Phần I
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG CHÍNH
Trả lời câu hỏi (trang 11 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
a)
- Câu nghi vấn:
+ Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
+ Thế làm sao u cứ khóc mãi không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá?
- Đặc điểm:
+ Có những từ nghi vấn: "có ... không", "làm sao", "hay".
+ Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi (khi viết).
b) Chức năng các câu nghi vấn trên là dùng để hỏi.
Phần II
LUYỆN TẬP
Câu 1 => 2
Trả lời câu 1 (trang 11 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Những câu nghi vấn:
a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?
c. Văn là gì? Chương là gì?
d. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? Đùa trò gì? Cái gì thế? Chị cóc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả?
- Đặc điểm hình thức cho biết đó là những câu nghi vấn:
+ Có những từ nghi vấn như: phải không, tại sao, gì, không, hả.
+ Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi (khi viết).
Trả lời câu 2 (trang 12 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Đều là câu nghi vấn vì có từ để hỏi và dấu chấm hỏi ở cuối câu
- Không thể thay từ "hay" bằng từ "hoặc bởi vì nếu thay thì câu trở thành kiểu câu trần thuật, câu mang nghĩa khác.
Câu 3 => 4
Trả lời câu 3 (trang 13 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Không. Vì đó không phải là những câu nghi vấn. Câu a, b có các từ nghi vấn như (có ... không, tại sao, không) nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong một câu.
Trong câu c, d các từ nào (cũng), ai (cũng) là những từ bất định có ý nghĩa khẳng định tuyệt đối, chứ không phải là nghi vấn.
Trả lời câu 4 (trang 13 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Về hình thức, hai câu (a) và (b) dùng hai cặp từ khác nhau: có ... không; đã ... chưa.
- Về ý nghĩa, câu (b) cho ta biết: trước đó, "anh" không khỏe. Nhưng câu (a) không đề cập tới vấn đề này.
- Câu trả lời thích hợp đối với câu (a) là “khỏe” hoặc “không khỏe”. Câu trả lời thích hợp với câu (b) là: đã “khỏe rồi” hoặc “chưa khỏe”
Ví dụ:
- Mẹ mặc chiếc áo dài này có đẹp không?
- Chiếc áo dài này nhìn đã cũ chưa?
Câu 5 => 6
Trả lời câu 5 (trang 13 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Về hình thức, câu (a) và câu (b) khác nhau ở trật tự từ. Trong câu (a), "bao giờ" đứng đầu câu còn trong câu (b), "bao giờ" đứng cuối câu.
- Về ý nghĩa, câu (a) hỏi về thời điểm của một hành động sẽ diễn ra, câu (b) hỏi thời điểm của một hành động đã diễn ra.
Trả lời câu 6 (trang 13 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Câu a đúng. Câu b sai vì chưa biết giá chiếc xe bao nhiêu nên không thể khẳng định rẻ được.
Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội
Unit 1. City & Country
Đề thi học kì 2
Chương 1: Chất - Nguyên tử - Phân tử
Bài 4. Bảo vệ lẽ phải
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8