Đề bài
Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Ngân Hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên Hà nào?
A. Thiên Hà xoắn ốc
B. Thiên Hà elip
C. Thiên Hà hỗn hợp
D. Thiên Hà không định hình
Câu 2: Dải Ngân Hà là gì?
A. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất)
B. một tập hợp nhiều Thiên Hà trong vũ trụ
C. tên gọi khác của hệ Mặt Trời
D. dải sáng trong vũ trụ
Câu 3: Một đơn vị thiên văn là gì?
A. khoảng cách giữa các hành tinh với nhau
B. khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất
C. khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng
D. khoảng cách từ Mặt Trời đến Diêm Vương tinh
Câu 4: Quan sát hình và cho biết tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng
A. Trăng khuyết đầu tháng
B. Trăng khuyết cuối tháng
C. Trăng bán nguyệt cuối tháng
D. Trăng bán nguyệt đầu tháng
Câu 5: Sao chổi là gì?
A. vệ tinh
B. hành tinh
C. ngôi sao
D. tiểu hành tinh
Câu 6: Hoạt động nào sử dụng năng lượng hiệu quả?
A. Để máy tính ở chế độ chờ khi không sử dụng
B. Để thức ăn còn nóng vào tủ lạnh
C. Sử dụng bóng đèn dây tóc thay cho đèn led
D. Sử dụng máy giặt khi đủ lượng quần áo để giặt
Câu 7: Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng khí đốt
B. Năng lượng gió
C. Năng lượng thủy triều
D. Năng lượng mặt trời
Câu 8: Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, năng lượng hao phí là gì?
A. năng lượng nhiệt làm mát bên trong tủ
B. năng lượng nhiệt từ động cơ tỏa ra ngoài môi trường
C. năng lượng âm thanh khi tủ hoạt động
D. Cả B và C
Câu 9: Lò xo thường được làm bằng những chất nào?
A. Thép
B. Chì
C. Nhôm
D. Cả 3 loại trên
Câu 10: Nếu chọn mặt đất làm mốc tính thế năng thì vật nào sau đây có thế năng hấp dẫn?
A. Mũi tên đang bay
B. Xe đang chạy trên đường
C. Lò xo bị kéo giãn trên mặt đất
D. Quả bóng lăn trên mặt đất
Câu 11: Trong hoạt động đạp xe đạp ta đã có sự truyền năng lượng ra sao?
A. tác dụng lực của chân vào bàn đạp làm xe đạp chuyển động
B. truyền năng lượng của cơ thể vào bàn đạp làm xe đạp chuyển động
C. không cần dùng lực để làm xe chuyển động
D. cả A và B
Câu 12: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?
A. Quả dừa rơi từ trên cây xuống
B. Bạn Lan đang tập bơi
C. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường
D. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời
Câu 13: Chọn phát biểu đúng về lực ma sát?
A. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác
B. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác
C. Lực ma sát vừa có lợi vừa có hại
D. Lực ma sát là lực không tiếp xúc
Câu 14: Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào?
A. P = 10 m
B. P = m
C. P = 0,1 m
D. m = 10 P
Câu 15: Dạng năng lượng tích trữ trong cánh cung khi được kéo căng là gì?
A. động năng B. hóa năng C. thế năng đàn hồi D. quang năng
Câu 16: Cây nào dưới đây không được xếp vào nhóm thực vật có hoa?
A. Cây dương xỉ B. Cây chuối C. Cây ngô D. Cây lúa
Câu 17: Nấm đảm là loại nấm có thể quả dạng
A. Hình túi B. Hình tai mèo
C. Sợi nấm phân nhánh D. Hình mũ
Câu 18: Biện pháp nào sẽ giúp tiết kiệm năng lượng?
A. Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì thắp sáng đèn vào ban ngày
B. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
C. Sử dụng máy điều hòa đúng cách
D. Tất cả các biện pháp trên
Câu 19: Lứa tuổi từ 11 - 15 là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là:
A. carbohydrate. B. chất béo. C. protein. D. Calcium
Câu 20: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là:
A. cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. cây nhãn, cây hoa li, cây bèo tấm, cây vạn tuế.
C. cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. cây thông, cây rêu, cây lúa, cây rau muống.
Câu 21: Vì sao nói thực vật có vai trò bảo vệ đất và nguồn nước?
A. Thự vật có hệ rễ phát triển mạnh
B. Tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra
C. Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh, giữ đất, cản dòng chảy do mưa lớn gây ra, một phần nước mưa thấm dần xuống các lớp đất tạo thành nước ngầm.
