Đề bài
Câu 1: Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp?
\(\eqalign{ & A.2S{O_2} + {O_2} \to 2S{O_3}({V_2}{O_5},{450^0}C) \cr & B.Cu + 2HCl \to CuC{l_2} + {H_2} \uparrow \cr & C.CuO + 2HCl \to CuC{l_2} + {H_2}O \cr & D.2Na + 2{H_2}O \to 2NaOH + {H_2} \uparrow \cr} \)
Câu 2: Cho phương trình hóa học:
Cu + 2H2SO4 \(\to\) CuSO4 + SO2 + 2H2O.
Điều kiện để phản ứng xảy ra theo phương trình trên là dung dịch H2SO4.
A.phải đặc và nung nóng.
B.phải loãng.
C.có nồng độ bất kì.
D.phải đặc và nguội.
Câu 3: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối và nước?
A.Ca và dung dịch H2SO4.
B.CaO và dung dịch H2SO4.
C.Ca(NO3)2 và dung dịch NaOH.
D.MgCl2 và dung dịch NaOH.
Câu 4: Trộn đều dung dịch chứa 0,1 mol NaOH với dung dịch chứa x mol H2SO4. Để dung dịch tạo ra làm hồng phenolphtalein hóa hồng thì
A.x = 0,1 mol
B.0,05mol < x < 0,1mol
C.x > 0,1mol
D.x < 0,05 mol.
Câu 5: Thể tích khí H2 giải phóng (ở đktc) khi cho 0,24 gam Mg tác dụng với 20 gam dung dịch HCl 3,65% là (Mg = 24, H = 1, Cl = 35,5)
A.0,224 lít B.2,24 lít
C.0,336 lít D.0,112 lít.
Câu 6: Cho các phương trình hóa học:
\(\eqalign{ & (1)Fe + Pb{(N{O_3})_2} \to Fe{(N{O_3})_2} + Pb \cr & (2)Fe + Cu{(N{O_3})_2} \to Fe{(N{O_3})_2} + Cu \cr & (3)Pb + Cu{(N{O_3})_2} \to Pb{(N{O_3})_2} + Cu \cr & (4)Cu + 2AgN{O_3} \to Cu{(N{O_3})_2} + 2Ag \cr} \)
Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần mức độ hoạt động hóa học là:
A.Pb, Fe, Ag, Cu.
B.Fe, Pb, Ag, Cu.
C.Ag, Cu, Pb, Fe.
D.Ag, Cu, Fe, Pb.
Câu 7: Một học sinh viết các công thức hóa học sau: ZnCl3,Al2O3, Fe(NO3)3, NaHSO4, Fe(SO4)3. Các công thức viết sai là:
A.Al2O3, Fe(NO3)3, NaHSO4
B. ZnCl3, Fe(NO3)3, Fe(SO4)3.
C. ZnCl3,Al2O3, NaHSO4.
D. ZnCl3, Al2O3, Fe(SO4)3.
Câu 8: Có các dung dịch: H2SO4 loãng, NaOH, NaCl.
Độ pH của các dung dịch được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:
A.H2SO4 loãng < NaOH < NaCl.
B. H2SO4 loãng < NaCl < NaOH.
C.NaCl < NaOH < H2SO4 loãng.
D.NaOH < NaCl < H2SO4 loãng.
Câu 9: Để có dung dịch H2SO4 loãng từ H2SO4 đặc, người ta rót
A.H2SO4 đặc từ từ vào nước và khuấy đều.
B.nước từ từ vào H2SO4 đặc và khuấy đều.
C.H2SO4 đặc từ từ vào H2SO4 loãng và khuấy đều.
D.nhanh H2O vào H2SO4 .
Câu 10: Ngâm một lá kẽm trong 100ml dung dich AgNO3 0,1M.
Sau khi phản ứng kết thúc khối lượng lá kẽm tăng là (Zn = 65, Ag = 108)
A.9,5 gam B.0,755 gam
C.1,5 gam D.0,5 gam.
Câu 11: Để phân biệt bột Al và bột Mg, người ta hòa tan lần lượt mỗi chất trên vào dung dịch chất X, trong đó Al tan được còn Mg không tan. X là chất nào trong các chất sau?
A.AgNO3 B. H2SO4 loãng
C.NaOH D.MgSO4.
Câu 12: Dãy các kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là:
A.Na, Fe, Al. B.K, Na, Ca.
C.Al, Cu, Ag. D.Mg, K, Ca.
Câu 13: Biết ở 250C độ tạn của AgNO3 là 222 gam. Ở điều kiện đó, nồng độ % của dung dịch AgNO3 sẽ là:
A.22,2% B.68,94%
C.11,1% D.45%.
Câu 14: Kim loại nào sau đây không tác dụng với H2SO4 đặc nguội?
A.Al B.Ag
C.Cu D.Zn.
Câu 15: Na2CO3 có thể phản ứng với
A.HCl B.NaOH
C.KNO3 D.Mg.
Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 2,73 gam một kim loại kiềm vào nước thu được dung dịch có khối lượng lớn hơn lượng nước ban đầu là 2,66 gam.
Đó là kim loại (Na = 23, K = 39, Rb = 85, Cs = 133, H = 1)
A.Na B.K
C.Rb D.Cs.
Câu 17: Để pha chế 100 gam dung dịch H2SO4 9,8% từ H2SO4 khan và nước thì lượng nước phải dùng là:
A.90,2 gam B.109,8 gam
C.9,8 gam D.100 gam.
Câu 18: Trong những dãy oxit sau, dãy gồm các chất tác dụng được với nước để tạo ra dung dịch kiềm là:
A.CuO, CaO, Na2O, K2O.
B.CaO, Na2O, K2O, BaO.
C.Na2O, BaO, CuO, MnO2.
D.MgO, Fe2O3, ZnO, PbO.
Câu 19: Cacbon dioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây?
A.CaCO3 và HCl.
B.CaSO3 và HCl.
C.NaHSO3 và NaOH.
D.CaCO3 và NaCl.
Câu 20: Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo sản phẩm là dung dịch làm đỏ giấy quỳ tím?
A.Trộn 0,1 mol khí CO2 vào 0,3 mol NaOH.
B.Trộn dung dịch chứa 0,1 mol HCl với 0,1 mol KOH.
C.Trộn dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 với 0,1 mol NaOH.
D.Dẫn 0,1 mol khí HCl (đktc) vào dung dịch chứa 0,5 mol Na2CO3.
Lời giải chi tiết
1.Đáp án (mỗi câu 0,5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | A | B | D | A | C | D | B | A | B |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | C | C | B | A | A | B | A | B | A | C |
2.Lời giải
Câu 1: (B)
Cu không tác dụng với dung dịch HCl.
Câu 2: (A)
Phản ứng chỉ xảy ra khi H2SO4 đặc và đun nóng.
Câu 3: (B)
\(CaO + {H_2}S{O_4}\; \to CaS{O_4} + 2{H_2}O\)
Câu 4: (D)
2NaOH + H2SO4 \(\to\) Na2SO4 + 2H2O.
Để dung dịch tạo ra làm phenolphtalein hóa hồng thì NaOH phải dư.
Nghĩa là: \(x < \dfrac{{{n_{NaOH}}}}{2}\) hay \(x < 0,05mol.\)
Câu 5: (A)
\(\eqalign{ & {n_{Mg}} = {{0,24} \over {24}} = 0,01mol \cr & {n_{HCl}} = {{20.3,65} \over {100.36,5}} = 0,02mol. \cr & Mg + 2HCl\; \to MgC{l_2} + {H_2} \cr} \)
Phản ứng với Mg và HCl vừa đủ
\(\Rightarrow\) Thể tích khí H2 (ở đktc) = 0,01.22,4 = 0,224 lít.
Câu 6: (C)
Theo các phương trình hóa học:
Fe hoạt động mạnh hơn Pb
Pb hoạt động mạnh hơn Cu.
Cu hoạt động mạnh hơn Ag.
Câu 7: (D)
ZnCl3 viết đúng là ZnCl2.
Al2O viết đúng là Al2O3.
