1. Khái niệm
- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ cấu sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
- Là một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp (Giảm tải)
3. Các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp
a. Điểm công nghiệp
- Chỉ bao gồm 1 hoặc 2 xí nghiệp đơn lẻ, các xí nghiệp thường được phân bố gần nguồn nguyên nhiên liệu hoặc nơi tiêu thụ.
- Ở nước ta có nhiều điểm CN.
b. Khu công nghiệp
- Đặc điểm:
+ Có ranh giới địa lí xác định.
+ Chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
+ Không có dân cư sinh sống.
- Tình hình phát triển:
+ Hình thành từ những năm 90 của thế kỉ XX cho đến nay.
+ Đến tháng 8/2007 cả nước đã hình thành 150 KCN tập trung, khu chiết xuất, khu công nghệ cao.
- Phân bố: Tập trung nhất ở ĐNB, ĐBSH, Duyên hải miền Trung.
c. Trung tâm công nghiệp
- Là hình thức tổ chức lãnh thổ cao nhất ở trình độ cao. Đó là khu vực tập trung CN gắn với các đô thị vừa và lớn.
- Dựa vào vai trò của TTCN phân thành các nhóm:
+ Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia: Hà Nội, TP. HCM.
+ Các trung tâm có ý nghĩa vùng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…
+ Các trung tâm có ý nghĩa địa phương: Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang…
- Dựa vào giá trị sản xuất CN: các trung tâm rất lớn, lớn, trung bình, nhỏ.
d. Vùng công nghiệp
- Có diện tích rộng bao gồm nhiều tỉnh, thành phố nhưng ranh giới chỉ mang tính quy ước.
- Theo qui hoạch của Bộ Công nghiệp (2001) cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp.
Chương 8. Cá thể và quần thể sinh vật
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 1 – Hóa học 12
Bài 24. Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
Unit 12. Water Sports
CHƯƠNG VI. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG