Bài 1. Căn bậc hai
Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
Bài 3. Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
Bài 4. Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
Bài 5. Bảng căn bậc hai
Bài 6. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 7. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai (tiếp theo)
Bài 8. Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 9. Căn bậc ba
Ôn tập chương I. Căn bậc hai. Căn bậc ba
Đề bài
Tìm \(x\) , nếu
a) \(\sqrt {16x} = 8\)
b) \(\sqrt {4x} = \sqrt 5 \)
c) \(\sqrt {9\left( {x - 1} \right)} = 21\)
d) \(\sqrt {4{{\left( {1 - x} \right)}^2}} - 6 = 0\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Cách 1: Sử dụng định nghĩa căn bậc hai để tìm x.
Cách 2 :
- Đặt điều kiện để biểu thức có nghĩa: \(\sqrt A \) có nghĩa khi và chỉ khi \(A \ge 0\)
- Bình phương hai vế rồi giải bài toán tìm x.
- Ta sử dụng các cách làm sau:
\(\sqrt A = B\left( {B \ge 0} \right) \Leftrightarrow A = {B^2}\)
\(\sqrt A = \sqrt B \left( {A \ge 0;B \ge 0} \right) \Leftrightarrow A = B\)
Lời giải chi tiết
a) Bài ra cho \(\sqrt {16x} = 8\) nên theo định nghĩa căn bậc hai, suy ra \({8^2} = 16x\)
Ta có : \({8^2} = 16x\) \( \Leftrightarrow 16x = 64\) \( \Leftrightarrow x = 4\)
Với \(x = 4\), rõ ràng \(\sqrt {16x} = \sqrt {16.4} = \sqrt {64} = 8\)
Vậy x phải tìm là \(x = 4\).
b) Bài ra cho \(\sqrt {4x} = \sqrt 5 \) nên theo định nghĩa căn bậc hai, suy ra \({\left( {\sqrt 5 } \right)^2} = 4x\) hay \(5 = 4x\)
Ta có \(5 = 4x\)\( \Leftrightarrow x = \dfrac{5}{4} = 1,25\)
Với \(x = 1,25\), ta có \(\sqrt {4x} = \sqrt {4.1,25} = \sqrt 5 \)
Vậy x phải tìm là \(x = 1,25\).
c) Bài ra cho \(\sqrt {9\left( {x - 1} \right)} = 21\) nên theo định nghĩa căn bậc hai, suy ra \({21^2} = 9\left( {x - 1} \right)\)
Ta có :
\({21^2} = 9\left( {x - 1} \right)\)\( \Leftrightarrow {\left( {3.7} \right)^2} = {3^2}.\left( {x - 1} \right)\)\( \Leftrightarrow {7^2} = x - 1 \Leftrightarrow 49 = x - 1 \Leftrightarrow x = 50\)
Với \(x = 50\), ta có :
\(\sqrt {9\left( {x - 1} \right)} = \sqrt {9\left( {50 - 1} \right)} \)\(= \sqrt {9.49} = \sqrt 9 .\sqrt {49} \)\( = 3.7 = 21\)
Vậy giá trị của x phải tìm là \(x = 50.\)
d) Ta có: \(\sqrt {4{{\left( {1 - x} \right)}^2}} = \sqrt 4 \sqrt {{{\left( {1 - x} \right)}^2}} \)\(= 2\left| {1 - x} \right|.\)
Vậy bài toán ban đầu quy về tìm x sao cho \(2\left| {1 - x} \right| - 6 = 0\)
Ta giải \(2\left| {1 - x} \right| - 6 = 0\) như sau :
\(2\left| {1 - x} \right| - 6 = 0\)\( \Leftrightarrow 2\left| {1 - x} \right| = 6 \Leftrightarrow \left| {1 - x} \right| = 3\)
Với \(1 - x = 3\), ta suy ra \(x = - 2\)
Với \(1 - x = - 3\) ta suy ra \(x = 4.\)
Vậy x phải tìm có hai giá trị là \(x = - 2\) và \(x = 4.\)
Lưu ý : Có cách giải khác như sau :
a) Bài ra cho điều kiện x phải tìm thỏa mãn \(\sqrt {16x} = 8\) .
Để căn thức \(\sqrt {16x} \) có nghĩa, ta có \(16x \ge 0 \Leftrightarrow x \ge 0\)
Vậy x phải tìm trước hết phải là \(x \ge 0.\)
Với \(x \ge 0,\)ta có \(\sqrt {16x} = \sqrt {16} \sqrt x = 8\)
Vậy x phải tìm thỏa mãn \(\sqrt {16x} = 8\) hay \(\sqrt x = 2\)
Với \(\sqrt x = 2\), ta tìm được \(x = 4\) (vì rõ ràng từ \(\sqrt x = 2\), ta có \({2^2} = x\), tức là \(x = 4\) và \(\sqrt 4 = 2\) ).
Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải
Đề thi vào 10 môn Toán Bến Tre
Đề thi vào 10 môn Anh Đắk Lắk
Bài 1: Chí công vô tư
CHƯƠNG III. PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU