Đề bài
Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Trong hệ Mặt Trời bao gồm những thành phần nào?
A. Mặt Trời
B. 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng
C. các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch
D. Cả 3 phương án trên
Câu 2: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hoả tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh. Thứ tự các hành tinh từ xa tới gần Mặt Trời là:
A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh
B. Kim tinh, Mộc tinh, Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh
C. Hoả tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thuỷ tinh, Thổ tinh
D. Thổ tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Thủy tinh
Câu 3: Có những ngày chúng ta không nhìn thấy Trăng vì sao?
A. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời
B. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời
C. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng
D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời
Câu 4: Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn vì sao?
A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời
B. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất
C. Ở mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau
D. Cả B và C
Câu 5: Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện để sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là gì?
A. nguyên liệu
B. nhiên liệu
C. vật liệu
D. vật liệu hoặc nguyên liệu
Câu 6: Chọn trường hợp xuất hiện lực tiếp xúc?
A. Hai thanh nam châm hút nhau
B. Hai thanh nam châm đẩy nhau
C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất
D. Mẹ em ấn nút công tắc bật đèn
Câu 7: Quả táo bị rơi xuống đất do chịu tác dụng của lực có đặc điểm gì?
A. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên
B. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới
C. Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải
D. Phương nằm ngang, chiều từ trên xuống dưới
Câu 8: Trường hợp nào sẽ xảy ra do trọng lực tác dụng lên vật?
A. Người công nhân đang đẩy thùng hàng
B. Cành cây đung đưa trước gió
C. Quả dừa rơi từ trên cây xuống
D. Em bé đang đi xe đạp
Câu 9: Phát biểu nào đúng về lực cản?
A. Bạn Lan chạy nhanh sẽ chịu lực cản ít hơn bạn Hoa chạy chậm
B. Đi xe máy chạy nhanh chịu lực cản ít hơn đi xe đạp chạy chậm
C. Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí
D. Cả A và B đúng
Câu 10: Hãy cho biết trong quá trình nước đun nước sôi thì năng lượng nào sẽ có ích?
A. năng lượng điện
B. năng lượng nhiệt làm nóng ấm
C. năng lượng nhiệt tỏa ra môi trường
D. năng lượng nhiệt làm nóng nước trong ấm
Câu 11: Lựa chọn các biện pháp phù hợp để tiết kiệm năng lượng cho gia đình và xã hội:
(1) Phơi quần áo dưới ánh nắng tự nhiên
(2) Thay các bóng đèn dây tóc bằng đèn tiết kiệm điện
(3) Sử dụng các vật dụng (chai, lọ, giấy cũ,…) để tạo thành đồ tái chế phục vụ cho cuộc sống.
(4) Tưới cưới khi trời vừa mưa xong
(5) Sử dụng hệ thống cảm biến tự động để tắt mở đèn khi có người.
(6) Sử dụng hết các thiết bị điện trong giờ cao điểm.
A. (1), (2), (3)
B. (1), (2), (3), (4)
C. (1), (2), (3), (5)
D. (4), (6)
Câu 12: Hệ Mặt Trời gồm mấy hành tinh?
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
Câu 13: Muốn quan sát, nghiên cứu các thiên thể trên bầu trời, ta dùng công cụ nào?
A. Kính thiên văn
B. Kính viễn vọng
C. Kính hiển vi
D. Ống nhòm
Câu 14: Năng lượng trong pin Mặt Trời được chuyển hóa ra sao?
A. Cơ năng thành điện năng
B. Nhiệt năng thành điện năng
C. Hóa năng thành điện năng
D. Quang năng thành điện năng
Câu 15: Loại giun nào sau đây thuộc nhóm Giun dẹp?
A. giun đất B. giun đũa C. sán dây D. giun kim
Câu 16: Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về tác hại của động vật?
1) Là trung gian truyền bệnh (bọ chét là trung gian truyền bệnh dịch hạch).
