Na2O.CaO.6SiO2 cần phải dùng bao nhiêu kg natri cacbonat, coi hiệu suất quá trình sản xuất là 100%?
A. 22,17.
B. 27,12.
C. 20,92.
D. 25,15.
Câu 7: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M, thu được 7,5 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của V là
A. 1,68 lít.
B. 2,80 lít.
C. 2,24 lít hay 2,80 lít.
D. 1,68 lít hay 2,80 lít.
Câu 8: Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp Al2O3; CuO; MgO; Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là
A. Al2O3, Cu, Mg, Fe.
B. Al, Fe, Cu, Mg.
C. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.
D. Al2O3, Cu; MgO; Fe.
Câu 9: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp BaCO3, MgCO3, Al2O3 được rắn X và khí Y. Hoà tan rắn X vào nước thu được kết tủa E và dung dịch Z. Sục khí Y dư vào dung dịch Z thấy xuất hiện kết tủa F, hoà tan E vào dung dịch NaOH dư thấy tan một phần được dung dịch G. Các chất trong dung dịch G và kết tủa F là
A. NaOH và Al(OH)3.
B. NaOH, NaAlO2 và Al(OH)3.
C. NaAlO2 và BaCO3.
D. Ba(OH)2, NaOH và BaCO3.
Câu 10: Khí CO2 điều chế trong phòng TN thường lẫn khí HCl và hơi nước. Để loại bỏ HCl và hơi nước ra khỏi hỗn hợp, ta dùng
A. Dung dịch NaOH đặc.
B. Dung dịch Na2CO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc.
C. Dung dịch H2SO4 đặc.
D. Dung dịch NaHCO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc.
Lời giải chi tiết
Đáp án:
1. D | 2. C | 3. D | 4. C | 5. A |
6. A | 7. D | 8. D | 9. B | 10. D |
Câu 1:
- A loại vì SiO2 và Al2O3 đều không phản ứng với O2
- B loại vì Mg không phản ứng với Al2O3
- C loại vì SiO2 không phản ứng với Ba(OH)2 đặc ở nhiệt độ thường
- D đúng
PTHH: SiO2 + 2KOH \(\overset{t^o}{\rightarrow}\) K2SiO3 + H2O
Al2O3 + 2KOH → 2KAlO2 + H2O
Đáp án D
Câu 2:
Si \(\xrightarrow[O_2]{(1)}\) SiO2 \(\xrightarrow[NaOH]{(2)}\) Na2SiO3 \(\xrightarrow[HCl]{(3)}\) H2SiO3.
PTHH:
(1) Si + O2 \(\overset{t^o}{\rightarrow}\) SiO2
(2) SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O
(3) Na2SiO3 + 2HCl → NaCl + H2SiO3
Đáp án C
Câu 3:
Silic tinh thể có tính bán dẫn: ở nhiệt độ thường dẫn điện thấp, nhưng khi tăng nhiệt độ thì độ dẫn điện tăng lên nên được sử dụng rộng rãi để làm các chất bán dẫn trong các thiết bị điện tử, pin mặt trời.
Đáp án D
Câu 4:
nH2 = 0,7 (mol). Gọi số mol của Al và Si lần lượt là x, y (mol)
+mhh = mAl + mSi => 27x + 28y = 11 (1)
+ BT electron: 3nAl + 4nSi = 2nH2 => 3x + 4y = 0,7.2 (2)
Giải hệ (1) và (2) được: x = y = 0,2 mol
=> %mSi = \(\frac{{0,2.28}}{{0,2.27 + 0,2.28}}.100\% \) = 50,91%
Đáp án C
Câu 5:
Phản ứng chứng tỏ axit silixic yếu hơn axit cacbonic là phản ứng giữa H2CO3 và muối của axit silixic: axit silixic bị axit axit cacbonic mạnh hơn đẩy ra khỏi muối.
=> Phản ứng chứng tỏ axit silixic yếu hơn axit cacbonic là Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3
Đáp án A
Câu 6:
Sơ đồ: Na2CO3 → Na2O → Na2O.CaO.6SiO2
106 gam 478 gam
ĐB: 22,176 kg ← 100 kg
Đáp án A
Câu 7:
TH1: Ca(OH)2 dư, CO2 phản ứng hết, kết tủa không bị hòa tan
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
BTNT “C” ta có: nCO2 = nCaCO3 = 0,075 mol
=> V CO2 = 0,075.22,4 = 1,68 lít
TH2: Kết tủa bị hòa tan một phần
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
nCaCO3 = 0,075 mol
BTNT “Ca” ta có: nCa(HCO3)2 = nCa(OH)2 – nCaCO3 = 0,1 – 0,075 = 0,025 mol
BTNT “C”: nCO2 = nCaCO3 + 2nCa(HCO3)2 = 0,075 + 0,025.2 = 0,125 mol
=> VCO2 = 0,125.22,4 = 2,8 lít
Đáp án D
Câu 8:
CO khử được các oxit CuO, Fe2O3 nên sau phản ứng thu được chất rắn là: Al2O3, Cu, MgO, Fe.
Đáp án D
Câu 9:
(Vì E tan 1 phần trong kiềm => trong E chứa Al2O3 còn dư => dung dịch Z không còn Ba(OH)2
Đáp án B
Câu 10:
A loại vì NaOH phản ứng với CO2 và HCl
B loại vì Na2CO3 phản ứng với CO2 và HCl
C loại vì H2SO4 đặc chỉ tách được nước, không tách được CO2và HCl.
D đúng vì NaHCO3 chỉ phản ứng với HCl sinh ra khí CO2 và H2SO4 hút nước.
NaHCO3 + HCl →NaCl + CO2 + H2O
Đáp án D
Unit 10: Cities of the future
Unit 4: Global warming
Chuyên đề 1. Trường hấp dẫn
Unit 6: High-flyers
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức tập 2
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11