Đề bài
Câu 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S.
a) \(14\dfrac{5}{{10}} = 14,5\) ☐
b) \(14\dfrac{5}{{10}} = 14,05\) ☐
c) \(37\dfrac{7}{{100}} = 37,7\) ☐
d) \(37\dfrac{7}{{100}} = 37,07\) ☐
e) \(5\dfrac{{128}}{{1000}} = 51,28\) ☐
g) \(5\dfrac{{128}}{{1000}} = 5,128\) ☐
Câu 2. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
12 tạ 7 kg = ..... kg
A. 12007 B. 1207 C. 127
b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
14156m = ..... km
A. 1,4156 B. 14,156 C.1415,6
Câu 3. Nối ba số có độ dài bằng nhau:
Câu 4. Đúng ghi Đ, sai ghi S.
a) 4,8m = 48cm ☐
b) 4,8m = 48dm ☐
c) 2,1 tấn = 2100kg ☐
d) 2,1 tấn = 210 kg ☐
Câu 5. Viết các phân số sau dưới dạng phân số thập phân và số thập phân (theo mẫu):
\(a)\;\dfrac{3}{5} = \dfrac{6}{{10}} = 0,6\) \(b)\;\dfrac{{12}}{5} = ... = ...\)
\(c)\;\dfrac{3}{4} = ...= ...\) \(d)\;\dfrac{5}{8} = ... = ...\)
Câu 6. Một khu đất có diện tích là \(2ha\). \(\dfrac{4}{{10}}\) diện tích khu đất trồng cây ăn quả. \(\dfrac{5}{{10}}\) diện tích đào ao thả cá. Hỏi còn lại bao nhiêu héc-ta để trồng rau?
Câu 7. Một xe tải chở \( 2\) tạ \(50kg\) lương thực gồm \(\dfrac{7}{{10}}\) tạ gạo nếp; \(\dfrac{4}{5}\) tạ gạo tẻ, còn lại là ngô. Hỏi xe đó chở bao nhiêu tạ ngô?
Lời giải
Câu 1.
Phương pháp:
\(14\dfrac{5}{{10}} = 14,5\). Các câu khác làm tương tự.
Cách giải:
+) \(14\dfrac{5}{{10}} = 14,5\) ;
+) \(37\dfrac{7}{{100}} = 37,07\) ;
+) \(5\dfrac{{128}}{{1000}} = 5,128\).
Ta có kết quả như sau:
a) Đ; b) S; c) S;
d) Đ; e) S; g) Đ.
Câu 2.
Phương pháp:
a) Dựa vào cách đổi: \(1\) tạ \(=100kg\).
b) Dựa vào cách đổi: \(1km=1000m\), hay \( 1m=\dfrac{1}{{1000}}km\) .
Cách giải:
a) Ta có \(1\) tạ \(=100kg\) nên \(12\) tạ \(=1200kg\).
Do đó: \(12\) tạ \(7kg\) \(=12\) tạ \(+7kg\) \(1200kg+7kg =1207kg\).
Chọn B.
b) \(14156m = \dfrac{14156}{{1000}}km= 14,156km\).
Chọn B.
Câu 3.
Phương pháp:
- Dựa vào cách chuyển đổi các đơn vị đo độ dài:
\(1m=10dm\), hay \( 1dm=\dfrac{1}{{10}}m\) ;
\(1m=100cm\), hay \( 1cm=\dfrac{1}{{100}}m\) ;
\(1m=1000mm\), hay \( 1mm=\dfrac{1}{{1000}}m\) ;
- Áp dụng cách chuyển đổi: \(\dfrac{1}{10} =0,1\) ; \(\dfrac{1}{100} =0,01\) ; \(\dfrac{1}{1000} =0,001\) ; ...
Cách giải:
Ta có:
\( 35cm=\dfrac{35}{{1000}}m=0,035m\) ; \( 8dm=\dfrac{8}{{10}}m=0,8m\) ;
\( 16cm=\dfrac{16}{{100}}m=0,16m\) ; \( 9mm=\dfrac{9}{{1000}}m=0,009m\) ;
\( 7dm=\dfrac{7}{{10}}m=0,7m\).
Câu 4.
Phương pháp:
Dựa vào cách chuyển đổi các đơn vị đo:
\(1m=10dm\), hay \( 1dm=\dfrac{1}{{10}}m\) ;
\(1\) tấn \(=1000kg\), hay \(1kg= \dfrac{1}{{1000}}\) tấn.
Cách giải:
+) \( 4,8m=4\dfrac{8}{{10}}m= 4m\;8dm=48dm\) ;
+) \(2,1\) tấn \(=2\dfrac{1}{{10}}\) tấn \(=2\dfrac{100}{{1000}}\) tấn \(=2\) tấn \(100kg\) \(=2100kg.\)
Ta có kết quả như sau: a) S; b) Đ; c) Đ; d) S.
Câu 5.
Phương pháp:
- Nhân cả tử số và mẫu số của phân số với một số tự nhiên thích hợp để được phân số có mẫu số là \(10;\;100;\; 100;\; 1000; \; ...\)
- Áp dụng cách chuyển đổi: \(\dfrac{1}{10} =0,1\) ; \(\dfrac{1}{100} =0,01\) ; ...
Cách giải:
\(a)\; \dfrac{3}{5} = \dfrac{6}{{10}} = 0,6\) \(b)\;\dfrac{{12}}{5} = \dfrac{{24}}{{10}} = 2,4\)
\(c)\;\dfrac{3}{4} = \dfrac{{75}}{{100}} = 0,75\) \(d)\;\dfrac{5}{8} = \dfrac{{625}}{{1000}} = 0,625\)
Câu 6.
Phương pháp:
- Tính diện tích trồng cây ăn quả = diện tích khu đất \(\times \;\dfrac{4}{{10}}\).
- Tính diện tích đào ao thả cá = diện tích khu đất \(\times \;\dfrac{5}{{10}}\).
- Tính diện tích trồng rau = diện tích khu đất \(-\) \((\)diện tích trồng cây ăn quả \(+\) diện tích đào ao thả cá\()\).
Cách giải:
Diện tích khu đất trồng cây ăn quả là:
\(2 \times \dfrac{4}{{10}} = \dfrac{8}{{10}}\;(ha)\)
Diện tích khu đất đào ao thả cá là:
\(2 \times \dfrac{5}{{10}} = 1\;(ha)\)
Diện tích còn lại để trồng rau là:
\(2 - \left( {\dfrac{8}{{10}} + 1} \right) = \dfrac{2}{{10}}\,(ha) = 0,2\,ha\)
Đáp số: \(0,2ha.\)
Câu 7.
Phương pháp:
- Viết \(2\) tạ \(50kg\) thành số đo có đơn vị là tạ.
- Tìm tổng khối lượng gạo nếp và gạo tẻ xe chở được.
- Khối lượng ngô = tổng khối lượng gạo nếp, gạo tẻ xe chở được \(-\) tổng khối lượng gạo nếp và gạo tẻ.
Cách giải:
Đổi: \(2\) tạ \(50kg = 2\dfrac{50}{{100}}\) tạ \(=\dfrac{{250}}{{100}}\) tạ \(=\dfrac{{25}}{{10}}\) tạ.
Xe chở khối lượng gạo nếp và gạo tẻ là:
\(\dfrac{7}{{10}} + \dfrac{4}{5} = \dfrac{{15}}{{10}}\) (tạ)
Khối lượng ngô mà xe tải chở là:
\(\dfrac{{25}}{{10}} - \dfrac{{15}}{{10}} = \dfrac{{10}}{{10}}\) (tạ) \(= 1\) tạ
Đáp số: \(1\) tạ.
Chuyên đề 7. Bài toán công việc chung, công việc riêng
Bài tập cuối tuần 10
Unit 15. What would you like to be in the future?
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Toán lớp 5
ĐƠN TỪ