2) Kí sinh gây bệnh ở người (giun, sán …)
3) Phá hoại mùa màng; gây bệnh đến vật nuôi, thức ăn của con người (ốc bươu vàng, rận cá …)
4) Làm hư hỏng đồ dùng, phá hoại công trình xây dựng (con hà, mối …)
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 17: Quan sát vòng đời phát triển của sâu bướm, giai đoạn ảnh hưởng nhất tới năng suất cây trồng là?
A. Bướm B. Trứng C. Ấu trùng D. Nhộng
Câu 18: Cá cóc Tam Đảo được xếp vào nhóm ngành động vật nào?
A. Ruột khoang B. Cá C. Lưỡng cư D. Bò sát
Câu 19: Đa số loài thú đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên có một số loài đẻ trứng đó là:
A. Heo B. Khỉ C. Thú mỏ vịt D. Kangaroo
Câu 20: Trong nguyên nhân sau, nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay?
A. Do hoạt động của con người
B. Do thiên tai xảy ra
C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần
D. Do các loại dịch bệnh bất thường
Câu 21: Để phân biệt các nhóm ngành động vật có xương sống, ta dựa chủ yếu vào đặc điểm nào?
A. Môi trường sống B. Cấu tạo cơ thể
C. Đặc điểm dinh dưỡng D. Đặc điểm sinh sản
Câu 22: Nhóm nào sau đây gồm các loài thiên địch diệt sâu bọ?
A. Thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo.
B. Thằn lằn, cắt, cú, mèo rừng
C. Cá đuôi cờ, cóc, sáo, cú.
D. Cóc, cú, mèo rừng, cắt
Câu 23: Loại nấm nào sau đây không thể quan sát bằng mắt thường?
A. Nấm hương B. Nấm bụng dê C. Nấm men D. Nấm sò
Câu 24: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật là gì?
A. Do tác động của bão từ
B. Do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt
C. Do hoạt động khai thác quá mức của con người
D. Việc trồng rừng chưa đạt được hiệu quả rõ ràng
Câu 25: Để góp phần bảo vệ sự đa dạng thực vật, chúng ta cần:
1) Không chặt phá cây bừa bãi, ngăn chặn phá rừng
2) Tuyên truyền trong nhân dân bảo vệ rừng
3) Xây dựng vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
4) Phát hiện và báo với chính quyền địa phương về các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép thực vật quý hiếm.
Có bao nhiêu đáp án đúng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không có ở các động vật đới nóng?
A. Di chuyển bằng cách quăng thân
B. Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè
C. Có khả năng di chuyển rất xa
D. Chân cao, móng rộng và đệm thịt dày
Câu 27: Đặc điểm nào không được dùng để phân loại các nhóm Thực vật?
A. Có mạch dẫn hoặc không có mạch dẫn
B. Có hạt hoặc không có hạt
C. Có hoa hoặc không có hoa
D. Có rễ hoặc không có rễ.
Câu 28: Thân mềm có tập tính phong phú là do:
A. Có cơ quan di chuyển
B. Cơ thể được bảo vệ bằng vỏ cứng
C. Hệ thần kinh phát triển
D. Có giác quan
Phần 2: Tự luận (3 điểm)
Câu 1: Một vật nặng có khối lượng 300 gam được treo vào một sợi dây.
a. Kể tên các lực tác dụng vào vật nặng và cho biết đó là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?
b. Biểu diễn các lực đó theo tỉ lệ xích 1N tương ứng với 1cm.
Câu 2: Tại sao ăn sữa chua hàng ngày có thể giúp chúng ta ăn cơm ngon miệng hơn?