D. Tán lá cây cản bớt ánh sáng và tốc độ gió.
Câu 22: Trong các dụng cụ và thiết bị sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
A. Bàn là điện. B. Máy khoan.
C. Quạt điện. D. Máy bơm nước.
Câu 23: Một học sinh đá quả bóng nhựa vào tường sau đó quả bóng bị méo đi. Lực tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả nào sau đây?
A. không làm quả bóng chuyển động.
B. vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng.
C. chỉ làm biến dạng không làm biến đổi chuyển động quả bóng.
D. không làm biến dạng quả bóng.
Câu 24: Thiết bị nào sẽ biến đổi điện năng chủ yếu thành nhiệt năng?
A. Quạt điện B. Máy bơm nước C. Máy khoan D. Bếp điện
Câu 25: Đặc điểm nào dưới đây không phải của nấm?
A. Nấm là sinh vật nhân thực.
B. Tế bào nấm có chứa lục lạp.
C. Thành tế bào của nấm cấu tạo bằng chất kitin.
D. Nấm là sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ.
Câu 26: Ở Ninh Thuận, người ta dùng các tuabin gió để sản xuất điện. Năng lượng cung cấp cho tuabin gió là:
A. Năng lượng ánh sáng mặt trời B. Năng lượng gió
C. Năng lượng của sóng biển D. Năng lượng của dòng nước
Câu 27: Nguyên nhân gây bệnh giun sán kí sinh ở người là:
A. Ăn chín, uống sôi, không ăn thực phẩm ôi thiu.
B. Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
C. Ăn rau sống, ăn gỏi cá.
D. Tẩy giun định kì.
Câu 28: Đồ dùng nào sử dụng nguồn năng lượng tái tạo?
A. Máy nước nóng năng lượng Mặt Trời B. Chong chóng
C. Pin Mặt Trời D. Cả 3 phương án trên
Phần 2: Tự luận (3 điểm)
Câu 1: Thế nào là năng lượng hao phí? Nêu tên năng lượng hao phí khi sử dụng bóng đèn điện? Em hãy đề xuất các biện pháp để tiết kiệm năng lượng điện trong lớp học?
Câu 2: Thực vật có vai trò gì đối với động vật và đời sống con người?
Đáp án
Đáp án và lời giải chi tiết
Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1:
Ngân Hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên Hà nào? A. Thiên Hà xoắn ốc B. Thiên Hà elip C. Thiên Hà hỗn hợp D. Thiên Hà không định hình |
Phương pháp giải
Ngân Hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên Hà xoắn ốc
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 2:
Dải Ngân Hà là gì? A. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất) B. một tập hợp nhiều Thiên Hà trong vũ trụ C. tên gọi khác của hệ Mặt Trời D. dải sáng trong vũ trụ |
Phương pháp giải
Dải Ngân Hà là Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất)
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 3:
Một đơn vị thiên văn là gì? A. khoảng cách giữa các hành tinh với nhau B. khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất C. khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng D. khoảng cách từ Mặt Trời đến Diêm Vương tinh |
Phương pháp giải
Một đơn vị thiên văn là khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 4:
Quan sát hình và cho biết tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng A. Trăng khuyết đầu tháng B. Trăng khuyết cuối tháng C. Trăng bán nguyệt cuối tháng D. Trăng bán nguyệt đầu tháng |
Phương pháp giải
Trăng bán nguyệt cuối tháng là tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 5:
Sao chổi là gì? A. vệ tinh B. hành tinh C. ngôi sao D. tiểu hành tinh |
Phương pháp giải
Sao chổi là tiểu hành tinh
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 6:
Hoạt động nào sử dụng năng lượng hiệu quả? A. Để máy tính ở chế độ chờ khi không sử dụng B. Để thức ăn còn nóng vào tủ lạnh C. Sử dụng bóng đèn dây tóc thay cho đèn led D. Sử dụng máy giặt khi đủ lượng quần áo để giặt |
Phương pháp giải
Sử dụng máy giặt khi đủ lượng quần áo để giặt là sử dụng năng lượng hiệu quả
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 7:
Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo? A. Năng lượng khí đốt B. Năng lượng gió C. Năng lượng thủy triều D. Năng lượng mặt trời |
Phương pháp giải
Năng lượng khí đốt không phải năng lượng tái tạo
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 8:
Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, năng lượng hao phí là gì? A. năng lượng nhiệt làm mát bên trong tủ B. năng lượng nhiệt từ động cơ tỏa ra ngoài môi trường C. năng lượng âm thanh khi tủ hoạt động D. Cả B và C |
Phương pháp giải
Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, năng lượng hao phí là
- năng lượng nhiệt từ động cơ tỏa ra ngoài môi trường
- năng lượng âm thanh khi tủ hoạt động
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 9:
Lò xo thường được làm bằng những chất nào? A. Thép B. Chì C. Nhôm D. Cả 3 loại trên |
Phương pháp giải
Lò xo thường được làm bằng những chất thép, đồng thau do hai chất này đàn hồi tốt.
Nhôm, chì, … đàn hồi kém nên không được dùng để làm lò xo.
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 10:
Nếu chọn mặt đất làm mốc tính thế năng thì vật nào sau đây có thế năng hấp dẫn? A. Mũi tên đang bay B. Xe đang chạy trên đường C. Lò xo bị kéo giãn trên mặt đất D. Quả bóng lăn trên mặt đất |
Phương pháp giải
Nếu chọn mặt đất làm mốc tính thế năng thì Mũi tên đang bay có thế năng hấp dẫn
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 11:
Trong hoạt động đạp xe đạp ta đã có sự truyền năng lượng ra sao? A. tác dụng lực của chân vào bàn đạp làm xe đạp chuyển động B. truyền năng lượng của cơ thể vào bàn đạp làm xe đạp chuyển động C. không cần dùng lực để làm xe chuyển động D. cả A và B |
Phương pháp giải
Trong hoạt động đạp xe đạp ta đã tác dụng lực của chân vào bàn đạp làm xe đạp chuyển động tức là truyền năng lượng của cơ thể vào bàn đạp làm xe đạp chuyển động
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 12:
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước? A. Quả dừa rơi từ trên cây xuống B. Bạn Lan đang tập bơi C. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường D. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời |
Phương pháp giải
Bạn Lan đang tập bơi chịu lực cản của nước
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 13:
Chọn phát biểu đúng về lực ma sát? A. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác B. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác C. Lực ma sát vừa có lợi vừa có hại D. Lực ma sát là lực không tiếp xúc |
Phương pháp giải
Lực ma sát vừa có lợi vừa có hại
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 14:
Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào? A. P = 10 m B. P = m C. P = 0,1 m D. m = 10 P |
Phương pháp giải
Trọng lượng của một vật được tính theo công thức P = 10 m
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 15:
Dạng năng lượng tích trữ trong cánh cung khi được kéo căng là gì? A. động năng B. hóa năng C. thế năng đàn hồi D. quang năng |
Phương pháp giải
Dạng năng lượng tích trữ trong cánh cung khi được kéo căng là thế năng đàn hồi
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 16:
Cây nào dưới đây không được xếp vào nhóm thực vật có hoa? A. Cây dương xỉ B. Cây chuối C. Cây ngô D. Cây lúa |
Phương pháp giải
Cây nào dưới đây không được xếp vào nhóm thực vật có hoa là cây dương xỉ.
Lời giải chi tiết
Đáp án A.
Câu 17:
Nấm đảm là loại nấm có thể quả dạng A. Hình túi B. Hình tai mèo C. Sợi nấm phân nhánh D. Hình mũ |
Phương pháp giải
Nấm đảm là loại nấm có thể quả dạng hình mũ.
Lời giải chi tiết
Đáp án D.
Câu 18:
Biện pháp nào sẽ giúp tiết kiệm năng lượng? A. Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì thắp sáng đèn vào ban ngày B. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng C. Sử dụng máy điều hòa đúng cách D. Tất cả các biện pháp trên |
Phương pháp giải
Biện pháp nào sẽ giúp tiết kiệm năng lượng là:
- Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì thắp sáng đèn vào ban ngày
- Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
- Sử dụng máy điều hòa đúng cách
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 19:
Lứa tuổi từ 11 - 15 là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là: A. carbohydrate. B. chất béo. C. protein. D. Calcium |
Phương pháp giải
Lứa tuổi từ 11 - 15 là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là calcium.
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 20:
Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là: A. cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu. |
Phương pháp giải
Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là: cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 21:
Vì sao nói thực vật có vai trò bảo vệ đất và nguồn nước? A. Thự vật có hệ rễ phát triển mạnh B. Tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra C. Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh, giữ đất, cản dòng chảy do mưa lớn gây ra, một phần nước mưa thấm dần xuống các lớp đất tạo thành nước ngầm. D. Tán lá cây cản bớt ánh sáng và tốc độ gió. |
Phương pháp giải
Thực vật có vai trò bảo vệ đất và nguồn nước vì thực vật có hệ rễ phát triển mạnh, giữ đất, cản dòng chảy do mưa lớn gây ra, một phần nước mưa thấm dần xuống các lớp đất tạo thành nước ngầm.
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 22:
Trong các dụng cụ và thiết bị sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng. A. Bàn là điện. B. Máy khoan. C. Quạt điện. D. Máy bơm nước. |
Phương pháp giải
Trong các dụng cụ và thiết bị sau đây, thiết bị chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng là bàn là điện.
Lời giải chi tiết
Đáp án A.
Câu 23:
Một học sinh đá quả bóng nhựa vào tường sau đó quả bóng bị méo đi. Lực tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả nào sau đây? A. không làm quả bóng chuyển động. |
Phương pháp giải
Một học sinh đá quả bóng nhựa vào tường sau đó quả bóng bị méo đi. Lực tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng.
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 24:
Thiết bị nào sẽ biến đổi điện năng chủ yếu thành nhiệt năng? A. Quạt điện B. Máy bơm nước C. Máy khoan D. Bếp điện |
Phương pháp giải
Bếp điện sẽ biến đổi điện năng chủ yếu thành nhiệt năng
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 25:
Đặc điểm nào dưới đây không phải của nấm? A. Nấm là sinh vật nhân thực. |
Phương pháp giải
Đặc điểm không phải của nấm là: Tế bào nấm có chứa lục lạp.
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 26:
Ở Ninh Thuận, người ta dùng các tuabin gió để sản xuất điện. Năng lượng cung cấp cho tuabin gió là: A. Năng lượng ánh sáng mặt trời B. Năng lượng gió |
Phương pháp giải
Người ta sử dụng các tuabin gió hoạt động để sản xuất điện => năng lượng cung cấp cho tuabin gió là năng lượng của gió.
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 27:
Nguyên nhân gây bệnh giun sán kí sinh ở người là: A. Ăn chín, uống sôi, không ăn thực phẩm ôi thiu. B. Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường C. Ăn rau sống, ăn gỏi cá. D. Tẩy giun định kì. |
Phương pháp giải
Nguyên nhân gây bệnh giun sán kí sinh ở người là ăn rau sống, ăn gỏi cá.
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 28:
Đồ dùng nào sử dụng nguồn năng lượng tái tạo? A. Máy nước nóng năng lượng Mặt Trời B. Chong chóng C. Pin Mặt Trời D. Cả 3 phương án trên |
Phương pháp giải
Máy nước nóng năng lượng Mặt Trời, Chong chóng, Pin Mặt Trời sử dụng nguồn năng lượng tái tạo
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Phần 2: Tự luận (3 điểm)
Câu 1:
Thế nào là năng lượng hao phí? Nêu tên năng lượng hao phí khi sử dụng bóng đèn điện? Em hãy đề xuất các biện pháp để tiết kiệm năng lượng điện trong lớp học? |
Phương pháp giải
Áp dụng kiến thức đã học
Lời giải chi tiết
Đáp án
- Năng lượng hao phí là năng lượng vô ích bị thất thoát ra môi trường trong quá trình truyền hoặc chuyển năng lượng.
- Khi dùng bóng đèn điện một phần năng lượng điện bị chuyển thành năng lượng nhiệt bị hao phí
- Các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong lớp học:
Tắt đèn và quạt khi không cần thiết
Sử dụng loại bóng đèn và quạt điện tiết kiệm năng lượng
Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi lớp và ra về
Vệ sinh sạch sẽ quạt điện và bóng điện
Mở cửa sổ để tận dụng gió và ánh sáng mặt trời...
Câu 2:
Thực vật có vai trò gì đối với động vật và đời sống con người? |
Lời giải chi tiết
Vai trò của thực vật đối với động vật:
+ Thông qua quá trình quang hợp, cây xanh nhả khí oxigen và tạo chất hữu cơ cung cấp cho hoạt động sống của thực vật.
+ Thực vật còn cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.
- Vai trò của thực vật đối với đời sống con người:
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
+ Cung cấp củi đốt, cây gỗ làm nhà, xây dựng.
+ Cung cấp dược phẩm và nhiều công dụng khác. Tuy nhiên, bên cạnh những cây có ích cũng có một số cây có hại cho sức khỏe con người nếu ta sử dụng chúng không đúng cách. - Ví dụ về 5 loại tế bào có ở cơ thể người như: tế bào biểu bì, tế bào thần kinh, tế bào hồng cầu, tế bào xương, tế bào cơ ...
CHƯƠNG X: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
Chủ đề 2: CUỘC SỐNG TƯƠI ĐẸP
GIẢI TOÁN 6 TẬP 2 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Unit 5: London was great!
BÀI 11
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6