Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
Nội dung chính
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Câu 1 (trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Theo anh/chị, nên chia bài thơ thành mấy phần? Nêu ý nghĩa của mỗi phần và giải thích quan hệ giữa các phần.
Lời giải chi tiết:
a. Bố cục: 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến câu “Những buổi ngày xưa vọng nói về": đất nước được cảm nhận qua hình ảnh mùa thu xưa và nay.
- Phần 2: Đoạn còn lại: đất nước gian khổ, đau thương nhưng quật cường, chói lọi trong chiến thắng.
b. Mối quan hệ giữa các phần: Đó là quan hệ bổ sung cho cảm hứng tổng hợp về đất nước thêm đầy đủ và phong phú hơn.
- Đoạn 1 gồm các khổ thơ, ý thơ đã được hình thành từ trước (1948-1949), nhưng tác giả cảm thấy chưa đầy đủ, chưa phong phú.
- Đoạn 2 là những cảm nhận bố sung, giàu tính khái quát, cho ta thấy hình ảnh đất nước Việt Nam không chỉ có cộng đồng, những con đường hay “những dòng sông nước chảy nặng phù sa"... mà còn là một đất nước vươn lên từ trong gian khổ, chiến tranh.
Câu 3
Câu 2 (trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ hiện ra với những điểm gì đặc sắc?
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ đặc sắc ở những khía cạnh sau đây:
- Một mùa thu chia tay đầy lưu luyến bâng khuâng
- Một mùa thu có những ấn tượng về thời tiết thủ đô: “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội".
- Một mùa thu có những hình ảnh rất đẹp mà buồn đến mức ám ảnh: “Những phố dài xao xác hơi may", “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy".
- Một mùa thu đầu thu của cuộc kháng chiến: “Những phố dài xao xác heo may", “Người ra đi đầu không ngoảnh lại".
=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.
Câu 4
Câu 3 (trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Phân tích đoạn thơ từ "Mùa thu nay khác rồi "đến "Những buổi ngày xưa vọng nói về".
Lời giải chi tiết:
- Đoạn thơ từ “Mùa thu nay khác rồi" đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về" thể hiện những thay đổi, biến chuyển: đoạn thơ phản ánh mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn.
- Nhận vật “tôi" thay đổi từ trạng thái buồn, bâng khuâng, lưu luyến đến vui sướng, tự hào.
- Cái nhìn thay đổi từ đường phố, thềm nhà sang núi đồi, rừng tre, trời xanh, cánh đồng, dòng sông.
- Cảm xúc của tác giả hân hoan, hả hê trước cảnh đất nước rộng lớn:
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
- Tác giả chuyển sang cảm xúc tự hào về chủ quyền đất nước và truyền thống bất khuất của cha ông:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta ...
Những buổi ngày xưa vọng nói về
- Cảm hứng vui sướng và tự hào sở dĩ có được là do tình hình thực năm 1948. Sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. Điều đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).
- Khi thể hiện cảm hứng tự hào, tác giả đã có những khám phá sâu về truyền thống. Đất nước với Nguyễn Đình Thi nổi bật lên ở truyền thống bất khuất:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
=> Đó là hai đặc tính quý báu của dân tộc ta anh hùng bất khuất và giản dị chất phác.
- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh thơ giàu sức gợi; câu thơ giàu tính nhạc; vận dụng hiệu quả phép điệp, giọng thơ phấn chấn sôi nổi, cảm xúc mãnh liệt…
Câu 5
Câu 4 (trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Những suy tư và cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về quê hương, đất nước Việt Nam trong phần cuối của bài thơ (Từ "Ôi những cánh đồng quê chảy máu" đến hết bài)?
Lời giải chi tiết:
- Đất nước đau thương trong chiến tranh:
+ Đất nước chìm trong máu và nước mắt: "những cánh đồng quê chảy máu", "dây thép gai đâm nát trời chiều", "bát cơm chan đầy nước mắt… đứa đè cổ đứa lột da".
+ Đất nước bật lên nỗi căm hờn: "từ những năm đau thương chiến đấu… căm hờn".
- Đất nước vùng lên giành lấy chiến thắng vinh quang, chói lọi:
+ Vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù: "Những đêm dài hành quân nung nấu", "Xiềng xích chúng bay không khóa được…. lòng dân ta yêu nước thương nhà".
+ Hình ảnh đất nước kỳ vĩ, chói lọi, quật khởi bừng dậy giữa hiện thực rung trời chuyển đất: "Ôm đất nước những người áo vải/Đã đứng lên thành những anh hùng", "Nước Việt Nam từ máu lửa/Rũ bùn đứng dậy sáng lòa".
- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh sáng tạo đầy sức gợi hình gợi cảm, thủ pháp đối lập, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm nét.
Câu 6
Câu 5 (trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Anh chị nhận xét như thế nào về độ dài ngắn của các câu thơ, cách chọn lựa hình ảnh và nhịp điệu trong bài thơ? Cách viết như vậy có tác dụng gì?
Lời giải chi tiết:
Bài thơ được làm theo thể thơ tự do với các đặc điểm: câu thơ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu khi nhanh, khi chậm. Kết hợp với việc lựa chọn sử dụng những hình ảnh có tính khái quát cao phù hợp với việc diễn tả nội dung tư tưởng và mạch cảm xúc của tác giả. Tác dụng:
- Giúp tác giả dựng được một bức tượng đài đẹp đẽ, sống động về hình ảnh đất nước trong chiến đấu và chiến thắng.
- Gợi được cảm nhận rõ ràng về sự chiến thắng của dân tộc: Chiến thắng ấy là kết quả của bao nhiêu máu đổ, bao nhiêu mồ hôi và nỗi đau vò xé; chiến thắng ấy cũng là kết tinh cao nhất của tình yêu, của tinh thần chiến đấu và khát vọng hoà bình sâu thẳm.
- Tạo được cảm hứng hào hùng cho khúc tráng ca của dân tộc từ nô lệ đến tự do, từ buồn tương đến mừng vui, hạnh phúc. Đây chính là sự vận động đẹp đẽ, sâu sắc trong tứ thơ của Nguyễn Đình Thi.
Bài 3. Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Toán lớp 12
Tiếng Anh 12 mới tập 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12
Đề kiểm tra 45 phút kì II - Lớp 12