Đáp án
Đáp án và lời giải chi tiết
Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1:
Trong hệ Mặt Trời bao gồm những thành phần nào? A. Mặt Trời B. 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng C. các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch D. Cả 3 phương án trên |
Phương pháp giải
Trong hệ Mặt Trời bao gồm những thành phần:
- Mặt Trời
- 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng
- các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 2:
Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hoả tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh. Thứ tự các hành tinh từ xa tới gần Mặt Trời là: A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh B. Kim tinh, Mộc tinh, Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh C. Hoả tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thuỷ tinh, Thổ tinh D. Thổ tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Thủy tinh |
Phương pháp giải
Thứ tự các hành tinh từ xa tới gần Mặt Trời là: Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 3:
Có những ngày chúng ta không nhìn thấy Trăng vì sao? A. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời B. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời C. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời |
Phương pháp giải
Có những ngày chúng ta không nhìn thấy Trăng vì Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 4:
Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn vì sao? A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời B. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất C. Ở mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau D. Cả B và C |
Phương pháp giải
Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn vì:
- Mặt Trăng quay quanh Trái Đất
- Ở mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 5:
Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện để sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là gì? A. nguyên liệu B. nhiên liệu C. vật liệu D. vật liệu hoặc nguyên liệu |
Phương pháp giải
Lúc này, than đá được gọi là nhiên liệu
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 6:
Chọn trường hợp xuất hiện lực tiếp xúc? A. Hai thanh nam châm hút nhau B. Hai thanh nam châm đẩy nhau C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất D. Mẹ em ấn nút công tắc bật đèn |
Phương pháp giải
Mẹ em ấn nút công tắc bật đèn xuất hiện lực tiếp xúc
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 7:
Quả táo bị rơi xuống đất do chịu tác dụng của lực có đặc điểm gì? A. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên B. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới C. Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải D. Phương nằm ngang, chiều từ trên xuống dưới |
Phương pháp giải
Quả táo bị rơi xuống đất do chịu tác dụng của lực có đặc điểm: Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 8:
Trường hợp nào sẽ xảy ra do trọng lực tác dụng lên vật? A. Người công nhân đang đẩy thùng hàng B. Cành cây đung đưa trước gió C. Quả dừa rơi từ trên cây xuống D. Em bé đang đi xe đạp |
Phương pháp giải
Quả dừa rơi từ trên cây xuống xảy ra do trọng lực tác dụng lên vật
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 9:
Phát biểu nào đúng về lực cản? A. Bạn Lan chạy nhanh sẽ chịu lực cản ít hơn bạn Hoa chạy chậm B. Đi xe máy chạy nhanh chịu lực cản ít hơn đi xe đạp chạy chậm C. Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí D. Cả A và B đúng |
Phương pháp giải
Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 10:
Hãy cho biết trong quá trình nước đun nước sôi thì năng lượng nào sẽ có ích? A. năng lượng điện B. năng lượng nhiệt làm nóng ấm C. năng lượng nhiệt tỏa ra môi trường D. năng lượng nhiệt làm nóng nước trong ấm |
Phương pháp giải
năng lượng nhiệt làm nóng nước trong ấm có ích
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 11:
Lựa chọn các biện pháp phù hợp để tiết kiệm năng lượng cho gia đình và xã hội: (1) Phơi quần áo dưới ánh nắng tự nhiên (2) Thay các bóng đèn dây tóc bằng đèn tiết kiệm điện (3) Sử dụng các vật dụng (chai, lọ, giấy cũ,…) để tạo thành đồ tái chế phục vụ cho cuộc sống. (4) Tưới cưới khi trời vừa mưa xong (5) Sử dụng hệ thống cảm biến tự động để tắt mở đèn khi có người. (6) Sử dụng hết các thiết bị điện trong giờ cao điểm. A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (3), (4) C. (1), (2), (3), (5) D. (4), (6) |
Phương pháp giải
Các biện pháp phù hợp để tiết kiệm năng lượng cho gia đình và xã hội:
(1) Phơi quần áo dưới ánh nắng tự nhiên
(2) Thay các bóng đèn dây tóc bằng đèn tiết kiệm điện
(3) Sử dụng các vật dụng (chai, lọ, giấy cũ,…) để tạo thành đồ tái chế phục vụ cho cuộc sống.
(5) Sử dụng hệ thống cảm biến tự động để tắt mở đèn khi có người.
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 12:
Hệ Mặt Trời gồm mấy hành tinh? A. 7 B. 8 C. 9 D. 10 |
Phương pháp giải
Hệ Mặt Trời gồm 8 hành tinh
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 13:
Muốn quan sát, nghiên cứu các thiên thể trên bầu trời, ta dùng công cụ nào? A. Kính thiên văn B. Kính viễn vọng C. Kính hiển vi D. Ống nhòm |
Phương pháp giải
Muốn quan sát, nghiên cứu các thiên thể trên bầu trời, ta dùng công cụ Kính thiên văn
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 14:
Năng lượng trong pin Mặt Trời được chuyển hóa ra sao? A. Cơ năng thành điện năng B. Nhiệt năng thành điện năng C. Hóa năng thành điện năng D. Quang năng thành điện năng |
Phương pháp giải
Năng lượng trong pin Mặt Trời được chuyển hóa: Quang năng thành điện năng
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 15:
Loại giun nào sau đây thuộc nhóm Giun dẹp? A. giun đất B. giun đũa C. sán dây D. giun kim |
Phương pháp giải
Loại giun thuộc nhóm Giun dẹp là: sán dây.
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 16:
Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về tác hại của động vật? 1) Là trung gian truyền bệnh (bọ chét là trung gian truyền bệnh dịch hạch). 2) Kí sinh gây bệnh ở người (giun, sán …) 3) Phá hoại mùa màng; gây bệnh đến vật nuôi, thức ăn của con người (ốc bươu vàng, rận cá …) 4) Làm hư hỏng đồ dùng, phá hoại công trình xây dựng (con hà, mối …) A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 |
Phương pháp giải
Các tác hại của động vật là:
1) Là trung gian truyền bệnh (bọ chét là trung gian truyền bệnh dịch hạch).
2) Kí sinh gây bệnh ở người (giun, sán …)
3) Phá hoại mùa màng; gây bệnh đến vật nuôi, thức ăn của con người (ốc bươu vàng, rận cá …)
4) Làm hư hỏng đồ dùng, phá hoại công trình xây dựng (con hà, mối …)
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 17:
Quan sát vòng đời phát triển của sâu bướm, giai đoạn ảnh hưởng nhất tới năng suất cây trồng là? A. Bướm B. Trứng C. Ấu trùng D. Nhộng |
Phương pháp giải
Trong vòng đời của sâu bướm, giai đoạn ảnh hưởng nhất tới năng suất cây trồng là ấu trùng.
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 18:
Cá cóc Tam Đảo được xếp vào nhóm ngành động vật nào? A. Ruột khoang B. Cá C. Lưỡng cư D. Bò sát |
Phương pháp giải
Cá cóc Tam Đảo được xếp vào nhóm ngành Lưỡng cư.
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 19:
Đa số loài thú đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên có một số loài đẻ trứng đó là: A. Heo B. Khỉ C. Thú mỏ vịt D. Kangaroo |
Phương pháp giải
Đa số loài thú đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên có một số loài đẻ trứng đó là thú mỏ vịt.
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 20:
Trong nguyên nhân sau, nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay? A. Do hoạt động của con người B. Do thiên tai xảy ra C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần D. Do các loại dịch bệnh bất thường |
Phương pháp giải
Trong nguyên nhân sau, nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay là do hoạt động của con người.
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 21:
Để phân biệt các nhóm ngành động vật có xương sống, ta dựa chủ yếu vào đặc điểm nào? A. Môi trường sống B. Cấu tạo cơ thể C. Đặc điểm dinh dưỡng D. Đặc điểm sinh sản |
Phương pháp giải
Để phân biệt các nhóm ngành động vật có xương sống, ta dựa chủ yếu vào đặc điểm cấu tạo cơ thể.
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 22:
Nhóm nào sau đây gồm các loài thiên địch diệt sâu bọ? A. Thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo. B. Thằn lằn, cắt, cú, mèo rừng C. Cá đuôi cờ, cóc, sáo, cú. D. Cóc, cú, mèo rừng, cắt |
Phương pháp giải
Nhóm sinh vật gồm các loài thiên địch diệt sâu bọ là: Thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo.
