Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Bài ca ngất ngưởng
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Trong bài, từ "ngất ngưởng" được sử dụng 5 lần.
- Trong nhan đề: chỉ phong cách sống độc đáo, cá tính, bản lĩnh, không chấp nhận "khắc kỉ phục lễ" mà vượt ra ngoài sự trói buộc của lễ giáo.
- "Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng": tài năng, bản lĩnh trong lĩnh vực quân sự.
- "Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng": cách nghỉ hưu và thú vui chơi khác thường của một người về hưu trong danh dự sau khi đã làm nhiều việc có ích cho nhân dân.
- "Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng": thần tiên cũng khoan dung, chấp nhận và thấy thú vị trước phong cách sống độc đáo, khác lạ của ông.
- "Trong triều ai ngất ngưởng như ông": sự trung thực, thẳng thắn, bản lĩnh, quyết không khom lưng uốn gối trước quyền thế hay vật chất khi làm quan trong triều.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
- Nguyễn Công Trứ là một nhà nho, ông mang trong mình hoài bão vì nước vì dân, ý chí lớn lao.
- Phò vua giúp nước, xứng đáng là trang nam nhi, trả nợ công danh ở đời.
=> Điều quan trọng là trong môi trường trói buộc, ông vẫn thực hiện được lý tưởng xã hội và giữ được cá tính riêng.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
- Ông cho rằng mình "ngất ngưởng" là vì ông tự ý thức được tài năng, bản lĩnh, phẩm chất và nhân cách hơn người, hơn đời của mình.
- Nguyễn Công Trứ tự đánh giá công đức, sự nghiệp của mình ngang hàng với những danh tướng đời Hán và tự hào về tấm lòng trung quân ái quốc của mình.
- Câu cuối: thể hiện sự đắc ý và sảng khoái nhất về cái tôi ngông độc đáo của mình ("Trong triều ai ngất ngưởng như ông").
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Nét tự do của hát nói:
- Có sự tự do về vần, nhịp.
- Tự do về số câu, số chữ.
=> Giúp người viết thể hiện được cá tính tự do và cảm xúc phóng túng, mãnh liệt.
Luyện tập
Câu hỏi (trang 39 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Ngôn ngữ của Bài ca ngất ngưởng rất phóng khoáng, tự do, ngạo nghễ, mang đậm tính cách của tác giả, chứa đựng nhiều câu kể. Từ đó giúp cho việc truyền tải nội dung cũng như phong cách của Nguyễn Công Trứ được dễ dàng hơn.
- Ngôn ngữ của bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, chứa nhiều từ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên đồng thời có những từ ngữ mang đậm dấu ấn của Phật giáo. Từ đó thể hiện rõ niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước cũng như Phật giáo của tác giả.
Bố cục
Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (6 câu đầu): Nguyễn Công Trứ khi còn làm quan.
- Phần 2 (13 câu sau): Nguyễn Công Trứ khi đã cáo quan về hưu.
ND chính
Chuyên đề 2. Chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ XX
Review Unit 1
Tải 10 đề kiểm tra 1 tiết - Chương 3
Chuyên đề 1: Dinh dưỡng khoáng - Tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch
CHƯƠNG I. ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11