1. Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000
2. Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000
3. Ki-lô-gam
4. Phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000
5. Phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000
6. Em làm được những gì?
7. Ôn tập các số trong phạm vi 1000
8. Ôn tập phép nhân và phép chia
9. Nặng hơn, nhẹ hơn
10. Ôn tập phép cộng và phép trừ
Bài 1
Bài 1 (trang 55 SGK Toán 2 tập 2)
a) Tìm hình ảnh phù hợp với số.
b) Sắp xếp các số 530, 300, 350, 305 theo thứ tự từ bé đến lớn.
.?. , .?. , .?. , .?.
Phương pháp giải:
a) Đếm số khối lập phương lần lượt trong các khung ở cột bên trái rồi viết số tương ứng, từ đó tìm được hình ảnh phù hợp với số.
b) - So sánh các số đã cho dựa vào kiến thức về so sánh các số có ba chữ số, sau đó sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Cách so sánh các số có ba chữ số:
+ Đầu tiên, ta so sánh số trăm: Số nào có số trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn.
+ Nếu cùng số trăm thì mới xét số chục: Số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn.
+ Nếu cùng số trăm và số chục: Số nào có số đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn
Lời giải chi tiết:
a)
b) So sánh các số 530, 300, 350, 305 ta có:
300 < 305 < 350 < 530.
Vậy các số đã cho được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là:
300 ; 305 ; 350 ; 530.
Bài 2
Bài 2 (trang 55 SGK Toán 2 tập 2)
Làm theo mẫu.
Mẫu:
Số gồm:
a) 5 trăm, 7 chục, 6 đơn vị.
b) 8 trăm, 3 đơn vị.
c) 9 trăm, 2 chục.
Phương pháp giải:
Từ cấu tạo thập phân của số ta viết số rồi đọc số, sau đó viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị.
Lời giải chi tiết:
a) Số gồm 5 trăm, 7 chục, 6 đơn vị được viết là 576 và đọc là “năm trăm bảy mươi sáu”.
576 = 500 + 70 + 6.
b) Số gồm 8 trăm, 3 đơn vị được viết là 803 và đọc là “tám trăm linh ba”.
803 = 800 + 3
c) Số gồm 9 trăm, 2 chục được viết là 920 và đọc là “chín trăm hai mươi”.
920 = 900 + 20
Bài 3
Bài 3 (trang 56 SGK Toán 2 tập 2)
Viết số, đọc số.
Phương pháp giải:
- Đếm thêm 1 đơn vị rồi điền các số còn thiếu vào ô trống.
- Để đọc các số từ 801 đến 809 ta đọc “tám trăm linh + số đơn vị”.
Để đọc các số từ 811 đến 819 ta đọc “tám trăm mười + số đơn vị”.
Số 810 được đọc là tám trăm mười; số 820 được đọc là tám trăm hai mươi.
Lời giải chi tiết:
Bài 4
Bài 4 (trang 56 SGK Toán 2 tập 2)
Số?
Phương pháp giải:
- Hàng bên trên: Đếm thêm 2 đơn vị rồi điền các số còn thiếu vào ô có dấu “?”.
- Hàng bên dưới: Đếm thêm 5 đơn vị rồi điền các số còn thiếu vào ô có dấu “?”.
Lời giải chi tiết:
Bài 5
Bài 5 (trang 56 SGK Toán 2 tập 2)
Chọn thẻ số thích hợp cho mỗi cây.
Phương pháp giải:
Quan sát tia số đã cho ta thấy khoảng cách giữa hai vạch của tia số là 1 đơn vị, đo đó ta đếm thêm 1 đơn vị (so với số bên trái) rồi điền các số thích hợp với mỗi cây, sau đó nối với thẻ số tương ứng.
Lời giải chi tiết:
Bài 6
Bài 6 (trang 57 SGK Toán 2 tập 2)
Điền dấu (>, <, =) thích hợp vào chỗ có dấu “?”.
Phương pháp giải:
Áp dụng cách so sánh các số có ba chữ số:
+ Đầu tiên, ta so sánh số trăm: Số nào có số trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn.
+ Nếu cùng số trăm thì mới xét số chục: Số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn.
+ Nếu cùng số trăm và số chục: Số nào có số đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Lời giải chi tiết:
Bài 7
Bài 7 (trang 57 SGK Toán 2 tập 2)
Sắp xếp các túi kẹo từ ít tới nhiều.
Phương pháp giải:
- So sánh các số đã cho dựa vào kiến thức về so sánh các số có ba chữ số, sau đó sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Cách so sánh các số có ba chữ số:
+ Đầu tiên, ta so sánh số trăm: Số nào có số trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn.
+ Nếu cùng số trăm thì mới xét số chục: Số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn.
+ Nếu cùng số trăm và số chục: Số nào có số đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Lời giải chi tiết:
So sánh số ghi trên các túi kẹo ta có:
495 < 500 < 542 < 547.
Do đó các số 495 ; 500 ; 542 ; 547 được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn như sau:
495 ; 500 ; 542 ; 547
Vậy các túi kẹo được sắp xếp từ ít tới nhiều như sau:
Bài 8
Bài 8 (trang 57 SGK Toán 2 tập 2)
Tuần này tổ 1 được thưởng 68 bông hoa, tổ 2 được thưởng 93 bông hoa. Hỏi tổ 2 được thưởng nhiều hơn tổ 1 bao nhiêu bông hoa?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đề bài để xác định đề bài cho biết gì (số bông hoa tổ 1 được thưởng, số bông hoa tổ 2 được thưởng) và hỏi gì (số bông hoa tổ 2 được thưởng nhiều hơn tổ 1), từ đó hoàn thành tóm tắt bài toán.
- Để tìm số bông hoa tổ 2 được thưởng nhiều hơn tổ 1 ta lấy số bông hoa tổ 1 được thưởng trừ đi số bông hoa tổ 2 được thưởng.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Tổ 1 được thưởng : 68 bông hoa
Tổ 2 được thưởng : 93 bông hoa
Tổ 2 được thưởng nhiều hơn tổ 1: ... bông hoa?
Bài giải
Tổ 2 được thưởng nhiều hơn tổ 1 số bông hoa là:
93 – 68 = 25 (bông hoa)
Đáp số: 25 bông hoa.
Bài 9
Bài 9 (trang 57 SGK Toán 2 tập 2)
Quan sát bức tranh.
a) Con đường từ nhà bạn Sên đến nhà bà ngoại của Sên dài bao nhiêu đề-xi-mét?
b) Bạn Sên xuất phát từ nhà lúc 7 giờ sáng thứ Bảy, ngày 19 tháng 2 để đến nhà bà ngoại.
Phương pháp giải:
a) Tính độ dài từ nhà bạn Sên đến nhà bà ngoại của Sên tức là ta tính độ dài đường gấp khúc có ba đoạn thẳng độ dài lần lượt là 16 dm, 22 dm và 42 dm. Để tính độ dài đường gấp khúc đó là tính tổng của 16 dm, 22 dm và 42 dm.
b) Áp dụng kiến thức: 1 ngày = 24 giờ.
Lời giải chi tiết:
a) Ta có:
16 dm + 22 dm + 42 dm = 38 dm + 42 dm = 80 dm.
Vậy: Con đường từ nhà bạn Sên đến nhà bà ngoại của Sên dài 80 dm.
b) Ta có: 1 ngày = 24 giờ. Do đó, nếu bạn Sên xuất phát từ nhà lúc 7 giờ sáng thứ Bảy, ngày 19 tháng 2 để đến nhà bà ngoại thì bạn Sên sẽ đến nhà bà ngoại lúc 7 giờ sáng chủ nhật ngày 20 tháng 2.
Units 1-2 Review
Chủ đề 3. QUÝ TRỌNG THỜI GIAN
Chủ đề 5: Đồng dao
Review 1
Chủ đề: Môi trường quanh em
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 2
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 2
SGK Toán - Cánh Diều Lớp 2
VBT Toán - KNTT Lớp 2
VBT Toán - CTST Lớp 2
Cùng em học Toán 2
Bài tập cuối tuần Toán Lớp 2