Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Trong văn bản Sự tích Hồ Gươm, tại sao Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Thăng Long?
A. Vì rùa Vàng đòi gươm khi Lê Lợi đang cưỡi thuyền rồng
B. Đất nước hòa bình, nhà vua còn nhiều việc phải làm nên hẹn trả ở Thăng Long
C. Không tìm được nhà vua ở Thanh Hóa nên tới Thăng Long
D. Thể hiện tư tưởng hòa bình của toàn dân trên khắp mọi miền đất nước
Câu 2. Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây?
A. Từ đơn và từ ghép
B. Từ đơn và từ láy
C. Từ đơn
D. Từ ghép và từ láy
Câu 3. Mục đích của thảo luận nhóm là?
A. Bày tỏ ý kiến, lắng nghe và chia sẻ góc nhìn với những người xung quanh
B. Lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh
C. Bày tỏ ý kiến của bản thân với mọi người xung quan
D. Ghi nhận ý kiến đóng góp của mọi người
Câu 4. Yêu cầu về nội dung khi làm một bài thơ lục bát là gì?
A. Thể hiện cá tính bản thân
B. Thể hiện cái nhìn độc đáo
C. Thể hiện được cách nhìn, cách cảm nhận mới lạ, sâu sắc, thú vị… về cuộc sống.
D. Thể hiện chân thực đời sống
Câu 5. Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?
A. Vắt cổ chày ra nước
B. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
C. Chó ăn đá, gà ăn sỏi
D. Lanh chanh như hành không muối
Câu 6. Trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…, tác giả khẳng định bài ca dao là lời của ai?
A. Cô gái
B. Chàng trai
C. Đứa trẻ
D. A và B đúng
Câu 7. Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng?
A. Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc
B. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi
C. Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc
D. Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy
Câu 8. Đề tài nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt?
A. Ngôi trường em yêu
B. Cảnh chợ cá bên bờ biển
C. Ngày tết trung thu ở quê em
D. Cảnh thu hoạch lúa
Câu 9. Thông điệp được gửi gắm trong văn bản Thương nhớ bầy ong là?
A. Ong là loài vật hung dữ nhưng có ích, vì vậy hãy nuôi ong
B. Tuổi thơ có vô vàn cảm xúc tươi đẹp
C. Vạn vật trên đời đều có linh hồn và xứng đáng được trân trọng, nâng niu
D. Yêu nước là phẩm chất cao đẹp của mỗi con người
Câu 10. Em nhận được bài học gì từ văn bản Một năm ở Tiểu học?
A. Tuổi nhỏ nên tập trung tuyệt đối cho việc học để sau này trở thành người có ích
B. Nên cân đối giữa hoạt động vui chơi và việc học để phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ
C. Tuổi nhỏ cần ưu tiên hoạt động vui chơi để đầu óc thoải mái hơn
D. Tất cả đáp án trên
Câu 11. Trong các đề tài sau, đề tài nào phù hợp với bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt?
A. Miêu tả ngôi nhà của em
B. Tả khu vườn buổi sớm
C. Cảnh sân trường giờ ra chơi
D. Cảm nghĩ về người thầy
Câu 12. Tác phẩm Thương nhớ bầy ong trích trong tập nào?
A. Đá vàng
B. Đợi chờ gió và trăng
C. Hoa đá trước heo may
D. Hồi kí Song đôi
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Nêu tác dụng liên kết câu của trạng ngữ trong hai đoạn văn sau:
a. Năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, có chiếu nhà vua sai quan trạng đi sứ. Khi chia tay, quan trạng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giắt luôn trong người phòng khi dùng đến.
b. Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét. Định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em xuống nước.
Câu 2. Vào một buổi sáng đến trường để làm trực nhật. Em bỗng thấy một cành non bị gãy và rụng hết lá. Chuyện gì sẽ xảy ra? Em hãy kể lại câu chuyện?
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Trong văn bản Sự tích Hồ Gươm, tại sao Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Thăng Long? A. Vì rùa Vàng đòi gươm khi Lê Lợi đang cưỡi thuyền rồng B. Đất nước hòa bình, nhà vua còn nhiều việc phải làm nên hẹn trả ở Thăng Long C. Không tìm được nhà vua ở Thanh Hóa nên tới Thăng Long D. Thể hiện tư tưởng hòa bình của toàn dân trên khắp mọi miền đất nước |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D
Câu 2 (0.25 điểm):
Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây? A. Từ đơn và từ ghép B. Từ đơn và từ láy C. Từ đơn D. Từ ghép và từ láy |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về từ phức
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D
Câu 3 (0.25 điểm):
Mục đích của thảo luận nhóm là? A. Bày tỏ ý kiến, lắng nghe và chia sẻ góc nhìn với những người xung quanh B. Lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh C. Bày tỏ ý kiến của bản thân với mọi người xung quan D. Ghi nhận ý kiến đóng góp của mọi người |
Phương pháp giải:
Nhớ lại mục đích của thảo luận nhóm
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Câu 4 (0.25 điểm):
Yêu cầu về nội dung khi làm một bài thơ lục bát là gì? A. Thể hiện cá tính bản thân B. Thể hiện cái nhìn độc đáo C. Thể hiện được cách nhìn, cách cảm nhận mới lạ, sâu sắc, thú vị… về cuộc sống. D. Thể hiện chân thực đời sống |
Phương pháp giải:
Nhớ lại yêu cầu khi viết một bài thơ lục bát
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 5 (0.25 điểm):
Câu nào dưới đây không phải thành ngữ? A. Vắt cổ chày ra nước B. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu C. Chó ăn đá, gà ăn sỏi D. Lanh chanh như hành không muối |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về thành ngữ
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 6 (0.25 điểm):
Trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…, tác giả khẳng định bài ca dao là lời của ai? A. Cô gái B. Chàng trai C. Đứa trẻ D. A và B đúng |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D
Câu 7 (0.25 điểm):
Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện Thánh Gióng? A. Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc B. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi C. Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc D. Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy |
Phương pháp giải:
Từ nội dung văn bản rút ra ước mơ mà nhân dân gửi gắm
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 8 (0.25 điểm):
Đề tài nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt? A. Ngôi trường em yêu B. Cảnh chợ cá bên bờ biển C. Ngày tết trung thu ở quê em D. Cảnh thu hoạch lúa |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các đề tài để xác định nội dung từng đề tài
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Câu 9 (0.25 điểm):
Thông điệp được gửi gắm trong văn bản Thương nhớ bầy ong là? A. Ong là loài vật hung dữ nhưng có ích, vì vậy hãy nuôi ong B. Tuổi thơ có vô vàn cảm xúc tươi đẹp C. Vạn vật trên đời đều có linh hồn và xứng đáng được trân trọng, nâng niu D. Yêu nước là phẩm chất cao đẹp của mỗi con người |
Phương pháp giải:
Từ nội dung văn bản rút ra thông điệp
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 10 (0.25 điểm):
Em nhận được bài học gì từ văn bản Một năm ở Tiểu học? A. Tuổi nhỏ nên tập trung tuyệt đối cho việc học để sau này trở thành người có ích B. Nên cân đối giữa hoạt động vui chơi và việc học để phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ C. Tuổi nhỏ cần ưu tiên hoạt động vui chơi để đầu óc thoải mái hơn D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp giải:
Từ nội dung văn bản rút ra bài học
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 11 (0.25 điểm):
Trong các đề tài sau, đề tài nào phù hợp với bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt? A. Miêu tả ngôi nhà của em B. Tả khu vườn buổi sớm C. Cảnh sân trường giờ ra chơi D. Cảm nghĩ về người thầy |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các đề tài để xác định nội dung từng đề tài
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 12 (0.25 điểm):
Tác phẩm Thương nhớ bầy ong trích trong tập nào? A. Đá vàng B. Đợi chờ gió và trăng C. Hoa đá trước heo may D. Hồi kí Song đôi |
Phương pháp giải:
Nhớ lại thông tin tác giả, tác phẩm
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D
Phần II (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Nêu tác dụng liên kết câu của trạng ngữ trong hai đoạn văn sau: a. Năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Chẳng bao lâu, có chiếu nhà vua sai quan trạng đi sứ. Khi chia tay, quan trạng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải giắt luôn trong người phòng khi dùng đến. b. Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét. Định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em xuống nước. |
Phương pháp giải:
- Trước tiên, em tìm trạng ngữ của từng câu.
- Sau đó xác định tác dụng của nó trong việc liên kết câu.
Lời giải chi tiết:
a.
- Trạng ngữ chỉ thời gian: năm ấy, chẳng bao lâu, khi chia tay
- Tác dụng: giúp xác định điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.
b.
- Trạng ngữ chỉ thời gian và mục đích: từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, để thay em làm bà trạng, nhân quan trạng đi sứ vắng.
- Tác dụng: góp phần nối kết các câu, các đoạn văn với nhau, làm cho đoạn văn mạch lạc.
Câu 2 (5 điểm):
Vào một buổi sáng đến trường để làm trực nhật. Em bỗng thấy một cành non bị gãy và rụng hết lá. Chuyện gì sẽ xảy ra? Em hãy kể lại câu chuyện? |
Phương pháp giải:
- Mở đoạn: giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh, tình huống truyện
- Thân đoạn: nêu diễn biến truyện
- Kết đoạn: Rút ra bài học cho bản thân
Lời giải chi tiết:
Dàn ý tham khảo:
1. Mở đoạn: giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh, tình huống một cành non bị gãy và rụng hết lá
Vào một buổi sáng đến trường để làm trực nhật, tôi bỗng thấy một cành non bị gãy và rụng hết lá
2. Thân đoạn: nêu diễn biến truyện
- Cây bàng kể lí do bị bẻ cành; ai bẻ. Tình huống thế nào?
- Lời kể của cây về lợi ích của mình đối với con người và đau đớn, xót xa khi mình bị thương và oán trách những hành vi phá hoạt môi trường, hủy hoại cây xanh của những đối tượng trên.
- Lời kể của cây về quá khứ tươi đẹp của mình: Khi mới được trồng, được các bạn nhỏ đáng yêu chăm sóc, tưới tắm, bắt sâu.
- Cây xanh tốt, vươn lên đón ánh bình minh. Cây nở hoa khoe sắc thật kiêu hãnh.
- Cây có nhiều ước mơ hoài bão: vươn thật cao, tán tỏa ra thật rộng, để cho các bạn thật nhiều bóng mát.
- Cây kể lại sự việc hôm các bạn nhỏ nghịch ngợm bẻ cành hái hoa.
- Cây kể lại sự đau đớn về thân xác cũng như tâm hồn khi bị các bạn nhỏ trèo le, bẻ cành, bứt lá, hái hoa trong sự kêu cứu trong thất vọng.
- Lời nhắc nhở và mong muốn của cây với những học sinh.
3. Kết bài
Qua việc nghe cây non tâm sự em rút ra bài học cho bản thân và mọi người phải biết trồng, chăm sóc cây xanh, bảo vệ và giữ gìn môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.
Unit 2. Every day
Bài 5: Những nẻo đường xứ sở
Unit 4. Holidays!
GIẢI LỊCH SỬ 6 CÁNH DIỀU
Unit 9. Cities of the World
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6