SOẠN VĂN 8 TẬP 2

Soạn bài Câu phủ định siêu ngắn

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Phần I
Phần II
Câu 1 => 2
Câu 3 => 4
Câu 5 => 6

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Phần I
Phần II
Câu 1 => 2
Câu 3 => 4
Câu 5 => 6

Phần I

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG

Trả lời câu 1 (trang 52, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

a) Các câu (b), (c), (d) khác với câu (a) ở những từ ngữ phủ định: “không”, “chưa”, “chẳng”.

b) Câu (a) dùng để khẳng định việc "Nam đi Huế" là có diễn ra, còn câu (b), (c), (d) dùng để phủ định sự việc đó, tức là việc "Nam đi Huế" không diễn ra.

 

Trả lời câu 2 (trang 52, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

- Những câu có từ ngữ phủ định là:

+ Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.

+ Đâu có!

 => Hai câu phủ định trên nhằm để phản bác một ý kiến, nhận định của người đối thoại, vì vậy được gọi là câu phủ định bác bỏ. 

Phần II

LUYỆN TẬP

Câu 1 => 2

Trả lời câu 1 (trang 53, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

a) Không có câu phủ định bác bỏ.

b) Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!

=> Đây là câu tác giả phản bác lại ý kiến của lão Hạc nhận xét về con chó đã đưa ra trước đó.

c) Không, chúng con không đói nữa đâu.

=> Đây là câu của cái Tí phản bác lại ý điều mà chị Dậu nghĩ: mấy đứa con mình đang đói quá đã đưa ra ở phần văn bản trước đó.

 

Trả lời câu 2 (trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

- Những câu trên đều là câu phủ định, vì chúng đều chứa từ phủ định như không (trong a và b), chẳng (trong c).

- Những câu không có từ ngừ phủ định mà tương đương với những câu trên là:

Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song lại có ý nghĩa.

Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, mọi người đều từng ăn ...

Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghển cổ ...

=> Ý nghĩa của những câu gốc nhấn mạnh hơn.

Câu 3 => 4

Trả lời câu 3 (trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

- Nếu thay từ không bằng chưa vào câu văn của Tô Hoài thì câu đó phải viết lại như sau: Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.

- Ý nghĩa của câu (khi thay) sẽ có sự thay đổi, bởi:

+ Với từ phủ định "không" nghĩa của câu sẽ được hiểu: Dế Choắt không thể dậy được nữa, Choắt sắp chết. Đây là kiểu câu phủ định vĩnh viễn.

+ Với từ phủ định "chưa" nghĩa của câu được hiểu: Dế Choắt có thể gượng dậy. Đây là kiểu phủ định không hoàn toàn.

 

Trả lời câu 4 (trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

a) Câu cảm thán mang nghĩa phủ định

b) Câu cảm thán mang nghĩa phủ định

c) Câu nghi vấn với ý nghĩa bác bỏ

d) Câu nghi vấn với ý nghĩa thể hiện cảm xúc

- Đặt những câu có ý nghĩa tương đương:

a) Chẳng đẹp gì cả!

b) Không có chuyện đó!

c) Bài thơ này không hay.

d) Cụ không biết chứ tôi có sung sướng đâu.

Câu 5 => 6

Trả lời câu 5 (trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

- Không thay thế được

- Giải thích: Nó sẽ làm thay đổi nghĩa của cả câu. Trong câu, quên có nghĩa là không nghĩ đến (vì sự căm thù giặc đã át hết đi); chưa là chỉ sự nóng lòng muốn ra trận tiền giết giặc (khác với chẳng – không thể làm được).

 

Trả lời câu 6 (trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Mai: Tối hôm qua ti vi không chiếu bộ phim mà cậu nói. (câu phủ định miêu tả)

Đào: Nhưng cậu đã xem ở những kênh nào?

Mai: Tớ đã kiểm tra tất cả các kênh nhưng chẳng kênh nào có cả. (câu phủ định bác bỏ).

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi