Đề thi
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1, C=12, O=16, Li=7, Na=23, Mg=24, Al=27, S = 32, Cl =35,5, K=39, Ca=40, Fe=56, Cu=64, Ba=137.
Câu 1. Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C4H8O2 với dung dịch axit H2SO4 loãng thu được axit hữu cơ C2H5COOH và CH3OH. Công thức cấu tạo của X là
A. C2H5COOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOCH3.
Câu 2. Cho các chất: HCOOCH3, CH3COOH, CH3COOCH=CH2, CH3CH2CHO, (COOCH3)2. Số chất trong dãy thuộc loại este là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 3. Este HCOOCH=CH2 không phản ứng với
A. dung dịch NaOH. B. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, to).
C. kim loại. D. Dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 4. Metyl propionat có công thức cấu tạo là
A. HCOOC2H5. B. HCOOC2H3. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOCH3.
Câu 5. Cho các chất sau: tristearin, etyl fomat, tripanmitin, tinh bột, triolenin. Số chất thủy phân trong môi trường axit sinh ra glixerol là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6. Este X có mùi chuối chín và được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Tên gọi của este X là
A. benzyl axetat B. etyl butirat C. isoamyl axetat D. etyl propionat
Câu 7. Cho các este: vinyl fomat (1), metyl axetat (2), triolein (3), metyl metacrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (4). D. (3), (4), (5).
Câu 8. Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong môi trường axit, thu được axit panmitic và axit stearic có tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1. Phân tử khối của X (đvC) là
A. 886. B. 834. C. 884. D. 836.
Câu 9. Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là
A. Fructozơ. B. Tinh bột. C. Glucozơ. D. Saccarozơ.
Câu 10. Số nguyên tử hiđro trong phân tử fructozơ là
A. 10. B. 6. C. 22. D. 12.
Câu 11. Dung dịch chất không hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo phức màu xanh lam là
A. ancol etylic. B. glucozơ. C. glixerol. D. Saccarozơ.
Câu 12. Hợp chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Xenlulozơ. B. Saccarozơ. C. Glixerol. D. Glucozơ.
Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn hai gluxit X và Y đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O. Hai gluxit đó là
A. Xenlulozơ và glucozơ. B. Tinh bột và saccarozơ.
C. Tinh bột và glucozơ. D. Saccarozơ và fructozơ.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4 đun nóng, tạo ra fructozơ.
B. Xenlulozơ tan tốt trong nước và etanol.
C. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
D. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol.
Câu 15. Fructozơ không tác dụng với chất hoặc dung dịch nào sau đây?
A. H2 (xúc tác Ni, t°). B. Cu(OH)2.
C. dung dịch AgNO3/NH3, t°. D. dung dịch Br2.
Câu 16. Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là
A. CH3NH2, C6H5NH2, NH3. B. NH3, CH3NH2, C6H5NH2.
C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2. D. CH3NH2, NH3, C6H5NH2.
Câu 17. Etylamin không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. HCl. B. AlCl3. C. CH3COOH. D. KOH.
Câu 18. Chất nào sau đây là amin bậc một?
A. CH3NHC2H5 B. (CH3)2NH C. C3H7NH2 D. (CH3)3N
Câu 19. Số đồng phân amin bậc 1 có công thức C3H7NH2 là
A. 4. B. 8. C. 6. D. 2.
Câu 20. Amin nào sau đây tồn tại ở trạng thái khí ở điều kiện thường?
A. anilin. B. iso propyl amin. C. butyl amin. D. trimetyl amin.
Câu 21. Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch chất X, lắc nhẹ, thấy có kết tủa trắng. Chất X là
A. etanol. B. anilin. C. glixerol. D. axit axetic.
Câu 22. Số nhóm cacboxyl (COOH) trong phân tử glyxin là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 23. Cho các tính chất: (1) Chất rắn, (2) tồn tại dạng phân tử, (3) tồn tại dạng ion lưỡng cực, (4) dễ tan trong nước, (5) vị hơi ngọt, (6) ít tan trong nước. Ở điều kiện thường, tính chất vật lí của amino axit là
A. (1), (2), (4), (5) B. (1), (3), 5), (6) C. (1), (3), (4), (5) D. (1), (2), (5), (6)
Câu 24. Để chứng minh các amino axit có tính lưỡng tính, cho amino axit lần lượt tác dụng với
A. dd KOH và dd HCl. B. dd NaOH và dd NH3. C. dd HCl và dd Na2SO4. D. dd KOH và CuO.
Câu 25. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử | Thuốc thử | Hiện tượng |
X | Dung dịch I2 | Có màu xanh tím |
Y, Z | Cu(OH)2 trong môi trường kiềm | Dung dịch xanh lam |
Z | Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng | Kết tủa Ag trắng sáng |
T | Nước Br2 | Kết tủa trắng |
Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Hồ tinh bột, saccarozơ, anilin, glucozơ. B. Hồ tinh bột, anilin, saccarozơ, glucozơ.
C. Hồ tinh bột, saccarozơ, glucozơ, anilin. D. saccarozơ, hồ tinh bột, glucozơ, anilin.
Câu 26. Cho các chất sau: axit axetic, tripanmitin, alanin, tinh bột, saccarozơ, metyl axetat, đimetyl amin. Số chất phản ứng với dung dịch HCl (đun nóng) là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 27. Cho các phát biểu sau:
(1) Axit glutamic là thuốc bổ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.
(2) Muối đinatri glutamat là gia vị cho thức ăn (gọi là bột ngọt hay mì chính).
(3) Aminoaxit thiên nhiên (hầu hết α-aminoaxit) là cơ sở kiến tạo protein trong cơ thể sống.
(4) Các aminoaxit (nhóm NH2 ở vị trí số 6, 7…) là nguyên liệu sản xuất tơ nilon.
Phát biểu đúng là:
A. (1), (2), (4). B. (1), (3), (4) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (3)
Câu 28. Cho các chất sau: C2H5OH (1); HCOOC2H5 (2); CH3COOH (3), CH3CHO (4). Thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần là
A. (1); (2); (3); (4). B. (4); (2); (3); (1). C. (3); (1); (2); (4). D. (4); (2); (1); (3).
Câu 29. Xà phòng hóa hoàn toàn 89 gam chất béo X bằng dung dịch KOH, sau phản ứng thu được m gam xà phòng và 9,2 gam glixerol. Giá trị của m là
A. 80,6. B. 91,8. C. 96,6. D. 85,4.
Câu 30. Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 1,63 mol O2, thu được 1,14 mol CO2 và 19,8 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dd NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là
A. 20,2 B. 15,96 C. 18,36 D. 19,64
Đáp án
Đáp án phần trắc nghiệm
1A | 2C | 3C | 4C | 5C | 6C | 7B | 8B | 9C | 10D | 11A | 12B | 13B | 14D | 15D |
16D | 17D | 18C | 19D | 20D | 21B | 22C | 23C | 24A | 25C | 26A | 27B | 28D | 29C | 30C |
Câu 1. Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C4H8O2 với dung dịch axit H2SO4 loãng thu được axit hữu cơ C2H5COOH và CH3OH. Công thức cấu tạo của X là
A. C2H5COOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOCH3.
Phương pháp giải
Dựa vào sản phẩm sau khi thủy phân trong dung dịch axit
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 2. Cho các chất: HCOOCH3, CH3COOH, CH3COOCH=CH2, CH3CH2CHO, (COOCH3)2. Số chất trong dãy thuộc loại este là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Phương pháp giải
Este chứa nhóm chức –COO-
Lời giải chi tiết
HCOOCH3, CH3COOCH=CH2, (COOCH3)2
Đáp án C
Câu 3. Este HCOOCH=CH2 không phản ứng với
A. dung dịch NaOH. B. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, to).
C. kim loại. D. Dung dịch AgNO3/NH3.
Phương pháp giải
Dựa vào tính chất hóa học của este không no chứa liên kết đôi trong cấu tạo
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 4. Metyl propionat có công thức cấu tạo là
A. HCOOC2H5. B. HCOOC2H3. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOCH3.
Phương pháp giải
Dựa vào tên gọi của este
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 5. Cho các chất sau: tristearin, etyl fomat, tripanmitin, tinh bột, triolenin. Số chất thủy phân trong môi trường axit sinh ra glixerol là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Phương pháp giải
Chất thủy phân trong môi trường axit sinh ra glixerol là este ba chức hoặc chất béo
Lời giải chi tiết
Đáp án C: tristearin, tripanmitin, triolenin
Câu 6. Este X có mùi chuối chín và được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Tên gọi của este X là
A. benzyl axetat B. etyl butirat C. isoamyl axetat D. etyl propionat
Phương pháp giải
Dựa vào công thức este có mùi chuối chín
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 7. Cho các este: vinyl fomat (1), metyl axetat (2), triolein (3), metyl metacrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (3), (4). D. (3), (4), (5).
Phương pháp giải
Este phản ứng với dung dịch NaOH sinh ra ancol -® este được tạo bởi gốc ancol no, hoặc gốc ancol không có nối đôi trực tiếp liên kết với gốc –COO-
Lời giải chi tiết
(2), (3), (4) khi tác dụng với NaOH tạo ancol
Đáp án B
Câu 8. Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong môi trường axit, thu được axit panmitic và axit stearic có tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1. Phân tử khối của X (đvC) là
A. 886. B. 834. C. 884. D. 836.
Phương pháp giải
Triglixerit X thủy phân tỉ lệ mol 2:1 tương ứng có 2 mol gốc panmitic và 1 mol stearic
Lời giải chi tiết
[(C15H31COO)2(C17H35COO)]C3H5
M =834
Đáp án B
Câu 9. Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là
A. Fructozơ. B. Tinh bột. C. Glucozơ. D. Saccarozơ.
Phương pháp giải
Dựa vào tính chất của carbonhidrat
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 10. Số nguyên tử hiđro trong phân tử fructozơ là
A. 10. B. 6. C. 22. D. 12.
Phương pháp giải
Công thức fructozo: C6H12O6
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 11. Dung dịch chất không hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo phức màu xanh lam là
A. ancol etylic. B. glucozơ. C. glixerol. D. Saccarozơ.
Phương pháp giải
Chất hòa tan Cu(OH)2 có nhiều nhóm –OH xếp liền kề nhau
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 12. Hợp chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Xenlulozơ. B. Saccarozơ. C. Glixerol. D. Glucozơ.
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn hai gluxit X và Y đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O. Hai gluxit đó là
A. Xenlulozơ và glucozơ. B. Tinh bột và saccarozơ.
C. Tinh bột và glucozơ. D. Saccarozơ và fructozơ.
Phương pháp giải
Viết công thức của các carbonhidrat
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 14. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4 đun nóng, tạo ra fructozơ.
B. Xenlulozơ tan tốt trong nước và etanol.
C. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
D. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol.
Phương pháp giải
Dựa vào tính chất hóa học của carbonhidrat
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 15. Fructozơ không tác dụng với chất hoặc dung dịch nào sau đây?
A. H2 (xúc tác Ni, t°). B. Cu(OH)2.
C. dung dịch AgNO3/NH3, t°. D. dung dịch Br2.
Phương pháp giải
Dựa vào tính chất hóa học của fructozo
Lời giải chi tiết
Đáp án D vì fructozo không chứa nhóm chức phản ứng được với dung dịch Br2
Câu 16. Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là
A. CH3NH2, C6H5NH2, NH3. B. NH3, CH3NH2, C6H5NH2.
C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2. D. CH3NH2, NH3, C6H5NH2.
Phương pháp giải
Dựa vào tính bazo của amin
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 17. Etylamin không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. HCl. B. AlCl3. C. CH3COOH. D. KOH.
Phương pháp giải
Etylamin không phản ứng được với dung dịch muối
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 18. Chất nào sau đây là amin bậc một?
A. CH3NHC2H5 B. (CH3)2NH C. C3H7NH2 D. (CH3)3N
Phương pháp giải
Amin bậc 1 có dạng: RNH2
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 19. Số đồng phân amin bậc 1 có công thức C3H7NH2 là
A. 4. B. 8. C. 6. D. 2.
Phương pháp giải
Viết đồng phân amin bậc 1 của phân tử C3H7NH2
Lời giải chi tiết
Đáp án D
CH3-CH2-CH2-NH2
CH3-CH(NH2)-CH3
Câu 20. Amin nào sau đây tồn tại ở trạng thái khí ở điều kiện thường?
A. anilin. B. iso propyl amin. C. butyl amin. D. trimetyl amin.
Phương pháp giải
Amin tồn tại thể khí từ 1C – 4C
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 21. Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch chất X, lắc nhẹ, thấy có kết tủa trắng. Chất X là
A. etanol. B. anilin. C. glixerol. D. axit axetic.
Phương pháp giải
Chất phản ứng với dung dịch brom: phenol, anilin
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 22. Số nhóm cacboxyl (COOH) trong phân tử glyxin là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Phương pháp giải
Glyxin là amino axit có 1 –NH2 và 1 –COOH
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 23. Cho các tính chất: (1) Chất rắn, (2) tồn tại dạng phân tử, (3) tồn tại dạng ion lưỡng cực, (4) dễ tan trong nước, (5) vị hơi ngọt, (6) ít tan trong nước. Ở điều kiện thường, tính chất vật lí của amino axit là
A. (1), (2), (4), (5) B. (1), (3), 5), (6) C. (1), (3), (4), (5) D. (1), (2), (5), (6)
Phương pháp giải
Dựa vào tính chất vật lí của amino axit
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 24. Để chứng minh các amino axit có tính lưỡng tính, cho amino axit lần lượt tác dụng với
A. dd KOH và dd HCl. B. dd NaOH và dd NH3.
C. dd HCl và dd Na2SO4. D. dd KOH và CuO.
Phương pháp giải
Chất lưỡng tính là chất tác dụng được với cả dung dịch axit và bazo
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 25. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử | Thuốc thử | Hiện tượng |
X | Dung dịch I2 | Có màu xanh tím |
Y, Z | Cu(OH)2 trong môi trường kiềm | Dung dịch xanh lam |
Z | Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng | Kết tủa Ag trắng sáng |
T | Nước Br2 | Kết tủa trắng |
Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Hồ tinh bột, saccarozơ, anilin, glucozơ. B. Hồ tinh bột, anilin, saccarozơ, glucozơ.
