Bài 1. Căn bậc hai
Bài 2. Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức
Bài 3. Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
Bài 4. Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
Bài 5. Bảng căn bậc hai
Bài 6. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 7. Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 8. Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai
Bài 9. Căn bậc ba
Ôn tập chương I. Căn bậc hai. Căn bậc ba
Tìm x, biết:
LG a
LG a
\(\sqrt {9{x^2}} = 2x + 1;\)
Phương pháp giải:
Áp dụng:
\(\sqrt {{A^2}} = \left| A \right|\)
Nếu \(A \ge 0\) thì \(\left| A \right| = A\)
Nếu \(A < 0\) thì \(\left| A \right| = - A\)
Xét các trường hợp \(A \ge 0\) và \(A < 0\) để bỏ dấu giá trị tuyệt đối.
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\eqalign{
& \sqrt {9{x^2}} = 2x + 1 \cr
& \Leftrightarrow \sqrt {{{\left( {3x} \right)}^2}} = 2x + 1 \cr
& \Leftrightarrow \left| {3x} \right| = 2x + 1 \,\,(1)\cr} \)
Trường hợp 1:
\(3x \ge 0 \Leftrightarrow x \ge 0 \Rightarrow \left| {3x} \right| = 3x\)
Suy ra:
\(3x = 2x + 1 \Leftrightarrow 3x - 2x = 1 \Leftrightarrow x = 1\)
Giá trị \(x = 1\) thỏa mãn điều kiện \(x ≥ 0\).
Vậy \(x = 1\) là nghiệm của phương trình (1).
Trường hợp 2:
\(3x < 0 \Leftrightarrow x < 0 \Rightarrow \left| {3x} \right| = - 3x\)
Suy ra :
\(\eqalign{
& - 3x = 2x + 1 \Leftrightarrow - 3x - 2x = 1 \cr
& \Leftrightarrow - 5x = 1 \Leftrightarrow x = - {1 \over 5} \cr} \)
Giá trị \(\displaystyle x = - {1 \over 5}\) thỏa mãn điều kiện \(x < 0.\)
Vậy \(\displaystyle x = - {1 \over 5}\) là nghiệm của phương trình (1).
Vậy \(x = 1\) và \(\displaystyle x = - {1 \over 5}\)
LG b
LG b
\(\sqrt {{x^2} + 6x + 9} = 3x - 1;\)
Phương pháp giải:
Áp dụng:
\(\sqrt {{A^2}} = \left| A \right|\)
Nếu \(A \ge 0\) thì \(\left| A \right| = A\)
Nếu \(A < 0\) thì \(\left| A \right| = - A\)
Xét các trường hợp \(A \ge 0\) và \(A < 0\) để bỏ dấu giá trị tuyệt đối.
Sử dụng hằng đẳng thức:
\({(a + b)^2} = {a^2} + 2ab + {b^2}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có :
\(\sqrt {{x^2} + 6x + 9} = 3x - 1\)
\(\eqalign{
& \Leftrightarrow \sqrt {{{\left( {x + 3} \right)}^2}} = 3x - 1 \cr
& \Leftrightarrow \left| {x + 3} \right| = 3x - 1\,\,\,\,\,\,\,(2) \cr} \)
Trường hợp 1:
\(\eqalign{
& x + 3 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge - 3 \cr
& \Rightarrow \left| {x + 3} \right| = x + 3 \cr} \)
Suy ra :
\(\eqalign{
& x + 3 = 3x - 1 \cr
& \Leftrightarrow x - 3x = - 1 - 3 \cr
& \Leftrightarrow - 2x = - 4 \Leftrightarrow x = 2 \cr} \)
Giá trị \(x = 2\) thỏa mãn điều kiện \(x ≥ -3.\)
Vậy \(x = 2\) là nghiệm của phương trình (2).
Trường hợp 2:
\(\eqalign{
& x + 3 < 0 \Leftrightarrow x < - 3 \cr
& \Rightarrow \left| {x + 3} \right| = - x - 3 \cr} \)
Suy ra:
\(\eqalign{
& - x - 3 = 3x - 1 \cr
& \Leftrightarrow - x - 3x = - 1 + 3 \cr
& \Leftrightarrow - 4x = 2 \Leftrightarrow x = - 0,5 \cr} \)
Giá trị \(x = -0,5\) không thỏa mãn điều kiện \(x < -3\) nên loại.
Vậy \(x = 2.\)
LG c
LG c
\(\sqrt {1 - 4x + 4{x^2}} = 5;\)
Phương pháp giải:
Áp dụng:
\(\sqrt {{A^2}} = \left| A \right|\)
Nếu \(A \ge 0\) thì \(\left| A \right| = A\)
Nếu \(A < 0\) thì \(\left| A \right| = - A\)
Xét các trường hợp \(A \ge 0\) và \(A < 0\) để bỏ dấu giá trị tuyệt đối.
Sử dụng hằng đẳng thức:
\({(a - b)^2} = {a^2} - 2ab + {b^2}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\eqalign{
& \sqrt {1 - 4x +4{x^2}} = 5\,\,\,\,(3) \cr
& \Leftrightarrow \sqrt {{{\left( {1 - 2x} \right)}^2}} = 5 \cr
& \Leftrightarrow \left| {1 - 2x} \right| = 5 \cr} \)
Trường hợp 1:
\(\eqalign{
& 1 - 2x \ge 0 \Leftrightarrow 2x \le 1 \Leftrightarrow x \le {1 \over 2} \cr
& \Rightarrow \left| {1 - 2x} \right| = 1 - 2x \cr} \)
Suy ra:
\(\eqalign{
& 1 - 2x = 5 \Leftrightarrow - 2x = 5 - 1 \cr & \Leftrightarrow -2x = 4 \cr
& \Leftrightarrow x = - 2 \cr} \)
Giá trị \(x = -2\) thỏa mãn điều kiện \(\displaystyle x \le {1 \over 2}\)
Vậy \(x = -2\) là nghiệm của phương trình (3).
Trường hợp 2:
\(\eqalign{
& 1 - 2x < 0 \Leftrightarrow 2x > 1 \Leftrightarrow x > {1 \over 2} \cr
& \Rightarrow \left| {1 - 2x} \right| = 2x - 1 \cr} \)
Suy ra:
\(2x - 1 = 5 \Leftrightarrow 2x = 5 + 1 \)\(\Leftrightarrow 2x = 6\Leftrightarrow x = 3\)
Giá trị \(x = 3\) thỏa mãn điều kiện \(\displaystyle x > {1 \over 2}\)
Vậy \(x = 3\) là nghiệm của phương trình (3).
Vậy \(x = -2\) và \(x = 3.\)
LG d
LG d
\(\sqrt {{x^4}} = 7.\)
Phương pháp giải:
Áp dụng:
\(\sqrt {{A^2}} = \left| A \right|\)
Nếu \(A \ge 0\) thì \(\left| A \right| = A\)
Nếu \(A < 0\) thì \(\left| A \right| = - A\)
Xét các trường hợp \(A \ge 0\) và \(A < 0\) để bỏ dấu giá trị tuyệt đối.
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\eqalign{
& \sqrt {{x^4}} = 7 \Leftrightarrow \sqrt {{{\left( {{x^2}} \right)}^2}} = 7 \cr
& \Leftrightarrow \left| {{x^2}} \right| = 7 \Leftrightarrow {x^2} = 7 \cr} \)
Suy ra \(x = \sqrt 7 \) hoặc \(x = - \sqrt 7 \)
Vậy \(x = \sqrt 7; \) \(x = - \sqrt 7 \)
Tải 30 đề thi học kì 2 của các trường Toán 9
Đề thi giữa kì 1 - Sinh 9
PHẦN ĐẠI SỐ - VỞ BÀI TẬP TOÁN 9 TẬP 1
CHƯƠNG I. ĐIỆN HỌC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - VẬT LÍ 9