ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ

Đề số 59 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử

Đề bài

 Câu 1: Một trong những hoạt động gắn liền với tên tuổi của nhà yêu nước Phan Châu Trinh là

A. phong trào Duy tân (1906-1908).

C. thành lập trường Đông Kinh nghĩa thục (1907).

B. phong trào Đông du (1905-1908).

D. thành lập Việt Nam quang phục hội (1912).

Câu 2: Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược (1858), Việt Nam là một quốc gia

A. tự do, có chủ quyền và đạt được nhiều tiến bộ về kinh tế, văn hóa.

B. phong kiến có nền kinh tế phát triển và nền văn hóa độc đáo.

C. độc lập, có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa.

D. phong kiến hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.

Câu 3: Một trong những mục tiêu của chiến lược “Cam kết và mở rộng” dưới thời B. Clintơn là

A. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.

B. lôi kéo và tập hợp các nước đồng minh của mình đứng vào liên minh quân sự chống Liên Xô.

C. ngăn chặn rồi tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

D. sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

Câu 4: Sau khi 6 tỉnh Nam Kì rơi vào tay Pháp, tư tưởng chi phối các quan cấp cao trong triều đình nhà Nguyễn là

A. vừa đánh vừa hòa.

B. đầu hàng quân Pháp.

C. hòa hoãn với quân Pháp.

D. quyết tâm chống quân Pháp.

Câu 5: Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất (1957).

B. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vũ trụ có người lái (1961).

C. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949).

D. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ.

Câu 6: Biện pháp để giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 của các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là

A. tiến hành cải cách kinh tế - xã hội.

B. tiêu hủy hàng hóa để giữa giá thị trường.

C. thiết lập chế độ độc tài phát xít gây chiến tranh.

D. hiệp thương với Anh, Pháp, Mỹ để cùng giải quyết khủng hoảng.

Câu 7: Địa bàn hoạt động của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 -1896) là

A. Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.

B. Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

C. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.

D. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình.

Câu 8: Một trong những nội dung của kế hoạch Na-va là

A. gấp rút tập trung quân Âu Phi xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh.

B. chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược.

C. tiến hành “chiến tranh tổng lực”, bình định vùng tạm chiếm.

D. ra sức phát triển ngụy quân, tập trung xây dựng “quân đội quốc gia”.

Câu 9: Cách mạng Tháng Hai năm 1917 ở nước Nga đã giải quyết được nhiệm vụ nào?

A. Xây dựng chính quyền Xô viết đại biểu công – nông – binh.

B. Thành lập được chính phủ cộng hòa của giai cấp tư sản.

C. Lật đổ được chế độ phong kiến Nga hoàng.

D. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Câu 10: Địa phương nào không thuộc phạm vi của Khu giải phóng Việt Bắc?

A. Bắc Giang.

B. Thái Nguyên.

C. Hải Dương.           

D. Tuyên Quang.

Câu 11: Trong đợt 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ (từ ngày 1/5 đến 7/5/1954) quân ta đồng loạt tấn công và tiêu diệt địch ở đâu?

A. Cứ điểm Him Lam và phân khu Bắc.

B. Toàn bộ phân khu Bắc.

C. Phân khu trung tâm và Phân khu Nam.

D. Cứ điểm phía đông phân khu trung tâm.

Câu 12: Thế lực giúp đỡ Pháp quay lại xâm lược Việt Nam sau ngày 2/9/1945 là quân đội

A. đế quốc Anh.

B. đế quốc Nhật.

C. Trung Hoa dân quốc.

D. đế quốc Mỹ.

Câu 13: Âm mưu của Pháp khi tấn công Đà Nẵng vào năm 1858 là

A. biến Đà Nẵng thành căn cứ vững chắc để uy hiếp triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.

B. chiếm Đà Nẵng làm bàn đạp để mở rộng xâm lược Việt Nam.

C. biến Đà Nẵng thành căn cứ tiền phương, mở rộng xâm lược ở khu vực Đông Nam Á.

D. chiếm Đà Nẵng làm căn cứ rồi tấn công ra Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

Câu 14: Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 – 1926) là

A. Chuông rè, Tin tức, Nhành lúa.

C. Tin tức, Thời mới, Tiếng dân.

B. Chuông rè, An Nam trẻ, Nhành lúa.

D. Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê.

Câu 15: Lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc ở Việt Nam trong những năm 1914-1918 là

A. công nhân và tiểu tư sản.

B. công nhân và binh lính.

C. nông dân và tiểu tư sản.

D. công nhân và nông dân.

Câu 16: Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là

A. phê phán chế độ thuộc địa, vua quan, hô hào cải cách xã hội.

B. dùng cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân.

C. dùng bạo động vũ trang để đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc.

D. thỏa hiệp với Pháp để được trao trả độc lập.

Câu 17: Phe Liên minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm những nước nào?

A. Đức, Nhật Bản và Áo – Hung.

B. Đức, Áo – Hung.

C. Đức, Italia và Nhật Bản.

D. Đức, Mỹ và Nhật Bản.

Câu 18: Mục tiêu của Trung Quốc khi tiến hành công cuộc cải cách – mở cửa (12/ 1978) là

A. biến Trung Quốc thành một quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

B. hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

C. biến Trung Quốc thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng và văn minh.

D. xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa hiện đại và linh hoạt.

Câu 19: Cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình Huế mạnh tay hành động là

A. phong trào kháng chiến của nhân dân.

C. sự ủng hộ của đa số quan lại trong triều đình.

B. thực dân Pháp đang gặp khó khăn.

D. sự ủng hộ của Vua Hàm Nghi.

Câu 20: Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất còn được gọi là trật tự

A. Vecxai- Oasinhtơn.

B. đa cực.

C. đơn cực.

D. hai cực Ianta.

Câu 21: Đảng cộng sản Đông Dương và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (19/12/1946) ngay sau khi

A. Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam.

B. Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ.

C. cuộc đàm phán ở Phôngtennơblô (Pháp) thất bại.

D. Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn.

Câu 22: “Bất hợp tác với chính phủ Pháp và triều đình nhà Nguyễn; cổ động bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền” là chủ trương của tổ chức nào?

A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

B. Việt Nam Quốc dân dân đảng.

C. Tân Việt Cách mạng đảng.

D. Đảng Lập Hiến.

Câu 23: Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

A. Tạo ra bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc.

B. Có tầm vóc như một đại hội thành lập Đảng.

C. Chấm dứt sự khủng hoảng về tổ chức của cách mạng Việt Nam.

D. Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho mọi thắng lợi sau này.

Câu 24: Bài học của Cách mạng tháng Tám năm 1945 được Đảng ta vận dụng vào đấu tranh bảo vệ Biển đảo hiện nay là

A. kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao với kẻ thù.

B. tập hợp nhân dân trong mặt trận dân tộc thống nhất để tăng sức mạnh đoàn kết.

C. kêu gọi sự giúp đỡ và ủng hộ của bạn bè quốc tế.

D. sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng để đấu tranh.

Câu 25: Nhận xét nào dưới đây về phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là không đúng?

A. Đây là cuộc vận động dân chủ có tính chất dân tộc.

B. Đây là phong trào cách mạng có mục tiêu, hình thức đấu tranh mới.

C. Đây là cuộc vận động cách mạng có tính chất dân tộc điển hình.

D. Đây là phong trào cách mạng có tính chất dân chủ.

Câu 26: Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng Xtalingrat của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. tạo nên bước ngoặt của cuộc chiến tranh.

B. buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng minh.

C. đánh bại hoàn tàn đạo quân tinh nhuệĐức ở Liên Xô.

D. làm phá sản chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” của Hítle.

Câu 27: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc

C. Có hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.

D. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.

Câu 28: Ý nghĩa lớn nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 là

A. bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va

C. tạo điều kiện thuận lợi cho ta tại bàn ngoại giao.

B. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na- va.

D. buộc Pháp phải đàm phán với ta tại Giơ-ne-vơ.

Câu 29: Sự kiện đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe và chiến tranh lạnh đã bao trùm cả thế giới là

A. Mỹ thông qua “Học thuyết Truman” và “Kế hoạch Mácsan”.

B. sự ra đời của hội đồng tương trợ kinh tế và Tổ chức Hiệp ước Vácsava.

C. sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava.

D. sự ra đời của “kế hoạch Mác san” và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Câu 30: Những hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành ở Pháp có tác dụng gì?

A. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng thánh Mười Nga.

B. Làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng của Người.

C. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yêu nước của Việt Kiều ở Pháp.

D. Là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Câu 31: Điểm mới và tiến bộ nhất trong phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất là quan niệm

A. cứu nước phải gắn với duy tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ hơn.

B. muốn giành được độc lập dân tộc thì không chỉ có khởi nghĩa vũ trang.

C. về tập hợp lực lượng đã thay đổi: gắn với thành lập hội, tổ chức chính trị.

D. về cuộc vận động cứu nước đã thay đổi: cầu viện bên ngoài giúp đỡ.

Câu 32: Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là

A. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

C. khoa học và kỹ thuật gắn liền với nhau.

B. khoa học đi trước thúc đẩy sản xuất phát triển.

D. tập trung cho lĩnh vực công nghệ.

Câu 33: Một trong những lý do khiến Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước khác trong khu vực vào giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là Vua Ra-ma V

A. chú trọng đến cải cách giáo dục.

C. đã xây dựng bộ máy nhà nước tiến bộ.

B. đã thực hiện cải cách kinh tế kịp thời.

D. đã thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.

Câu 34: Điểm khác biệt trong chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh với Phan Bội Châu là

A. thực hiện bạo động.

B. thực hiện cải cách.

C.dựa vào Nhật đánh Pháp.

D.thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

Câu. 35: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng khắp thế giới đã tác động như thế nào đến tình hình Việt Nam (1939-1941)?

A. Đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực, các giai cấp phân hóa mạnh mẽ.

B. Kinh tế nước ta bước vào giai đoạn suy thoái, khủng hoảng trầm trọng.

C. Đời sống nhân dân thêm cực khổ, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu.

D. Tạo ra thời cơ khách quan thuận lợi cho ta tiến lên giành chính quyền trong cả nước.

Câu 36: Cho các dữ liệu sau:

1. Tôn Thất Thuyết thay lời vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương.

2. Phong trào khởi nghĩa Yên Thế tan rã.

3. Phan Đình Phùng bị thương nặng và hy sinh.

4. Pôn- Đume được cử sang làm toàn quyền Đông Dương. Thứ tự sắp xếp đúng thời gian là

A. 1-4-2-3.

B. 1-2-4-3.

C. 4-1-3-2.

D. 1-3-4-2.

Câu 37: Ý nào không phải là vai trò của Mặt trận Việt Minh trong cách mạng Tháng Tám năm1945?

A. Tập hợp và xây dựng lực lượng chính trị.

B. Góp phần xây dựng lực lượng vũ trang.

C. Tuyên truyền vũ trang, gây dựng lực lượng chính trị.

D. Tham gia xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Câu 38: Lực lượng vũ trang có vai trò như thế nào trong cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Là lực lượng cơ bản, giữ vai trò quyết định trong tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

B. Là lực lượng xung kích, nòng cốt, hỗ trợ quần chúng khởi nghĩa khi thời cơ đến.

C. Cùng với lực lượng chính trị nổi dậy giành chính quyền.

D. Lực lượng đông đảo, tham gia tích cực trong đấu tranh.

Câu 39: Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) với các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương chống Pháp là

A. lực lượng chủ yếu là nông dân.

B. mang tính chất tự vệ, tự phát

C. đặt dưới sự lãnh đạo của nông dân kiệt xuất.

D. nhằm chống chính sách cướp bóc, bình định quân sự của thực dân Pháp.

Câu 40: Đâu không phải là nguyên nhân làm thất bại cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta trong những năm 1858-1884?

A. triều đình nhà Nguyễn xa rời quần chúng nhân dân.

B. tương quan lực lượng giữa ta và Pháp quá chênh lệch.

C. triều đình nhà Nguyễn bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh Pháp.

D. nhân dân đấu tranh chống Pháp thiếu tích cực, sôi nổi.

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

A

C

D

B

D

6

7

8

9

10

C

B

B

C

C

11

12

13

14

15

C

A

D

D

D

16

17

18

19

20

C

B

A

A

A

21

22

23

24

25

A

B

B

B

C

26

27

28

29

30

A

A

A

C

D

31

32

33

34

35

A

A

D

B

C

36

37

38

39

40

D

C

B

A

D

 
Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved