Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Nhớ rừng
ND chính
Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ. |
Câu 1
Trả lời câu 1 (trang 7 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Đoạn 1: Lòng uất hận, căm hờn khi bị giam cầm trong cũi sắt.
- Đoạn 2: Nỗi nhớ núi rừng và sự oai phong của con hổ.
- Đoạn 3: Nỗi nhớ về một thời oanh liệt, tự do.
- Đoạn 4: Sự căm ghét khu vườn nhỏ hẹp, giả dối.
- Đoạn 5: Giấc mơ và niềm khao khát được trở lại vùng vẫy chốn rừng xưa.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 7 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
a.
- Cảnh vườn bách thú nơi hổ bị nhốt:
+ Đoạn 1: Thể hiện tâm trạng chán ngán, căm hờn, uất ức của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt chật hẹp, tù túng, trở thành trò mua vui cho thiên hạ
+ Đoạn 4: Cảnh tượng vườn bách thú nhân tạo, giả dối, đáng khinh
- Cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những "ngày xưa".
+ Đoạn 2: Cảnh núi rừng oai linh, cao cả, giàu có. Chỉ có nơi đây mới xứng đáng với chúa sơn lâm.
+ Đoạn 3: Cảnh núi rừng lãng mạn, bi tráng. Chúa sơn lâm hiện lên với vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng.
b.
- Từ ngữ chọn lọc, sử dụng nhiều động từ mạnh
- Hình ảnh phong phú, gợi tả
- Giọng điệu tự hào, cao ngạo đan xen giọng nhớ thương, uất hận
c. Sự tương phản, đối lập gay gắt diễn tả nỗi căm hận hiện tại, nhớ về rừng xanh với niềm tự hào khôn xiết, thương tiếc cho hoàn cảnh của mình. Hoàn cảnh, tâm sự của chúa sơn lâm cũng giống như tâm sự của những người dân Việt Nam khi mất nước.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 7 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Tác giả mượn lời của Hổ bởi:
+ Con hổ có một vẻ đẹp oai hùng, lại được coi là chúa sơn lâm, nay bị giam hãm trong cũi sắt là biểu tượng rất đắt về anh hùng chiến bại mang tâm sự u uất. U uất vì tù túng, mà phải chấp nhận cái tẻ nhạt, tầm thường.
+ Mượn lời con hổ để tránh sự kiểm duyệt ngặt nghèo của thực dân.
- Mượn lời hổ khéo léo bày tỏ tâm trạng thầm kín.
Câu 4
Trả lời câu 4 (trang 7 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Câu nói của Hoài Thanh đề cao việc sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu của Thế Lữ:
+ Ngôn ngữ: Động từ mạnh, nhiều điệp từ, sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt, chính xác.
+ Hình ảnh: Giàu liên tưởng, tưởng tượng, gợi sự mạnh mẽ, hùng tráng.
+ Nhịp điệu: đa dạng, ngắt nhịp 5/5, 4/2/2, 3/5 theo dòng cảm xúc của con hổ.
Chủ đề 2. Một số hợp chất vô cơ. Thang pH
Phần 3: Vật sống
SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2
Chủ đề 1. Môi trường học đường
CHƯƠNG 9. THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8