C. Hồ tinh bột, saccarozơ, glucozơ, anilin. D. saccarozơ, hồ tinh bột, glucozơ, anilin.
Phương pháp giải
Dựa vào kết quả thí nghiệm để nhận biết các nhóm chức trong mẫu thử
Lời giải chi tiết
X tác dụng với dung dịch I2 tạo hiện tượng màu xanh tím: hồ tinh bột
T tác dụng với nước Br2 tạo kết tủa trắng: anilin
Y, Z tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm: saccarzo hoặc glucozo
Z tác dụng với AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng tạo kết tủa Ag: glucozo
Nên Y: saccarozo
Đáp án C
Câu 26. Cho các chất sau: axit axetic, tripanmitin, alanin, tinh bột, saccarozơ, metyl axetat, đimetyl amin. Số chất phản ứng với dung dịch HCl (đun nóng) là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Phương pháp giải
Chất tác dụng được với HCl: este, chất béo, amino axit, amin, các chất có phản ứng thủy phân trong môi trường axit
Lời giải chi tiết
Đáp án A: tất cả trừ axit axetic
Câu 27. Cho các phát biểu sau:
(1) Axit glutamic là thuốc bổ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.
(2) Muối đinatri glutamat là gia vị cho thức ăn (gọi là bột ngọt hay mì chính).
(3) Aminoaxit thiên nhiên (hầu hết α-aminoaxit) là cơ sở kiến tạo protein trong cơ thể sống.
(4) Các aminoaxit (nhóm NH2 ở vị trí số 6, 7…) là nguyên liệu sản xuất tơ nilon.
Phát biểu đúng là:
A. (1), (2), (4). B. (1), (3), (4) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (3)
Phương pháp giải
Dựa vào tính chất vật lí và tính chất hóa học của amino axit
Lời giải chi tiết
Đáp án B
(2) sai vì muối mononatri glutamat là gia vị cho thức ăn
Câu 28. Cho các chất sau: C2H5OH (1); HCOOC2H5 (2); CH3COOH (3), CH3CHO (4). Thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần là
A. (1); (2); (3); (4). B. (4); (2); (3); (1). C. (3); (1); (2); (4). D. (4); (2); (1); (3).
Phương pháp giải
Nhiệt độ sôi giảm dần: axit, ancol, este, andehit, hydrocarbon
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 29. Xà phòng hóa hoàn toàn 89 gam chất béo X bằng dung dịch KOH, sau phản ứng thu được m gam xà phòng và 9,2 gam glixerol. Giá trị của m là
A. 80,6. B. 91,8. C. 96,6. D. 85,4.
Phương pháp giải
Tính số mol glixerol từ đó tính n KOH. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để tính khối lượng xà phòng
Lời giải chi tiết
\(\begin{array}{l}{n_{glixerol}} = \frac{{9,2}}{{92}} = 0,1mol \to {n_{KOH}} = 0,1.3 = 0,3mol\\BTKL:{m_X} + {m_{KOH}} = {m_{xaphong}} + {m_{glixerol}}\\ \to {m_{xaphong}} = 89 + 0,3.56 - 9,2 = 96,9g\end{array}\)
Đáp án C
Câu 30. Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 1,63 mol O2, thu được 1,14 mol CO2 và 19,8 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dd NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là
A. 20,2 B. 15,96 C. 18,36 D. 19,64
Phương pháp giải
Bảo toàn nguyên tố O để tính số mol X.
Áp dụng bảo toàn khối lượng để tính giá trị của b
Lời giải chi tiết
BT nguyên tố O: \(\begin{array}{l}6.{n_X} + 2.{n_{O2}} = 2.{n_{CO2}} + {n_{H2O}}\\ \to {n_X} = 0,02mol\end{array}\)
BTKL: \(\begin{array}{l}{m_X} + {m_{O2}} = {m_{CO2}} + {m_{H2O}}\\ \to {m_X} = 17,8g\\X + 3NaOH \to {(RCOO)_3}Na + {C_3}{H_5}{(OH)_3}\\BTKL:{m_X} + 3.{m_{NaOH}} = m + {m_{C3H5(OH)3}}\\{m_{muoi}} = 17,8 + 0,02.3.40 - 0,02.92 = 18,36g\end{array}\)
Đáp án C
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 12
Bài 7. Công dân với các quyền dân chủ
CHƯƠNG 1. ESTE - LIPIT
CHƯƠNG 2. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Lịch sử lớp 12