Phần I
CÁCH THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG NÓI
Trả lời câu 1 (trang 70, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Trả lời câu 2 (trang 70, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tham khảo bảng sau:
Chú thích: Dấu (+) dùng để chỉ mục đích chính, chức năng chính mà kiểu câu biểu đạt. Dấu (-) dùng để chỉ những mục đích gián tiếp mà kiểu câu có thể biểu đạt.
Phần II
LUYỆN TẬP
Câu 1 => 2
Trả lời câu 1 (trang 71, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Các câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ:
"Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?"
=> Mục đích: khẳng định không thể vui vẻ được.
"Vì sao vậy?"
=> Mục đích: nêu vấn đề để giải thích.
"Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?"
=> Mục đích: khẳng định sự nhục nhã đớn hèn, xấu xa của những kẻ không biết rửa nhục, không biết đớn hèn, không lo luyện tập Binh thư yếu lược.
- Vị trí của mỗi câu trong từng đoạn:
+ Những câu nghi vấn đứng ở cuối các đoạn văn thường dùng để khẳng định hay phủ định điều đã được nêu ra trong câu ấy, đoạn ấy.
+ Còn các câu nghi vấn đứng ở đầu đoạn thường dùng để nêu vấn đề.
Trả lời câu 2 (trang 72, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Câu trần thuật:
a)
- “Nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc”
- “Hễ có một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi”
- “Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt […].”
b) […] “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.”
Tác dụng: Việc dùng câu trần thuật với mục đích cầu khiến theo cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tác dụng làm cho người nghe (quần chúng) cảm thấy gần gũi với chính người đang ra lời kêu gọi từ đó thấy được nhiệm vụ mà vị lãnh tụ giao cho cũng chính là nguyện vọng của bản thân.
Câu 3 => 4
Trả lời câu 3 (trang 72, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn là:
+ Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
+ Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…
+ Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
- Các câu trên thể hiện khá rõ tính cách của các nhân vật: Dế Choắt yếu đuối khiêm nhường, nhã nhặn; Dế Mèn huyênh hoang, trịch thượng.
Trả lời câu 4 (trang 72, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Các câu nên chọn là (a), (b) và (e).
Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 73, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nên chọn hành động (c)
Chủ đề 7. Thiên nhiên quanh ta
Tải 10 đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 6 - Hóa học 8
Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình
Bài 2: Liêm khiết
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8