Câu 1
Nội dung câu hỏi:
(Các câu tự luận 6,7,8, 9 ở SGK, phần Tự đánh giá cuối kì II, trang 149 - 150)
- 6. Nêu tác dụng của các yếu tố vần và nhịp của đoạn trích nêu trên.
- 7. Chỉ ra yếu tố tượng trưng trong đoạn trích trên.
- 8. Em hiểu “đường thơm” trong đoạn trích trên là gì?
- 9. Nhà thơ nhận biết và diễn tả cảm xúc của mình bằng các giác quan nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào những kiến thức đã được trau dồi trong học kì vừa qua, hệ thống kiến thức và làm các bài tập đề bài đưa ra.
Lời giải chi tiết:
- 6. Các vần trong đoạn thơ đều là vần cuối, đan xen rất hài hòa giữa vần bằng và vần trắc theo thứ tự sau:
+ Vần bằng (rơm/ thơm) → vần trắc (tượng/ phượng) → vần bằng (lâu/ sâu) → vần trắc (ngợp/ hợp) → vần bằng (nào/ dao) → vần trắc (chứ/ tự) → vần bằng (đi/ chi).
+ Cách gieo vần này mang lại cho người đọc âm hưởng nhịp nhàng đan xen rất êm ái, hài hòa….phù hợp với diễn tả tâm trạng mơ màng, thực lẫn mộng trong cảm xúc của chủ thể trữ tình.
- 7. Hình ảnh tượng trưng "đường thơm".
- 8. Tác giả dùng hình ảnh “đường thơm”, thể hiện rõ biện pháp chuyển đổi cảm giác trong thơ tượng trưng. Con đường ở đây không còn được tái hiện bằng thị giác (mắt) : là dài, rộng, đầy nắng hay mướt cỏ xanh,.. mà là con đường trong tâm thức, cảm nhận bằng khứu giác (mũi, mùi thơm).
- 9. Trong đoạn thơ trên, nhà thơ nhận biết và diễn tả cảm xúc của mình bằng nhiều giác quan: khứu giác, thị giác, thính giác….
Câu 2
Nội dung câu hỏi:
Lập dàn ý cho một trong hai đề sau:
Đề 1. Phân tích giá trị văn hóa hoặc triết lí nhân sinh trong một tác phẩm văn xuôi đã học ở Bài 5 và Bài 7 trong sách “Ngữ văn 11”, tập hai
Đề 2. Phân tích và làm sáng tỏ đặc điểm bi kịch thể hiện trong một văn bản đã học ở Bài 8, “Ngữ văn 11”, tập hai.
Phương pháp giải:
Dựa vào kĩ năng lập dàn bài đã được học trong chương trình Ngữ văn 11, để lập dàn bài cho 1 đề mà em yêu thích.
Lời giải chi tiết:
Đề 1:
- Xác định vấn đề giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh được bàn luận ở bài này là gì? Vấn đề ấy được đặt ra trong tác phẩm nào?
- Mô tả nội dung giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh đã xác định theo hiểu biết của mình.
- Phân tích ý nghĩa của giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh ấy trong tác phẩm cũng như đối với thực tiễn cuộc sống hiện nay.
- Cảm nghĩ, nhận xét của em về giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh mà tác phẩm đã đặt ra.
Unit 8: Becoming independent
CHƯƠNG III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Review (Units 7 - 8)
Chủ đề 6. Động cơ đốt trong
HÌNH HỌC SBT - TOÁN 11
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11