Phần I
TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM THÀNH MỘT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN
Trả lời câu 1 (trang 80, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Câu chủ đề trong từng đoạn:
a) “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của 4 phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”
b) “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”
- Câu chủ đề có thể đặt ở đầu đoạn văn cũng có thể đặt ở cuối đoạn văn
- Đoạn a) Viết theo cách quy nạp (câu chủ đề nằm ở cuối đoạn, tóm lại ý của toàn đoạn)
- Đoạn b) Viết theo cách diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, các câu sau triển khai tiếp ý câu chủ đề).
Trả lời câu 2 (trang 80, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
a)
- Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lý thì bài văn mới có sức thuyết phục.
- Luận điểm trong đoạn văn: “Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra”
- Cách lập luận: tác giả đã dùng phép tương phản
b) Cách lập luận trong đoạn văn đã làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ.
c) Cách sắp xếp ý trong đoạn văn hợp lý. Nếu tác giả xếp nhận xét Nghị Quế “đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu” lên trên và đưa nhận xét “vợ chồng địa chủ cũng... thích chó, yêu gia súc” xuống dưới thì hiệu quả của đoạn văn sẽ không đúng trình tự trước sau của bản thân sự việc là làm nổi bật luận điểm “chất chó đểu của giai cấp nó”.
d) Trong đoạn văn, những cụm từ “chuyện chó con”, “giọng chó má”, “thằng nhà giàu rước chó vào nhà”, “chất chó đểu của giai cấp nó” được xếp cạnh nhau làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn vì vừa xoay vào một ý tứ chung, vừa khiến bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra thành hình ảnh rõ ràng, lí thú.
Phần II
LUYỆN TẬP
Câu 1 => 2
Trả lời câu 1 (trang 82, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
a) Trước hết là cần tránh lối viết dài dòng, lan man
b) Ngoài việc đam mê viết. Nguyên Hồng còn thích truyền nghề cho bạn trẻ
Trả lời câu 2 (trang 82, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Luận điểm “Tế Hanh là một người tinh lắm”
- Luận điểm ấy gồm 2 luận cứ
+ Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.
+ Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới gần gũi với mỗi con người.
- Các luận cứ đó được xếp đặt theo trình tự tăng tiến, luận cứ sau biểu hiện một mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ đầu. Nhờ đó người đọc có được hứng thú tăng thêm.
Câu 3 => 4
Trả lời câu 3 (trang 82, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
a) Cho luận điểm: " Học phải kết hợp với làm bài tập mới hiểu bài".
- Các luận cứ:
+ Học để nắm bắt tri thức, tuy vậy việc củng cố những tri thức nắm bắt được còn quan trọng hơn.
(Dẫn chứng: Có nhiều người trong học tập thu nạp được nhiều kiến thức nhưng sau một thời gian không thực hành, kiến thức bị mai một, rơi rụng).
+ Làm bài tập sẽ giúp am hiểu hơn về kiến thức.
(Chứng minh: Lý thuyết phải được soi chiếu vào bài tập, từ lý thuyết để tìm ra hướng giải quyết trong bài làm, từ đó kiến thức trở thành có ích).
+ Việc làm bài tập thường xuyên sẽ củng cố tri thức hiệu quả nhất.
(Với những người chăm chỉ làm bài tập, những kiến thức thu nhận được không chỉ củng cố tri thức hiệu quả mà còn được nâng cao, hoàn thiện hơn khi tiếp xúc với thực tế).
b) Luận điểm: " Học vẹt không phát triển được năng lực tư duy".
- Giải thích khái niệm: học vẹt.
(Học vẹt chỉ là nói thao thao như vẹt nhưng không hiểu mình nói gì, nhiều người chỉ cố học thuộc lòng nhưng không nắm được bản chất của vấn đề).
- Học vẹt làm cho trí não trở nên lười biếng.
- Khi không sử dụng thao tác tư duy, phân tích, giải thích… các kĩ năng thiết yếu của tư duy không được rèn luyện.
Trả lời câu 4 (trang 82, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Luận điểm: "Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu"
- Các luận cứ và trình tự sắp xếp:
+ Văn giải thích được viết ra nhằm làm cho người đọc hiểu.
+ Giải thích càng khó hiểu thì người viết càng khó đạt mục đích.
+ Ngược lại, giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ lĩnh hội, dễ nhớ
+ Vì thế, văn giải thích phải viết sao cho dễ hiểu.
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 1
Unit 15: Computers - Máy vi tính
Skills Practice A
Bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội
Bài 18. Thực hành: Tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8