Câu 1 => 2
Trả lời câu 1 (Trang 151, SGK Ngữ Văn 8, tập hai)
- Văn bản cần có sự thống nhất để tập trung vào vấn đề chính khi triển khai văn bản.
- Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở:
+ Nội dung: Tất cả đơn vị ngôn ngữ chỉ tập trung vào một chủ đề xác định
+ Hình thức: Các câu trong đoạn văn phải có sự liên kết chặt chẽ
Trả lời câu 2 (Trang 151, SGK Ngữ Văn 8, tập hai)
* Đoạn văn “Em rất thích đọc sách.....”
- Câu mở đầu là câu chủ đề “Em rất thích đọc sách” những câu sau trong đoạn cần triển khai các ý:
+ Lợi ích của việc đọc sách
+ Đọc sách như thế nào mới là hợp lí
* Đoạn văn “....Mùa hè thật hấp dẫn”:
- Câu cuối cùng là câu kết lại ý cho toàn đoạn “Mùa hè thật hấp dẫn”, trước đó cần chỉ rõ sức hấp dẫn của mùa hè qua các hình ảnh như: Tiếng ve, hoa phượng, hoa bằng lăng, ánh mắt trời rực rỡ, những hoạt động sôi động của con người trong ngày hè: đi bơi, sinh hoạt đoàn đội,....
Câu 3 => 4
Trả lời câu 3 (Trang 151, SGK Ngữ Văn 8, tập hai)
- Cần tóm tắt văn bản tự sự để lưu lại nội dung chính của văn bản và sử dụng trong những dịp cần thiết.
- Cách tóm tắt văn bản tự sự:
- Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản.
- Xác định nội dung chính cần tóm tắt.
- Sắp xếp nội dung theo một trình tự hợp lí.
- Viết thành bản tóm tắt.
Trả lời câu 4 (Trang 151, SGK Ngữ Văn 8, tập hai)
Giúp cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn, đồng thời thể hiện được thái độ tình cảm của người kể.
Câu 5 => 6
Trả lời câu 5 (Trang 151, SGK Ngữ Văn 8, tập hai)
Yếu tố tự sự là chính, cần lập dàn ý theo nội dung tự sự, khi viết phải luôn bám sát dàn ý đó. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có ý nghĩa bổ trợ, có thể đưa vào cho bài văn thêm sinh động nhưng nhưng nên lạm dụng.
Trả lời câu 6 (Trang 151, SGK Ngữ Văn 8, tập hai)
- Đặc trưng: Thông dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống
- Lợi ích: Cung cấp tri thức
- Những văn bản thuyết minh thường gặp: Trình bày, giới thiệu, giải thích.
Câu 7 => 8
Trả lời câu 7 (Trang 151, SGK Ngữ Văn 8, tập hai)
* Muốn làm một văn bản thuyết minh, chúng ta cần phải:
- Xác định rõ đối tượng cần thuyết minh
- Xác định rõ phạm vi, tri thức khách quan, khoa học về đối tượng cần được thuyết minh đó.
- Lựa chọn phương pháp thuyết minh thích hợp
- Tìm bố cục thích hợp
* Một số phương pháp thuyết minh sự vật thường gặp:
- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
- Phương pháp liệt kê.
- Phương pháp nêu ví dụ.
- Phương pháp dùng số liệu.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân loại, phân tích.
Trả lời câu 8 (Trang 151, SGK Ngữ Văn 8, tập hai)
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh
- Thân bài: Trình bày một cách chi tiết, cụ thể về các mặt như: cấu tạo, đặc điểm, lợi ích, và những điểm nổi bật khác của đối tượng.
- Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
Câu 9 => 11
Trả lời câu 9 (Trang 151, SGK Ngữ Văn 8, tập hai)
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thái câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu nhất quán.
- Tính chất:
+ Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.
+ Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng được nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục”.
Trả lời câu 10 (Trang 151, SGK Ngữ Văn 8, tập hai)
Các yếu tố như tự sự, miêu tả, biểu cảm giúp cho văn bản nghị luận trở nên rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, đỡ khô khan và có sức truyền cảm hứng thuyết phục hơn.
+ Yếu tố tự sự: Dùng khi kể câu chuyện, nhằm đưa ra dẫn chứng xác thực
+ Yếu tố miêu tả: Dùng khi cần miêu tả sự vật, sự việc, nhằm giúp người đọc có sự hình dung cụ thể, sinh động
+ Yếu tố biểu cảm: Dùng khi bày tỏ tình cảm cảm xúc, nhằm giúp cho bài nghị luận thêm sức truyền cảm
Trả lời câu 11 (Trang 151, SGK Ngữ Văn 8, tập hai)
- Văn bản tường trình: Trình bày một sự việc xấu đã xảy ra để cấp trên nắm được
- Văn bản thông báo: Thông báo một sự việc để cấp dưới nắm được
- Hai văn bản đều được viết theo thể thức của một văn bản hành chính công vụ. Tuy vậy cũng có sự khác biệt nhất định:
+ Văn bản thông báo trình bày những công việc đã làm, đã thực hiện được để người khác được biết.
+ Văn bản tường trình: trình bày thiệt hại hoặc mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra sự việc cần xem xét lại.
PHẦN II. NHIỆT HỌC
Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
Unit 4: Ethnic groups of Viet Nam
Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo - Ngữ văn 8
Unit 5. Years ahead
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8