Đề thi
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Đâu là nhận xét đúng về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Mây và sóng?
A. Vừa lung linh, kì ảo, vừa chân thực, sinh động
B. Được thể hiện qua các phép so sánh, ẩn dụ độc đáo
C. Mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc
D. Tất cả đáp án trên
Câu 2. Những từ chứa các tiếng đồng âm là?
A. Lợi: lợi ích, lợi tức, răng lợi, lợi lộc, lợi nhuận …
B. Bình: bình tĩnh, bình tâm, lục bình, hòa bình, bình ổn, bình dị, bình thường …
C. Ba: ba cây, ba que, ba mươi, ba trăm, ba hoa …
D. Là: là là, là lạ, là lượt, lượt là, bàn là, nếp là …
Câu 3. Đâu không phải chi tiết kì ảo trong truyện Thánh Gióng?
A. Sự thụ thai thần kỳ
B. Giặc Ân xâm lược nước ta
C. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi
D. Thánh Gióng bay về trời
Câu 4. Từ “ăn” trong câu “ăn cho ấm bụng” được dùng với nghĩa chuyển, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 5. Văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng nghị luận về một nhà văn, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 6. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản Góc nhìn là?
A. Nghị luận
B. Miêu tả
C. Tự sự
D. Thuyết minh
Câu 7. Nhân vật chính trong bài thơ Những cánh buồm là ai?
A. Người cha
B. Người con
C. Biển cả
D. Cha và con
Câu 8. Trong văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc, khi trình bày luận điểm “Hạnh phúc còn được tạo nên từ những vất vả, mệt nhọc, nỗi đau”, tác giả đã dùng hình ảnh của ai để làm dẫn chứng?
A. Võ Thị Ngọc Nữ
B. Võ Thị Sáu
C. Đặng Thùy Trâm
D. Nguyễn Thị Ánh Viên
Câu 9. Tình cảm nào được thể hiện rõ nét nhất trong bài thơ Con là…?
A. Tình cảm của người con dành cho cha
B. Tình cảm của người cha dành cho con
C. Tình cảm cha mẹ dành cho con
D. Tình cảm của ông bà dành cho cháu
Câu 10. Từ mượn là từ như thế nào?
A. Do nhân dân tự sáng tạo ra
B. Không có trong từ điển
C. Được xuất hiện trong từ điển
D. Được vay mượn từ tiếng nước ngoài
Câu 11. Đề bài sau đây phù hợp nhất với văn bản nào?
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về tình phụ tử được thể hiện trong bài thơ…
A. Chuyện cổ nước mình
B. Hoa bìm
C. Những cánh buồm
D. Mây và sóng
Câu 12. Trong văn bản Góc nhìn, điều gì đã xảy ra khi nhà vua trở về sau chuyến vi hành?
A. Chân của ông rất đau
B. Ông mắc chứng bệnh lạ
C. Ông thay đổi tính nết
D. Ông trở nên khó chịu với mọi người
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về văn bản “Gió lạnh đầu mùa”.
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM
Câu 1
Đâu là nhận xét đúng về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Mây và sóng? A. Vừa lung linh, kì ảo, vừa chân thực, sinh động B. Được thể hiện qua các phép so sánh, ẩn dụ độc đáo C. Mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Mây và sóng:
- Vừa lung linh, kì ảo, vừa chân thực, sinh động
- Được thể hiện qua các phép so sánh, ẩn dụ độc đáo
- Mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc
=> Đáp án: D
Câu 2
Những từ chứa các tiếng đồng âm là? A. Lợi: lợi ích, lợi tức, răng lợi, lợi lộc, lợi nhuận … B. Bình: bình tĩnh, bình tâm, lục bình, hòa bình, bình ổn, bình dị, bình thường … C. Ba: ba cây, ba que, ba mươi, ba trăm, ba hoa … D. Là: là là, là lạ, là lượt, lượt là, bàn là, nếp là … |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về từ đồng âm
Lời giải chi tiết:
Những từ chứa các tiếng đồng âm là ‘Lợi: lợi ích, lợi tức, răng lợi, lợi lộc, lợi nhuận …”
=> Đáp án: A
Câu 3
Đâu không phải chi tiết kì ảo trong truyện Thánh Gióng? A. Sự thụ thai thần kỳ B. Giặc Ân xâm lược nước ta C. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi D. Thánh Gióng bay về trời |
Phương pháp:
Nhớ lại các chi tiết kì ảo xuất hiện trong truyện Thánh Gióng
Lời giải chi tiết:
Giặc Ân xâm lược nước ta không phải chi tiết kì ảo trong truyện Thánh Gióng
=> Đáp án: B
Câu 4
Từ “ăn” trong câu “ăn cho ấm bụng” được dùng với nghĩa chuyển, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về nghĩa của từ ngữ
Lời giải chi tiết:
Sai
=> Đáp án: B
Câu 5
Văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng nghị luận về một nhà văn, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Sai
=> Đáp án: B
Câu 6
Phương thức biểu đạt chính trong văn bản Góc nhìn là? A. Nghị luận B. Miêu tả C. Tự sự D. Thuyết minh |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Phương thức biểu đạt chính trong văn bản Góc nhìn là tự sự
=> Đáp án: C
Câu 7
Nhân vật chính trong bài thơ Những cánh buồm là ai? A. Người cha B. Người con C. Biển cả D. Cha và con |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
Nhân vật chính trong bài thơ Những cánh buồm là cha và con
=> Đáp án: D
Câu 8
Trong văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc, khi trình bày luận điểm “Hạnh phúc còn được tạo nên từ những vất vả, mệt nhọc, nỗi đau”, tác giả đã dùng hình ảnh của ai để làm dẫn chứng? A. Võ Thị Ngọc Nữ B. Võ Thị Sáu C. Đặng Thùy Trâm D. Nguyễn Thị Ánh Viên |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Tác giả đã dùng hình ảnh của Võ Thị Ngọc Nữ để làm dẫn chứng
=> Đáp án: A
Câu 9
Tình cảm nào được thể hiện rõ nét nhất trong bài thơ Con là…? A. Tình cảm của người con dành cho cha B. Tình cảm của người cha dành cho con C. Tình cảm cha mẹ dành cho con D. Tình cảm của ông bà dành cho cháu |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
Tình cảm của người cha dành cho con được thể hiện rõ nét nhất trong bài thơ Con là…
=> Đáp án: B
Câu 10
Từ mượn là từ như thế nào? A. Do nhân dân tự sáng tạo ra B. Không có trong từ điển C. Được xuất hiện trong từ điển D. Được vay mượn từ tiếng nước ngoài |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về từ mượn
Lời giải chi tiết:
Từ mượn là từ được vay mượn từ tiếng nước ngoài
=> Đáp án: D
Câu 11
Đề bài sau đây phù hợp nhất với văn bản nào? Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về tình phụ tử được thể hiện trong bài thơ… A. Chuyện cổ nước mình B. Hoa bìm C. Những cánh buồm D. Mây và sóng |
Phương pháp:
Đọc kĩ đề bài và lựa chọn tác phẩm phù hợp
Lời giải chi tiết:
Đề bài trên phù hợp nhất với văn bản Những cánh buồm
=> Đáp án: C
Câu 12
Trong văn bản Góc nhìn, điều gì đã xảy ra khi nhà vua trở về sau chuyến vi hành? A. Chân của ông rất đau B. Ông mắc chứng bệnh lạ C. Ông thay đổi tính nết D. Ông trở nên khó chịu với mọi người |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản Góc nhìn, khi nhà vua trở về sau chuyến vi hành thì chân của ông rất đau
=> Đáp án: A
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về văn bản “Gió lạnh đầu mùa" |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung văn bản và nêu cảm nhận
Lời giải chi tiết:
Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc và gợi ra nhiều suy ngẫm cho mỗi người về tình yêu thương trong cuộc sống. Với giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, nhà văn đã khắc họa một cách rõ nét hình ảnh các nhân vật xuất hiện xuyên suốt truyện ngắn với chân dung đẹp đẽ, sống động. Hai chị em Lan và Sơn vì thương đám trẻ nghèo mà mang áo của em gái mình ra cho cô bạn nhỏ. Để rồi sợ mẹ mắng mà khép nép không dám nhìn mẹ. Cũng vì hành động của con trẻ, mà người mẹ ngỡ ra được bao điều và cho người mẹ nghèo vay tiền mua áo cho con. Đó chính là khoảnh khắc đẹp đẽ của cả người lớn và trẻ em – khoảnh khắc chứa chan tình người khiến cho người đọc chúng ta cũng rưng rưng xúc động. Con người thường chỉ nghĩ đến mình mà khó nghĩ được cho người khác, và người mà có cuộc sống đủ đầy lại càng khó nghĩ cho những người khốn khó hơn mình vì họ không hiểu được những gánh nặng của những người khó khăn. Thế nhưng, những em bé trong câu chuyện dù sống trong nhung lụa vẫn hiểu và thương những mảnh đời khó khăn thì đó thực sự là vẻ đẹp quý giá của tình người. Có thể thấy, bức tranh đầu mùa đông được nhà văn Thạch Lam miêu tả rất chính xác, tinh tế. Cảnh vật như nổi hình, nổi khối trước mắt người đọc. Còn bức tranh tình người hiện lên vừa ấm áp, vừa đơn sơ, vừa quen thuộc nhưng rộn ràng, hạnh phúc, dạt dào tình cảm, cảm xúc. Có thể nói rằng, với ngòi bút tài hoa của nhà văn Thạch Lam, truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả trong suốt mấy mươi năm qua vì vẻ đẹp tình người.
Bộ đề ôn tập hè
Sách bài tập Ngữ văn 6 Học kì II - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Lịch sử lớp 6
Chủ đề 4: Oxygen và không khí
Unit 1: What's your favourite band?
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6