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 23:
Loại nấm nào sau đây không thể quan sát bằng mắt thường? A. Nấm hương B. Nấm bụng dê C. Nấm men D. Nấm sò |
Phương pháp giải
Loại nấm không thể quan sát bằng mắt thường là nấm men.
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 24:
Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật là gì? A. Do tác động của bão từ B. Do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt C. Do hoạt động khai thác quá mức của con người D. Việc trồng rừng chưa đạt được hiệu quả rõ ràng |
Phương pháp giải
Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật là hoạt động khai thác quá mức của con người.
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 25:
Để góp phần bảo vệ sự đa dạng thực vật, chúng ta cần: 1) Không chặt phá cây bừa bãi, ngăn chặn phá rừng 2) Tuyên truyền trong nhân dân bảo vệ rừng 3) Xây dựng vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên 4) Phát hiện và báo với chính quyền địa phương về các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép thực vật quý hiếm. Có bao nhiêu đáp án đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 |
Phương pháp giải
Để góp phần bảo vệ sự đa dạng thực vật, chúng ta cần:
1) Không chặt phá cây bừa bãi, ngăn chặn phá rừng
2) Tuyên truyền trong nhân dân bảo vệ rừng
3) Xây dựng vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
4) Phát hiện và báo với chính quyền địa phương về các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép thực vật quý hiếm.
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 26:
Đặc điểm nào sau đây không có ở các động vật đới nóng? A. Di chuyển bằng cách quăng thân B. Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè C. Có khả năng di chuyển rất xa D. Chân cao, móng rộng và đệm thịt dày |
Phương pháp giải
Đặc điểm không có ở các động vật đới nóng là: Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè.
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 27:
Đặc điểm nào không được dùng để phân loại các nhóm Thực vật? A. Có mạch dẫn hoặc không có mạch dẫn B. Có hạt hoặc không có hạt C. Có hoa hoặc không có hoa D. Có rễ hoặc không có rễ. |
Phương pháp giải
Đặc điểm không được dùng để phân loại các nhóm Thực vật là loài có rễ hay không có rễ.
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 28:
Thân mềm có tập tính phong phú là do: A. Có cơ quan di chuyển B. Cơ thể được bảo vệ bằng vỏ cứng C. Hệ thần kinh phát triển D. Có giác quan |
Phương pháp giải
Thân mềm có tập tính phong phú là do cơ thể được bảo vệ bằng vỏ cứng.
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Phần 2: Tự luận (3 điểm)
Câu 1:
Một vật nặng có khối lượng 300 gam được treo vào một sợi dây. a. Kể tên các lực tác dụng vào vật nặng và cho biết đó là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc? b. Biểu diễn các lực đó theo tỉ lệ xích 1N tương ứng với 1cm. |
Phương pháp giải
Áp dụng kiến thức đã học
Lời giải chi tiết
Đáp án
a. Các lực tác dụng vào vật nặng:
- Trọng lực là lực không tiếp xúc
- Lực căng của sợi dây là lực tiếp xúc
b. m = 300g = 0,3 kg
- Trọng lượng của vật:
P = 10.0,3 = 3N
- Biểu diễn lực:
Câu 2:
Tại sao ăn sữa chua hàng ngày có thể giúp chúng ta ăn cơm ngon miệng hơn? |
Phương pháp giải:
Dựa vào vai trò của vi khuẩn để giải thích hiện tượng này.
Lời giải chi tiết:
Ăn sữa chua hàng ngày có thể giúp chúng ta ăn cơm ngon miệng hơn vì trong sữa chua có rất nhiều vi khuẩn có lợi (Lactobacillus Acidophilus và Bifidobacterium), hỗ trợ và bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng. Do đó giúp chúng ta ăn cơm ngon miệng hơn.
Unit 10: Cities around the world
CHỦ ĐỀ 10. NĂNG LƯỢNG VÀ CUỘC SỐNG
Đề thi học kì 1
Unit 1. Home & Places
Chủ đề 5. Em với gia đình
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6