Đề bài
Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Trong những dạng năng lượng sau thì dạng nào năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng Mặt Trời
B. Năng lượng từ dầu mỏ
C. Năng lượng thủy triều
D. Cả A và C
Câu 2: Cho các nguồn năng lượng: khí tự nhiên, địa nhiệt, năng lượng Mặt Trời, sóng, thủy điện, dầu mỏ, gió, than đá. Có bao nhiêu trong số các nguồn năng lượng này là nguồn năng lượng không tái tạo?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 3: Vì sao chúng ta quan sát được Mặt Trăng gần như di chuyển ngang qua bầu trời?
A. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó
B. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Mặt Trời và tự quay xung quanh nó
C. Mặt Trời và Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó
D. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó
Câu 4: Sao chổi là loại thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo nào?
A. Thẳng
B. Rất dẹt
C. Cong
D. Tròn
Câu 5: Nguyên nhân nào sẽ dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm?
A. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất
B. Mây che Mặt Trời trên bầu trời
C. Sự luân phiên Mặt Trời mọc và lặn
D. Núi cao che khuất Mặt Trời
Câu 6: Hành tinh nào sau đây gần Mặt Trời nhất?
A. Thủy tinh
B. Hải Vương tinh
C. Thiên Vương tinh
D. Hỏa tinh
Câu 7: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Kim tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh. Hành tinh nào có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời lớn nhất?
A. Kim tinh
B. Mộc tinh
C. Hải Vương tinh
D. Thiên Vương tinh
Câu 8: Nói về hiện tượng mọc và lặn hàng ngày của Mặt Trời, nhận định nào sau đây là đúng?
Mặt trời mọc ở
A. Hướng tây lúc sáng sớm
B. Hướng đông lúc sáng sớm
C. Hướng bắc lúc sáng sớm
D. Hướng nam lúc sáng sớm
Câu 9: Trên Trái Đất, chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày là do chuyển động quay xung quanh trục của Trái Đất. Em hãy cho biết về thời gian Trái Đất quay hết một vòng xung quanh trục là:
A. Một tháng
B. Một năm
C. Một tuần
D. Một ngày đêm
Câu 10: Hành tinh nào sau đây xếp thứ tư kể từ Mặt Trời?
A. Trái Đất
B. Thủy Tinh
C. Kim Tinh
D. Hỏa Tinh
Câu 11: Các hình dạng nhìn thấy khác nhau của Mặt Trăng được thay đổi lần lượt từ ngày nay sang ngày khác. Từ ngày không trăng này đến ngày không trăng kế tiếp được gọi là Tuần trăng. Em hãy cho biết thời gian gần đúng của Tuần trăng?
A. 1 năm
B. 7 ngày
C. 29 ngày
D. 1 ngày
Câu 12: Lực nào gây ra chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?
A. Lực đẩy
B. Lực hấp dẫn
C. Lực ma sát
D. Lực kéo
Câu 13: Tại tỉnh Ninh Thuận, người ta sử dụng các tuabin gió hoạt động để sản xuất điện. Năng lượng cung cấp cho tuabin gió là gì?
A. Năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời
B. Năng lượng của gió
C. Năng lượng của sóng biển
D. Năng lượng của dòng nước
Câu 14: Sau khoảng thời gian bao lâu thì ngày và đêm sẽ lặp lại?
A. Khoảng 6 giờ
B. Khoảng 12 giờ
C. Khoảng 24 giờ
D. Khoảng 36 giờ
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình?
A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào
B. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng
C. Có khả năng tự dưỡng
D. Di chuyển nhờ lông bơi.
Câu 16: Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?
A. Nấm hương B. Nấm bụng dê C. Nấm mốc D. Nấm men
Câu 17: Nguồn năng lượng nào sau đây là nguồn năng lượng tái tạo?
A. Than B. Khí tự nhiên C. Gió D. Dầu
Câu 18: Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu?
A. Nấm men B. Vi khuẩn C. Nguyên sinh vật D. Virus
Câu 19: Ngân hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên hà nào?
A. Thiên hà xoắn ốc B. Thiên hà elip
C. Thiên hà hỗn hợp D. Thiên hà không định hình
Câu 20: Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?
A. Vì chúng có hệ mạch B. Vì chúng sống trên cạn
C. Vì chúng có hạt nằm trong quả D. Vì chúng có rễ thật
Câu 21: Vì sao trái cây để lâu ngoài không khí dễ sinh nấm mốc?
