Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Câu cá mùa thu
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Điểm nhìn cảnh thu: trên chiếc thuyền câu ở giữa ao nhìn ra xung quanh.
- Từ điểm nhìn này, tác giả đã bao quát cảnh thu, không gian thu ngày càng mở ra nhiều hướng thật sinh động.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Bức tranh mùa thu sống động, tươi đẹp đặc trưng ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ:
- Cảnh vật thanh sơ, dịu nhẹ: sắc nước "trong veo", "sóng biếc", trời "xanh ngắt".
- Đường nét, chuyển động khẽ khàng, tinh tế: sóng "hơi gợn tí", lá vàng "khẽ đưa vèo", tầng mây "lơ lửng".
- Hòa sắc tạo hình:
+ Màu xanh của trời, nước, cây bèo.
+ Màu vàng tinh tế của chiếc lá thu.
+ Ao nhỏ, thuyền nhỏ, con người cũng như thu lại xinh xắn, duyên dáng.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Không gian trong bài thơ là không gian tĩnh tại, vắng lặng.
- Hình ảnh rất đỗi nhẹ nhàng (sóng "hơi gợn", mây "lơ lửng").
- Âm thanh: lá "khẽ đưa", tiếng cá đớp mồi càng làm tăng thêm sự tĩnh mịch.
=> Không gian gợi sự tĩnh lặng tuyệt đối trong tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
- Bài thơ gieo vần chân: "eo" – “tử vận”, oái oăm, khó làm.
- Vần "eo" giúp diễn tả không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc cá nhân.
- Bút pháp lấy động tả tĩnh thành công.
Câu 5
Trả lời câu 4 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Tấm lòng của nhà thơ (hai câu cuối):
- Tình yêu sâu sắc dành cho cảnh thu quê hương, thiên nhiên của đất nước.
- Hòa cái tôi cô đơn vào cái cô tịch của trời thu.
=> Tâm hồn gắn bó tha thiết với cảnh trí đất nước và tấm lòng yêu nước thầm kín, sâu sắc.
Luyện tập
Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ:
- Gieo vần chân là vần “eo”, vần tắc, âm đóng: tạo cảm giác về sự hiu quạnh, vắng vẻ.
- Kết hợp từ mới mẻ: "Lá vàng trước gió khẽ đưa" – "vèo": hữu hình hóa âm thanh, âm thanh như có đường nét, có chuyển động.
- Sử dụng một loạt từ láy gợi hình, gợi cảm: "lạnh lẽo", "tẻo teo", "lơ lửng", "quanh co".
Bố cục
Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ.
- Phần 2 (2 câu thơ cuối): Hình ảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
ND chính
Chương 2. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay
Chủ đề 2: Kĩ thuật dẫn bóng
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 2
Chuyên đề 2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện nay
Chuyên đề 1. Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11