Bài 19. Phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số
Bài 20. Phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số
Bài 21. Luyện tập chung
Bài 22. Phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số
Bài 23. Phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số
Bài 24. Luyện tập chung
HĐ
Bài 1 (trang 90 SGK Toán 2 tập 1)
Tính:
Phương pháp giải:
Trừ lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Đặt tính rồi tính.
63 – 36 72 – 27
54 – 16 80 – 43
Phương pháp giải:
- Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Tính : Trừ lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải chi tiết:
Bài 3
Trên cây khế có 90 quả. Chim thần đã ăn mất 24 quả. Hỏi trên cây còn lại bao nhiêu quả khế?
Phương pháp giải:
Số quả khế còn lại trên cây = Số quả khế có trên cây - Số quả khế chim thần đã ăn.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Có: 90 quả
Đã ăn: 24 quả
Còn lại: … quả?
Bài giải
Trên cây còn lại số quả khế là:
90 - 24 = 66 (quả)
Đáp số: 66 quả khế.
LT1
Bài 1 (trang 90 SGK Toán 2 tập 1)Đặt tính rồi tính.
35 – 28 53 – 34
80 – 27 90 – 52
Phương pháp giải:
- Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Tính : Trừ lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Bạn rô-bốt nào cầm bảng ghi chép tính đúng?
Phương pháp giải:
Thực hiện từng phép tính ghi trên bảng của mỗi bạn Rô-bốt, từ đó tìm được bạn nào cầm bảng ghi phép tính đúng
Lời giải chi tiết:
Ta có:
40 – 4 = 36 60 – 22 = 38
51 – 8 = 43 71 – 17 = 54
Vậy Rô-bốt A và C cầm bảng ghi phép tính đúng.
Bài 3
Rô-bốt A cân nặng 33 kg. Rô-bốt D nhẹ hơn rô-bốt A 16 kg. Hỏi rô-bốt D cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Phương pháp giải:
Cân nặng của Rô-bốt D = Cân nặng của Rô-bốt A - 16kg
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Rô-bốt A: 33 kg
Rô-bốt D nhẹ hơn rô-bốt A: 16 kg
Rô-bốt D: ... kg ?
Bài giải
Rô-bốt D cân nặng số ki-lô-gam là:
33 – 16 = 17 (kg)
Đáp số: 17 kg.
Bài 4
Điền dấu >, <, = thích hợp vào dấu ?.
Phương pháp giải:
Thực hiện tính kết quả phép tín sau đó so sánh hai vế để tìm được dấu so sánh thích hợp với dấu “?” ở trong ô
Lời giải chi tiết:
Bài 5
Tại mỗi ngã rẽ, bạn nhím sẽ đi theo con đường ghi phép tính có kết quả lớn hơn. Bạn nhím sẽ đến chỗ món ăn nào?
Phương pháp giải:
Thực hiện tính các phép tính tại mỗi ngã rẽ để tìm đường đi của bạn nhím (bạn nhím sẽ đi theo con đường ghi phép tính có kết quả lớn hơn).
Lời giải chi tiết:
Tại ngã rẽ đầu tiên, ta có: 30 – 5 = 25 ; 30 – 9 = 21.
Mà 25 > 21, do đó tại ngã rẽ đầu tiên, bạn nhím sẽ đi theo con đường ghi phép tính 30 – 5.
Tại ngã rẽ thứ hai, ta có: 41 – 17 = 24 ; 35 – 17 = 18.
Mà 24 > 18, do đó tại ngã rẽ thứ hai, bạn nhím sẽ đi theo con đường ghi phép tính 41 – 17.
Do đó, nhím đi theo con đường như sau:
Quan sát ta thấy bạn nhím sẽ đến chỗ khoai lang.
LT2
Bài 1 (trang 91 SGK Toán 2 tập 1)
Tính nhẩm.
100 – 40 100 – 70 100 – 90
Phương pháp giải:
100 – 40
10 chục – 4 chục = 6 chục
100 – 40 = 60
Các câu còn lại làm tương tự.
Lời giải chi tiết:
• 100 – 40
10 chục – 4 chục = 6 chục
100 – 40 = 60.
• 100 – 70
10 chục – 7 chục = 3 chục
100 – 70 = 30.
• 100 – 90
10 chục – 9 chục = 1 chục
100 – 90 = 10.
Bài 2
Bình xăng của một ô tô có 42 l xăng. Ô tô đã đi một quãng đường hết 15 l xăng. Hỏi bình xăng của ô tô còn lại bao nhiêu lít xăng?
Phương pháp giải:
Số lít xăng còn lại = Số lít xăng bình xăng ô tô có - Số lít xăng đã dùng.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Có: 42 l xăng
Đã dùng: 15 l xăng
Còn lại: ... l xăng ?
Bài giải
Bình xăng của ô tô còn lại số lít xăng là:
42 – 15 = 27 (l)
Đáp số: 27 l xăng.
Bài 3
a) Rô-bốt có thân dạng khối lập phương ghi phép tính có kết quả bằng bao nhiêu?
b) Rô-bốt nào ghi phép tính có kết quả lớn nhất?
Phương pháp giải:
- Xác định được thân rô-bốt có dạng khối gì.
- Thực hiện tính các phép tính được ghi trên thân rô-bốt.
- So sánh kết quả để tìm rô-bốt ghi phép tính có kết quả lớn nhất.
Lời giải chi tiết:
a) Rô-bốt có thân dạng khối lập phương ghi phép tính 46 – 28.
Ta có:
46 – 28 = 18.
Vậy rô-bốt có thân dạng khối lập phương ghi phép tính có kết quả bằng 18.
b) Ta có:
50 – 14 = 36 ; 52 – 15 = 37.
Mà: 18 < 36 < 37.
Vậy rô-bốt có thân dạng khối hộp chữ nhật ghi phép tính có kết quả lớn nhất.
Bài 4
Tìm quần phù hợp với áo.
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính ghi trên mỗi áo, kết quả tìm được chính là số trên quần, từ đó tìm được quần cho áo.
Lời giải chi tiết:
Ta có: 40 – 27 = 13 ; 32 – 18 = 14.
Vậy quần tương ứng với áo được nối như sau:
LT3
Bài 1 (trang 92 SGK Toán 2 tập 1)
Đặt tính rồi tính.
54 – 27 72 – 36
50 – 25 95 – 48
Phương pháp giải:
- Đặt tính : Viết các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Tính : Trừ lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Tìm chữ số thích hợp.
Phương pháp giải:
Dựa vào quy tắc đặt tính, nhẩm và tìm ra chữ số thích hợp với dấu “?” ở mỗi ô.
Lưu ý: cần phải trả 1 đơn vị vào hàng chục khi mượn 1 chục từ hàng chục sang hàng đơn vị.
Lời giải chi tiết:
Bài 3
Toà nhà có 60 căn phòng. Có 35 căn phòng đã bật đèn. Hỏi còn bao nhiêu căn phòng chưa bật đèn?
Phương pháp giải:
Số căn phòng chưa bật đèn = Số căn phòng có tất cả - Số căn phòng đã bật đèn.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Có: 60 căn phòngĐã bật đèn: 35 căn phòng
Chưa bật đèn: ... căn phòng?
Bài giải
Số căn phòng chưa bật đèn là:
60 – 35 = 25 (căn phòng)
Đáp số: 25 căn phòng.
Bài 4
Chọn kết quả đúng.
a) 32 + 48 – 16 = ?
A. 54 B. 64 C. 74
b) 33 – 16 + 53 = ?
A. 70 B. 60 C. 50
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
Lời giải chi tiết:
a) 32 + 48 – 16 = 80 – 16 = 64.
Chọn B.
b) 33 – 16 + 53 = 17 + 53 = 70.
Chọn A.
Bài 5
Mỗi con mèo sẽ câu con cá ghi phép tính có kết quả là số ghi trên xô. Tìm cá cho mỗi con mèo.
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính ghi trên mỗi con cá, sau đó đối chiếu với số ghi trên xô để tìm cá mà mỗi con mèo câu được.
Lời giải chi tiết:
Ta có: 72 – 27 = 45 ;
81 – 16 = 65 ; 90 – 35 = 55.
Vậy cá tương ứng cho mỗi con mèo được nối như sau:
LT4
Bài 1 (trang 93 SGK Toán 2 tập 1)Tìm số thích hợp.
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức: Số bị trừ – Số trừ = Hiệu.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Biết:
- Hộp quà đựng vở là hộp quà ghi phép tính có kết quả lớn nhất.
- Hộp quà đựng bút là hộp quà ghi phép tính có kết quả bé nhất.
Hỏi hộp quà nào đựng vở, hộp quà nào đựng bút?
Phương pháp giải:
Thực hiện phép tính ghi trên mỗi hộp quà, sau đó so sánh các số để tìm số lớn nhất, số bé nhất, từ đó tìm được hộp quà đựng vở hoặc hộp quà đựng bút.
Lời giải chi tiết:
Ta có:
30 – 14 = 16 40 – 20 = 20
52 – 31 = 21 34 – 16 = 18
Mà: 16 < 18 < 20 < 21.
Vậy hộp quà C đựng vở, hộp quà A đựng bút.
Bài 3
Chìa khoá mở được chiếc hòm ghi phép tính đúng nhưng không mở được chiếc hòm màu xanh. Chìa khoá mở được chiếc hòm nào?
Phương pháp giải:
Thực hiện các phép tính ghi trên mỗi chiếc hòm, từ đó tìm được các chiếc hòm khi phép tính đúng và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Ta có: 31 – 16 = 15 ; 43 – 24 = 19 ; 55 – 39 = 16.
Do đó, chiếc hòm màu đỏ và chiếc hòm màu xanh ghi phép tính đúng, hay chìa khóa có thể mở được chiếc hòm màu đỏ và chiếc hòm màu xanh.
Mà chìa khoá không mở được chiếc hòm màu xanh.
Vậy chìa khóa mở được chiếc hòm màu đỏ.
Bài 4
Một đàn gà có 32 con gồm gà trống và gà mái, trong đó có 26 con gà mái.
Hỏi đàn gà có bao nhiêu con gà trống?
Phương pháp giải:
Tìm số con gà trống = Số con gà có tất cả - Số con gà mái.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Gà trống và gà mái: 32 con
Gà mái: 26 con
Gà trống: ... con?
Bài giải
Đàn gà có số con gà trống là:
32 – 26 = 6 (con)
Đáp số: 6 con gà trống.
Chủ đề: Cộng đồng địa phương
Chủ đề 3: Cộng đồng địa phương
Chủ đề 7. Những con vật quanh em
Đề thi học kì 1
Unit 1: My Toys
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 2
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 2
SGK Toán - Cánh Diều Lớp 2
VBT Toán - KNTT Lớp 2
VBT Toán - CTST Lớp 2
Cùng em học Toán 2
Bài tập cuối tuần Toán Lớp 2