SOẠN VĂN 8 TẬP 2

Soạn bài Bàn luận về phép học (Luận học pháp) siêu ngắn

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài đọc
ND chính
Câu 1 => 3
Câu 4 => 5
Luyện tập

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài đọc
ND chính
Câu 1 => 3
Câu 4 => 5
Luyện tập

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản Bàn luận về phép học

ND chính

Bàn luận về phép học giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt, học phải đi đôi với hành.

Câu 1 => 3

Trả lời câu 1 (trang 78, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

- Mở đầu, tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học:

+ Học để "biết rõ đạo"

+ Học cách làm người, để sống tốt, cư xử đúng mực.

 => Việc học mang ý nghĩa to lớn, cao quý: học để biết cách sống chuẩn mực.

 

Trả lời câu 2 (trang 78, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Phê phán những lối học lệch lạc, sai trái:

“Học lối học hình thức hòng cầu danh lợi”

“Không biết tới tam cương ngũ thường”

- Tác hại của lối học lệch lạc, sai trái đó là làm cho "chúa trọng nịnh thần" người trên kẻ dưới đều thích sự chạy chọt, luồn cúi, không có thực chất, dẫn đến cảnh "nước mất, nhà tan".

 

Trả lời câu 3 (trang 78, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Những chính sách:

- Việc học phải được phổ biến rộng khắp:

- Việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng. Phương pháp học học phải:

+ Tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao.

+ Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất.

+ Học phải biết kết hợp với hành. Học không phải chỉ để biết mà còn để làm.

Câu 4 => 5

Trả lời câu 4 (trang 78, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Nói về phép học, Nguyễn Thiếp cho rằng học phải theo trình tự trước - sau, thấp - cao: "Lúc đầu học Tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên...". Nghĩa là người học phải bắt đầu từ những kiến thức có sở, nền tảng. Học rộng là cần thiết song cần phải biết suy nghĩ để thâu tóm những cái tinh tuý, cốt lõi nhất. Đặc biệt, học phải đi đôi với hành, kiến thức trong sách vở phải được thể nghiệm vận dụng vào thực tiễn đời sống.


Trả lời câu 5 (trang 78, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

- Mục đích chân chính của việc học

- Phê phán những quan điểm học sai trái

- Khẳng định những quan điểm, phương pháp đúng đắn

- Tác dụng của việc học chân chính.

Luyện tập

Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp "học đi đôi với hành".

Trả lời:

Sự cần thiết và tác dụng của phương pháp "học đi đôi với hành":

   Học là quá trình tiếp thu kiến thức và lý thuyết, lý luận. Hành là quá trình áp dụng lý thuyết học được vào thực tiễn đời sống và lao động. Phương pháp “học đi đôi với hành” chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa nhận thức và hành động của con người, tạo ra tính thực tiễn, bổ sung lẫn nhau làm cho những điều chúng ta học trở nên có ý nghĩa và kết quả. Nếu chỉ học mà không thực hành sẽ sa vào lý thuyết suông, không thể nắm bắt được ý nghĩa sâu sắc với thực tiễn. Học đi đôi với hành thực sự cần thiết và hữu dụng với tất cả mọi người. Song trên thực tế nước ta, phương pháp này chưa được xem trọng, đó là nguyên nhân làm cho chất lượng giáo dục không được cải thiện. Vì thế cần xác định đúng đắn mục tiêu học tập, và thường xuyên áp dụng phương pháp “học đi đôi với hành” để việc học trở nên ý nghĩa.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved