Bài 1. Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn
Bài 2. Đường kính và dây của đường tròn
Bài 3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây
Bài 4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Bài 5. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
Bài 6. Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Bài 7. Vị trí tương đối của hai đường tròn
Bài 8. Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo)
Ôn tập chương II. Đường tròn
Đề bài
Tứ giác \(ABCD\) có \(\widehat B = \widehat D = 90^\circ \).
a) Chứng minh rằng bốn điểm \(A, B, C, D\) cùng thuộc một đường tròn.
b) So sánh độ dài \(AC\) và \(BD.\) Nếu \(AC = BD\) thì tứ giác \(ABCD\) là hình gì?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Để chứng minh các điểm thuộc cùng một đường tròn ta chứng minh các điểm này cách đều một điểm.
Lời giải chi tiết
a) Gọi \(M\) là trung điểm của \(AC.\)
Tam giác \(ABC\) vuông tại \(B\) có \(BM\) là đường trung tuyến nên:
\(BM =MA=MC= \dfrac{1}{2}AC\) (tính chất tam giác vuông)
Tam giác \(ACD\) vuông tại \(D\) có \(DM\) là đường trung tuyến nên:
\(DM =MA=MC= \dfrac{1 }{ 2}AC\) (tính chất tam giác vuông)
Suy ra: \(MA = MB = MC = MD.\)
Vậy bốn điểm \(A, B, C, D\) cùng nằm trên một đường tròn tâm M bán kính bằng \(\dfrac{1}{2}AC\).
b) \(BD\) là dây của đường tròn (M), còn \(AC\) là đường kính nên \(AC \ge BD\)
\(AC = BD\) khi và chỉ khi \(BD\) cũng là đường kính, khi đó \(ABCD\) là hình chữ nhật (vì có hai đường chéo AC và BD bằng nhau và giao nhau tại trung điểm M của mỗi đường).
CHƯƠNG 2. KIM LOẠI
Đề thi giữa kì 1
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 4 - Hóa học 9
Bài 40. Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí
TÀI LIỆU DẠY - HỌC HÓA 9 TẬP 1