Đề thi
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? đã nêu lên vấn đề nghị luận ngay trên nhan đề, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 2. Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? là văn bản của tác giả nào?
A. Lí Lan
B. Hà My
C. Nguyễn Nhật Ánh
D. Phạm Thị Ngọc Diễm
Câu 3. Xác định nội dung của đoạn trích dưới đây:
Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất. Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy. Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc nghiên cứu khoa học.
(Học thầy, học bạn – Nguyễn Thanh Tú)
A. Giới thiệu hai câu tục ngữ
B. Khẳng định tầm quan trọng của học thầy
C. Khẳng định giá trị của hai câu tục ngữ
D. Khẳng định tầm quan trọng của học bạn
Câu 4. Trong văn bản Tuổi thơ tôi, cảm xúc của các bạn cùng lớp trong câu chuyện chọc ghẹo Lợi diễn biến như thế nào?
A. Từ hả hê, vui sướng đến nặng lòng, hối hận, tiếc nuối
B. Từ ghen ghét, khó chịu đến vui sướng, hả hê
C. Từ tức giận đến nặng lòng, hối hận, tiếc nuối
D. Từ nặng lòng, hối hận, tiếc nuối đến hả hê, vui sướng
Câu 5. Trong văn bản Góc nhìn, anh người hầu đã đưa ra sáng kiến gì?
A. Lắp cho vua một cỗ xe ngựa
B. Phủ da bò quanh chân vua
C. Khuyên vua không đi vi hành nữa
D. A và B đúng
Câu 6. Từ “ơi” trong câu: “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!” thuộc từ loại nào?
A. Tình thái từ
B. Trợ từ
C. Thán từ
D. Phó từ
Câu 7. Truyện Thánh Gióng là tác phẩm nói về đề tài gì?
A. Người nông dân
B. Người trí thức
C. Chống giặc ngoại xâm
D. Vẻ đẹp đất nước
Câu 8. Điền vào chỗ trống để được nhận xét đúng về văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng.
Quá trình phát triển của nhân vật dồi dào ý nghĩa nhân sinh và (…), (…).
A. đáng yêu, đáng mến
B. anh hùng, dũng mãnh
C. nên thơ, nên họa
D. dũng cảm, yêu nước
Câu 9. Ý “học thầy” trong văn bản Học thầy, học bạn liên quan đến câu tục ngữ nào dưới đây?
A. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
B. Uống nước nhớ nguồn
C. Không thầy đố mày làm nên
D. Có chí thì nên
Câu 10. Tổ quốc, đất nước, giang sơn là những từ mượn tiếng Hán, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 11. Thông điệp được gửi gắm trong văn bản Gió lạnh đầu mùa là?
A. Yêu thương con người là món quà quý giá của cuộc sống
B. Bảo vệ thiên nhiên giúp cuộc sống chất lượng hơn
C. Chất lượng cuộc sống nằm trong ý thức của mỗi người
D. Tất cả đáp án trên
Câu 12. Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?
Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”, tiếng tên lính hầu thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc”, tiếng quan lớn truyền: “Ừ”. Kẻ này “bát sách! Ăn”. Người kia “thất văn”!... “Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái; khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh.
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
A. “Điếu, mày”
B. “Dạ”, “Ừ”
C. “Bẩm, bốc”
D. “bát sách! Ăn”, “thất văn”!... “Phỗng”
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ mà em yêu thích.
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM
Câu 1
Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? đã nêu lên vấn đề nghị luận ngay trên nhan đề, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Đúng
=> Đáp án: A
Câu 2
Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? là văn bản của tác giả nào? A. Lí Lan B. Hà My C. Nguyễn Nhật Ánh D. Phạm Thị Ngọc Diễm |
Phương pháp:
Nhớ lại thông tin tác phẩm
Lời giải chi tiết:
Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? là văn bản của tác giả Phạm Thị Ngọc Diễm
=> Đáp án: D
Câu 3
Xác định nội dung của đoạn trích dưới đây: Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất. Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy. Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc nghiên cứu khoa học. (Học thầy, học bạn – Nguyễn Thanh Tú) A. Giới thiệu hai câu tục ngữ B. Khẳng định tầm quan trọng của học thầy C. Khẳng định giá trị của hai câu tục ngữ D. Khẳng định tầm quan trọng của học bạn |
Phương pháp:
Đọc kĩ và xác định nội dung đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Nội dung đoạn trích: Khẳng định tầm quan trọng của học thầy
=> Đáp án: B
Câu 4
Trong văn bản Tuổi thơ tôi, cảm xúc của các bạn cùng lớp trong câu chuyện chọc ghẹo Lợi diễn biến như thế nào? A. Từ hả hê, vui sướng đến nặng lòng, hối hận, tiếc nuối B. Từ ghen ghét, khó chịu đến vui sướng, hả hê C. Từ tức giận đến nặng lòng, hối hận, tiếc nuối D. Từ nặng lòng, hối hận, tiếc nuối đến hả hê, vui sướng |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản Tuổi thơ tôi, cảm xúc của các bạn cùng lớp trong câu chuyện chọc ghẹo Lợi diễn biến từ hả hê, vui sướng đến nặng lòng, hối hận, tiếc nuối
=> Đáp án: A
Câu 5
Trong văn bản Góc nhìn, anh người hầu đã đưa ra sáng kiến gì? A. Lắp cho vua một cỗ xe ngựa B. Phủ da bò quanh chân vua C. Khuyên vua không đi vi hành nữa D. A và B đúng |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản Góc nhìn, anh người hầu đã đưa ra sáng kiến phủ da bò quanh chân vua
=> Đáp án: B
Câu 6
Từ “ơi” trong câu: “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!” thuộc từ loại nào? A. Tình thái từ B. Trợ từ C. Thán từ D. Phó từ |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về các loại từ
Lời giải chi tiết:
Từ “ơi” trong câu: “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!” thuộc thán từ
=> Đáp án: C
Câu 7
Truyện Thánh Gióng là tác phẩm nói về đề tài gì? A. Người nông dân B. Người trí thức C. Chống giặc ngoại xâm D. Vẻ đẹp đất nước |
Phương pháp:
Từ nội dung truyện rút ra đề tài
Lời giải chi tiết:
Truyện Thánh Gióng là tác phẩm nói về đề tài chống giặc ngoại xâm
=> Đáp án: C
Câu 8
Điền vào chỗ trống để được nhận xét đúng về văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng. Quá trình phát triển của nhân vật dồi dào ý nghĩa nhân sinh và (…), (…). A. đáng yêu, đáng mến B. anh hùng, dũng mãnh C. nên thơ, nên họa D. dũng cảm, yêu nước |
Phương pháp:
Đọc và điền từ ngữ phù hợp
Lời giải chi tiết:
Quá trình phát triển của nhân vật dồi dào ý nghĩa nhân sinh và (đáng yêu), (đáng mến).
=> Đáp án: A
Câu 9
Ý “học thầy” trong văn bản Học thầy, học bạn liên quan đến câu tục ngữ nào dưới đây? A. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng B. Uống nước nhớ nguồn C. Không thầy đố mày làm nên D. Có chí thì nên |
Phương pháp:
Xác định nghĩa của từ và lựa chọn câu tục ngữ phù hợp
Lời giải chi tiết:
Ý “học thầy” trong văn bản Học thầy, học bạn liên quan đến câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên
=> Đáp án: C
Câu 10
Tổ quốc, đất nước, giang sơn là những từ mượn tiếng Hán, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về từ mượn, từ Hán Việt
Lời giải chi tiết:
Sai, “đất nước” là từ thuần Việt
=> Đáp án: B
Câu 11
Thông điệp được gửi gắm trong văn bản Gió lạnh đầu mùa là? A. Yêu thương con người là món quà quý giá của cuộc sống B. Bảo vệ thiên nhiên giúp cuộc sống chất lượng hơn C. Chất lượng cuộc sống nằm trong ý thức của mỗi người D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp:
Từ nội dung văn bản rút ra thông điệp
Lời giải chi tiết:
Thông điệp: Yêu thương con người là món quà quý giá của cuộc sống
=> Đáp án: A
Câu 12
Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt? Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”, tiếng tên lính hầu thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc”, tiếng quan lớn truyền: “Ừ”. Kẻ này “bát sách! Ăn”. Người kia “thất văn”!... “Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái; khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh. (Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay) A. “Điếu, mày” B. “Dạ”, “Ừ” C. “Bẩm, bốc” D. “bát sách! Ăn”, “thất văn”!... “Phỗng” |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về nghĩa đặc biệt của từ ngữ
Lời giải chi tiết:
Những từ “bát sách! Ăn”, “thất văn”!... “Phỗng” đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt
=> Đáp án: D
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ mà em yêu thích |
Phương pháp:
Lựa chọn bài thơ bất kì để ghi lại cảm xúc.
Lời giải chi tiết:
Trải qua biết bao nếp gấp của cuộc đời, con người dễ dàng bị chìm đắm trong cõi nhân gian nhưng những mơ ước một thời vẫn mãi đeo đuổi, bay bổng vượt thời gian đến với các thế hệ sau một cách tuyệt vời. Hương vị của tinh thần tốt đẹp ấy được thể hiện sâu sắc trong bài thơ Những cánh buồm của nhà thơ Hoàng Trung Thông:
Hai cha con bước đi trên cát
...
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.
Bài thơ giàu chất suy tư, trầm lắng trong từng nhịp thơ, thầm thì như tiếng vỗ êm đềm của đại dương, nhưng vẫn huyền diệu trong hình ảnh thơ hai cha con với những hoài bão trong sáng như một huyền thoại. Hoàng Trung Thông gửi gắm ước mơ được bay xa tới những vùng trời mơ ước của hai thế hệ trong hình tượng cánh buồm căng phồng lao đi trên mặt biển trong hơi gió. Hình ảnh hai cha con tiếp bước song song nhau trên bãi cát làm chan chứa một hồi âm lan truyền chan hòa trong sắc trời đại dượng thật kì diệu. Không gian khoáng đãng rực rỡ, long lanh màu màu hạnh phúc như mở ra, mời gọi con người. Chính người cha đã dệt cả vẻ đẹp tiềm ẩn của biển vào lòng con mình khi dìu dắt cậu bé bước đi trên nền của biển mà chỉ cần một chút nữa thôi con mình sẽ ùa ra hiến được. Thật hạnh phúc khi cả hai cha con đều trong một tâm trạng phơi phới, háo hức muốn tìm hiểu về biển. Khổ thơ là lời tâm sự trìu mến của người cha đối với con. Mỗi một con người, ai cũng từng trải qua tuổi thơ ngây ngô với những ước mơ vô tận và đẹp đẽ. Với tư cách người dẫn đường, người cha từng bước tiếp tục tạo điều kiện chắp cánh cho ước mơ của con trên nền của một hoài bão lớn. Họ đã bước đi rất lâu, như hòa nhập trong lòng biển, trong nhịp bước song song trên cát từ buổi bình minh của ngày mới đến lúc nắng đã lên cao. Hi vọng rằng sẽ có thật nhiều, thật nhiều cánh buồm no gió lao đi trên biển, khơi quê hương Việt Nam dấu yêu như ước mơ của cậu bé đã được người cha ủng hộ và chắp cánh bay cao.
BÀI 4
Chương 4. Một số yếu tố thống kê và xác suất
Unit 9: Getting around
CHƯƠNG VIII: LỰC TRONG ĐỜI SỐNG
BÀI 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6