A. Do trái cây đã có sẵn mầm nấm mốc
B. Do người dùng không rửa sạch các loại trái cây
C. Do các loại trái cây có đủ độ ẩm và các chất dinh dưỡng
D. Do người dùng không đậy kín các loại trái cây
Câu 22: Bước nhuộm xanh methylene khi làm tiêu bản quan sát vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối có ý nghĩa:
A. vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm dễ quan sát
B. làm tăng số lượng vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối
C. phóng to các tế bào vi khuẩn để quan sát
D. làm tiêu diệt các sinh vật khác trong nước dưa muối, cà muối
Câu 23: Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi và các vùng ven biển?
1) Miền núi và vùng ven biển có nhiều vùng lầy, cây cối rậm rạp … nên có nhiều muỗi Anophen mang các mầm bệnh trùng sốt rét.
2) Miền núi và ven biển có khí hậu thuận lợi
3) Miền núi và ven biển có nhiều ánh sáng.
A. 1, 2 B. 1, 2, 3 C. 1, 3 D. 1
Câu 24: Tại sao khi trời nắng nóng, đứng dưới tán cây sẽ cảm thấy sẽ cảm thấy mát mẻ hơn?
A. Vì thực vật quang hợp và thoát hơi nước
B. Vì mặt trời không chiếu tới
C. Vì ở nơi có thực vật thì sẽ có nhiều gió
D. Vì chúng ta có cảm giác đứng dưới tán cây sẽ mát hơn.
Câu 25: Loài thực vật nào sau đây thuộc ngành Dương xỉ?
A. Bèo tấm B. Kim giao C. Bèo vảy ốc D. Bao báp
Câu 26: Khẳng định nào sau đây về nấm là đúng?
A. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi.
B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi
C. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực
D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người.
Câu 27: Trong các loại cây dưới đây, cây nào vừa là cây ăn quả, vừa là cây làm cảnh, vừa là cây làm thuốc?
A. Cần sa B. Sen C. Mít D. Dừa
Câu 28: Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?
A. Gây bệnh nấm da ở động vật
B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng
C. Gây bệnh viêm gan B ở người
D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người
Phần 2: Tự luận (3 điểm)
Câu 1: Hãy giải thích tại sao bầu khí quyển của Trái Đất không bị thoát vào không gian?
Câu 2: Dựa vào kiến thức điều kiện phát triển của nấm, em hãy đưa ra biện pháp phòng tránh bệnh do nấm gây ra ở người.
Đáp án
Đáp án và lời giải chi tiết
Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1:
Trong những dạng năng lượng sau thì dạng nào là năng lượng tái tạo? A. Năng lượng Mặt Trời B. Năng lượng từ dầu mỏ C. Năng lượng thủy triều D. Cả A và C |
Phương pháp giải
Năng lượng Mặt Trời, Năng lượng thủy triều là năng lượng tái tạo
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 2:
Cho các nguồn năng lượng: khí tự nhiên, địa nhiệt, năng lượng Mặt Trời, sóng, thủy điện, dầu mỏ, gió, than đá. Có bao nhiêu trong số các nguồn năng lượng này là nguồn năng lượng không tái tạo? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 |
Phương pháp giải
Khí tự nhiên, dầu mỏ, than đá là nguồn năng lượng không tái tạo
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 3:
Vì sao chúng ta quan sát được Mặt Trăng gần như di chuyển ngang qua bầu trời? A. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó B. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Mặt Trời và tự quay xung quanh nó C. Mặt Trời và Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó D. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó |
Phương pháp giải
Chúng ta quan sát được Mặt Trăng gần như di chuyển ngang qua bầu trời vì Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 4:
Sao chổi là loại thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo nào? A. Thẳng B. Rất dẹt C. Cong D. Tròn |
Phương pháp giải
Sao chổi là loại thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo rất dẹt
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 5:
Nguyên nhân nào sẽ dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm? A. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất B. Mây che Mặt Trời trên bầu trời C. Sự luân phiên Mặt Trời mọc và lặn D. Núi cao che khuất Mặt Trời |
Phương pháp giải
Sự luân phiên Mặt Trời mọc và lặn sẽ dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 6:
Hành tinh nào sau đây gần Mặt Trời nhất? A. Thủy tinh B. Hải Vương tinh C. Thiên Vương tinh D. Hỏa tinh |
Phương pháp giải
Thủy tinh gần Mặt Trời nhất
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 7:
Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Kim tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh. Hành tinh nào có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời lớn nhất? A. Kim tinh B. Mộc tinh C. Hải Vương tinh D. Thiên Vương tinh |
Phương pháp giải
Hải Vương tinh có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời lớn nhất
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 8:
Nói về hiện tượng mọc và lặn hàng ngày của Mặt Trời, nhận định nào sau đây là đúng? Mặt trời mọc ở A. Hướng tây lúc sáng sớm B. Hướng đông lúc sáng sớm C. Hướng bắc lúc sáng sớm D. Hướng nam lúc sáng sớm |
Phương pháp giải
Mặt trời mọc ở Hướng đông lúc sáng sớm
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 9:
Trên Trái Đất, chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày là do chuyển động quay xung quanh trục của Trái Đất. Em hãy cho biết về thời gian Trái Đất quay hết một vòng xung quanh trục là: A. Một tháng B. Một năm C. Một tuần D. Một ngày đêm |
Phương pháp giải
Em hãy cho biết về thời gian Trái Đất quay hết một vòng xung quanh trục là Một ngày đêm
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 10:
Hành tinh nào sau đây xếp thứ tư kể từ Mặt Trời? A. Trái Đất B. Thủy Tinh C. Kim Tinh D. Hỏa Tinh |
Phương pháp giải
Hỏa Tinh xếp thứ tư kể từ Mặt Trời
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 11:
Các hình dạng nhìn thấy khác nhau của Mặt Trăng được thay đổi lần lượt từ ngày nay sang ngày khác. Từ ngày không trăng này đến ngày không trăng kế tiếp được gọi là Tuần trăng. Em hãy cho biết thời gian gần đúng của Tuần trăng? A. 1 năm B. 7 ngày C. 29 ngày D. 1 ngày |
Phương pháp giải
Thời gian gần đúng của Tuần trăng là 29 ngày
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 12:
Lực nào gây ra chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời? A. Lực đẩy B. Lực hấp dẫn C. Lực ma sát D. Lực kéo |
Phương pháp giải
Lực hấp dẫn gây ra chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 13:
Tại tỉnh Ninh Thuận, người ta sử dụng các tuabin gió hoạt động để sản xuất điện. Năng lượng cung cấp cho tuabin gió là gì? A. Năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời B. Năng lượng của gió C. Năng lượng của sóng biển D. Năng lượng của dòng nước |
Phương pháp giải
Năng lượng cung cấp cho tuabin gió là Năng lượng của gió
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 14:
Sau khoảng thời gian bao lâu thì ngày và đêm sẽ lặp lại? A. Khoảng 6 giờ B. Khoảng 12 giờ C. Khoảng 24 giờ D. Khoảng 36 giờ |
Phương pháp giải
Sau khoảng 24 giờ thì ngày và đêm sẽ lặp lại
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 15:
Đặc điểm nào sau đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình? A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào B. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng C. Có khả năng tự dưỡng D. Di chuyển nhờ lông bơi. |
Phương pháp giải
Trùng giày, trùng roi và trùng biến hình đều là động vật có cấu tạo đơn bào (1 tế bào).
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 16:
Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây? A. Nấm hương B. Nấm bụng dê C. Nấm mốc D. Nấm men |
Phương pháp giải
Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm hương.
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 17:
Nguồn năng lượng nào sau đây là nguồn năng lượng tái tạo? A. Than B. Khí tự nhiên C. Gió D. Dầu |
Phương pháp giải
Nguồn năng lượng gió là năng lượng tái tạo vì năng lượng này có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 18:
Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu? A. Nấm men B. Vi khuẩn C. Nguyên sinh vật D. Virus |
Phương pháp giải
Quá trình chế biến rượu vang cần hoạt động của nấm men là chủ yếu.
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 19:
Ngân hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên hà nào? A. Thiên hà xoắn ốc B. Thiên hà elip C. Thiên hà hỗn hợp D. Thiên hà không định hình |
Phương pháp giải
Ngân hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên hà xoắn ốc.
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 20:
Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật? A. Vì chúng có hệ mạch B. Vì chúng sống trên cạn C. Vì chúng có hạt nằm trong quả D. Vì chúng có rễ thật |
Phương pháp giải
Ngành Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành động vật vì hạt của chúng được bảo vệ trong quả nên sẽ không chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và sẽ đảm bảo được độ nảy mầm cao hơn.
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 21:
Vì sao trái cây để lâu ngoài không khí dễ sinh nấm mốc? A. Do trái cây đã có sẵn mầm nấm mốc B. Do người dùng không rửa sạch các loại trái cây C. Do các loại trái cây có đủ độ ẩm và các chất dinh dưỡng D. Do người dùng không đậy kín các loại trái cây |
Phương pháp giải
Trái cây để lâu ngoài không khí dễ sinh nấm mốc do các loại trái cây có đủ độ ẩm và các chất dinh dưỡng.
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 22:
Bước nhuộm xanh methylene khi làm tiêu bản quan sát vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối có ý nghĩa: A. vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm dễ quan sát B. làm tăng số lượng vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối C. phóng to các tế bào vi khuẩn để quan sát D. làm tiêu diệt các sinh vật khác trong nước dưa muối, cà muối |
Phương pháp giải
Xanh methylene là một hợp chất có màu xanh dùng để nhuộm màu vi khuẩn giúp ta dễ quan sát chúng dưới kính hiển vi.
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 23:
Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi và các vùng ven biển? 1) Miền núi và vùng ven biển có nhiều vùng lầy, cây cối rậm rạp … nên có nhiều muỗi Anophen mang các mầm bệnh trùng sốt rét. 2) Miền núi và ven biển có khí hậu thuận lợi 3) Miền núi và ven biển có nhiều ánh sáng. A. 1, 2 B. 1, 2, 3 C. 1, 3 D. 1 |
Phương pháp giải
Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi và các vùng ven biển vì miền núi và vùng ven biển có nhiều vùng lầy, cây cối rậm rạp … nên có nhiều muỗi Anophen mang các mầm bệnh trùng sốt rét.
Lời giải chi tiết
Đáp án D
Câu 24:
Tại sao khi trời nắng nóng, đứng dưới tán cây sẽ cảm thấy sẽ cảm thấy mát mẻ hơn? A. Vì thực vật quang hợp và thoát hơi nước B. Vì mặt trời không chiếu tới C. Vì ở nơi có thực vật thì sẽ có nhiều gió D. Vì chúng ta có cảm giác đứng dưới tán cây sẽ mát hơn. |
Phương pháp giải
Khi trời nắng nóng, đứng dưới tán cây sẽ cảm thấy sẽ cảm thấy mát mẻ hơn vì thực vật quang hợp và thoát hơi nước.
Lời giải chi tiết
Đáp án A
Câu 25:
Loài thực vật nào sau đây thuộc ngành Dương xỉ? A. Bèo tấm B. Kim giao C. Bèo vảy ốc D. Bao báp |
Phương pháp giải
Bèo vảy ốc thuộc ngành Dương xỉ.
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Câu 26:
Khẳng định nào sau đây về nấm là đúng? A. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi. B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi C. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người. |
Phương pháp giải
Khẳng định đúng là: Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực.
Lời giải chi tiết
A sai, vì nấm có nhiều hình dạng và dễ dàng quan sát bằng mắt thường nhưng có loại chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi.
B sai, nấm hương thuộc nhóm nấm đảm.
D sai, một số loài nấm gây bệnh ở người và những loài sinh vật khác.
Đáp án C
Câu 27:
Trong các loại cây dưới đây, cây nào vừa là cây ăn quả, vừa là cây làm cảnh, vừa là cây làm thuốc? A. Cần sa B. Sen C. Mít D. Dừa |
Phương pháp giải
Sen là cây có thể vừa ăn được , vừa làm cảnh, lại vừa làm thuốc.
Lời giải chi tiết
Đáp án B
Câu 28:
Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra? A. Gây bệnh nấm da ở động vật B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng C. Gây bệnh viêm gan B ở người D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người |
Phương pháp giải
Tác hại không phải do nấm gây ra là: Gây bệnh viêm gan B ở người.
Bệnh viêm gan B ở người do virus viêm gan B gây ra.
Lời giải chi tiết
Đáp án C
Phần 2: Tự luận (3 điểm)
Câu 1:
Hãy giải thích tại sao bầu khí quyển của Trái Đất không bị thoát vào không gian? |
Phương pháp giải
Áp dụng kiến thức đã học
Lời giải chi tiết
Vì Trái đất có lực hấp dẫn, lực này hút và giữ bầu khí quyển ở xung quanh trái đất
Câu 2:
Dựa vào kiến thức điều kiện phát triển của nấm, em hãy đưa ra biện pháp phòng tránh bệnh do nấm gây ra ở người. |
Phương pháp giải:
Dựa vào điều kiện phát triển của nấm.
Lời giải chi tiết:
Một số biện pháp phòng chống các bệnh thường gặp do nấm gây ra:
- Cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn lây bệnh (vật nuôi, người bị nhiễm bệnh,...)
- Vệ sinh cá nhân thường xuyên.
- Vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ thoáng mát để hạn chế điều kiện phát triển của nấm.
- Không ăn uống các loại nấm không rõ nguồn gốc, nấm dại chưa rõ loài có độc hay không.
- Bảo quản thực phẩm đúng cách an toàn.
BÀI 4
Bài 3: Yêu thương và chia sẻ
BÀI 5: TỰ LẬP
GIẢI SBT TOÁN 6 TẬP 1 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Tác giả - tác phẩm Kết nối tri thức
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6