Fe(SO4)3 viết đúng là Fe2(SO4)3.
Câu 8: (B)
Các dung dịch axit có pH < 7, dung dịch muối trung tính có pH = 7, dung dịch bazo có pH > 7.
\(\Rightarrow \) pH của dung dịch H2SO4 loãng < pH của dung dịch NaCl < pH của dung dịch NaOH.
Câu 9: (A)
H2SO4 đặc hút nước mạnh, tỏa nhiều nhiệt làm sôi và bắn lên rơi vào da, áo quần gây bỏng nặng. Nên người ta phải rót H2SO4 đặc từ từ vào nước và khuấy đều.
Câu 10: (B)
\(\eqalign{ & Zn + 2AgN{O_3}\; \to Zn{(N{O_3})_2} + 2Ag \cr & {n_{AgN{O_3}}} = 0,01mol\cr& \Rightarrow {n_{Zn}} = 0,005mol \cr & {m_{Ag}} = 1,08gam,\cr&{m_{Zn}}\tan = 65.0,005 = 0,325gam \cr} \)
Khối lượng của lá kẽm tăng
= 108. 0,01 – 65.0,005 = 0,755 gam.
Câu 11: (C)
Với dung dịch NaOH thì Al tan được, còn Mg không tan.
Câu 12: (C)
Các kim loại K, Na, Ca hoạt động mạnh, tác dụng mạnh liệt với nước ở nhiệt độ thường.
\(\eqalign{ & 2K + 2{H_2}O\; \to 2KOH + {H_2} \cr & 2Na + 2{H_2}O\; \to 2NaOH + {H_2} \cr & Ca + 2{H_2}O\; \to Ca{(OH)_2} + {H_2} \cr} \)
Câu 13: (B)
Ở 250C độ tan của AgNO3 là 222 gam.
Trong 100 gam nước có 222 gam AgNO3 tạo ra 322 gam dung dịch.
Nồng độ % của dung dịch AgNO3 là
\(\dfrac{222} {322}.100\% = 68,94\% .\)
Câu 14: (A)
Nhôm thụ động trong H2SO4 đặc nguội.
Câu 15: (A)
\(N{a_2}C{O_3} + 2HCl\; \to 2NaCl + C{O_2} + {H_2}O\)
Câu 16: (A)
\(\eqalign{ & 2M + 2{H_2}O\; \to 2MOH + {H_2} \uparrow \cr & {m_{{H_2}}} \uparrow = 2,73 - 2,66 = 0,07gam \cr&\Rightarrow {n_{{H_2}}} \uparrow = 0,035mol\cr& \Rightarrow {n_M} = 0,07mol. \cr& M = {{2,73} \over {0,07}} = 39. \cr} \)
Do đó M là kali.
Câu 17: (A)
100 gam dung dịch có 9,8 gam H2SO4.
Khối lượng nước = 100 – 9,8 = 90,2 gam.
Câu 18: (B)
\(\eqalign{ & CaO + {H_2}O\; \to Ca{(OH)_2} \cr & N{a_2}O + 2{H_2}O\; \to 2NaOH \cr & {K_2}O + 2{H_2}O\; \to 2KOH \cr & BaO + {H_2}O\; \to Ba{(OH)_2} \cr} \)
Câu 19: (A)
\(CaC{O_3} + 2HCl\; \to CaC{l_2} + C{O_2} + {H_2}O\)
Câu 20: (C)
Dung dịch làm đỏ giấy quỳ phải là một dung dịch axit.
\({H_2}S{O_4} + 2NaOH\; \to N{a_2}S{O_4} + 2{H_2}O\)
Ta thấy : 0,1 : 1 > 0,1 : 2
Sau phản ứng H2SO4 còn dư
Khi trộn 0,1 mol H2SO4 với 0,1 mol NaOH thì H2SO4 còn.
Dung dịch làm đỏ giấy quỳ.
PHẦN 2. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
Unit 9: Natural Disasters - Thiên tai
Tải 10 đề thi giữa kì 1 Văn 9
Tác giả - Tác phẩm học kì 1
Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế