SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều tập 2
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều tập 2

Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 124 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Trả lời câu hỏi 1 trang 124
Trả lời câu hỏi 2 trang 124
Trả lời câu hỏi 3 trang 124
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Trả lời câu hỏi 1 trang 124
Trả lời câu hỏi 2 trang 124
Trả lời câu hỏi 3 trang 124

Trả lời câu hỏi 1 trang 124

Nội dung câu hỏi:

Tìm từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn thành các câu sau:

a, (Vì, nhờ, tại) rét, rặng xoan năm nay chậm nảy lộc.

b, (Vì, nhờ, tại) nắng ấm, vườn đào nở hoa tưng bừng.

c, (Vì, nhờ, tại) không có răng, loài chim không nhai mà chỉ nuốt thức ăn.

 

Phương pháp giải:

HS đọc các câu văn và điền từ thích hợp 

 

Lời giải chi tiết:

a, Vì rét, rặng xoan năm nay chậm nảy lộc.

b, Nhờ nắng ấm, vườn đào nở hoa tưng bừng.

c, Tại không có răng, loài chim không nhai mà chỉ nuốt thức ăn.

Trả lời câu hỏi 2 trang 124

Nội dung câu hỏi:

Bổ sung trạng ngữ vào chỗ thích hợp trong một đoạn văn dưới đây để giải thích:

a, Vì sao chuột thường gặm các vật cứng?

Không giống với răng người và răng nhiều loài vật khác, răng của loài chuột mỗi ngày mọc một dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vậy, dĩ nhiên là rất vướng víu. Chuột phải gặm các vật cứng.

(Trạng ngữ: để khỏi vướng víu, để mài cho răng mòn đi)

b, Vì sao lợn thường lấy mõm dũi đất lên?

Các giống lợn nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mõm lợn rừng rất dài. Xương mũi của chúng rất cứng. Chúng thường dùng cái mũi và cái mồm đặc biệt đó dũi đất. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.

(Trạng ngữ: để tìm kiếm thức ăn, để mài cho xương mòn đi)

 

Phương pháp giải:

HS bổ sung trạng ngữ vào chỗ thích hợp trong một đoạn văn 

 

Lời giải chi tiết:

a, Vì sao chuột thường gặm các vật cứng?

Không giống với răng người và răng nhiều loài vật khác, răng của loài chuột mỗi ngày mọc một dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vậy, dĩ nhiên là rất vướng víu. Để khỏi vướng víu, Chuột phải gặm các vật cứng.

b, Vì sao lợn thường lấy mõm dũi đất lên?

Các giống lợn nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mõm lợn rừng rất dài. Xương mũi của chúng rất cứng. Để tìm kiếm thức ăn,Chúng thường dùng cái mũi và cái mồm đặc biệt đó dũi đất. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.

Trả lời câu hỏi 3 trang 124

Nội dung câu hỏi:

Tìm từ ngữ thích hợp với ô trống để hoàn thành các câu sau:

a, Bằng ..., bạn Tuấn đã đạt được những kết quả học tập xuất sắc.

b, Với ..., bạn Đức luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chi đội trưởng.

c, .... Một giọng ca mượt mà và tình cảm, bạn Lan đã chinh phục được tất cả khán giả.

d, .... óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người nghệ sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.

 

Phương pháp giải:

HS bổ sung trạng ngữ vào chỗ thích hợp trong một đoạn văn 

 

Lời giải chi tiết:

a, Bằng sự nỗ lực, bạn Tuấn đã đạt được những kết quả học tập xuất sắc.

b, Với trách nhiệm của mình, bạn Đức luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chi đội trưởng.

c, Với một giọng ca mượt mà và tình cảm, bạn Lan đã chinh phục được tất cả khán giả.

d, Bằng óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người nghệ sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved