Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Người lái đò sông Đà
Nội dung chính
Lời giải chi tiết:
Bố cục
Lời giải chi tiết:
Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến "gậy đánh phèn"): sự dữ dội, hung bạo của sông Đà
- Phần 2 (tiếp đến "dòng nước sông Đà"): cuộc sống con người trên sông Đà, hình tượng người lái đò
- Phần 3 (còn lại): vẻ hiền hòa, trữ tình của sông Đà
Câu 3
Câu 1 (trang 192 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Chứng minh rằng Nguyễn Tuân đã quan sát công phu và tìm hiểu kỹ càng khi viết về sông Đà và người lái đò sông Đà.
Lời giải chi tiết:
- Tác phẩm Người lái đò sông Đà thể hiện sự quan sát công phu, tìm hiểu kỹ càng của nhà văn trên các phương diện:
- Tác giả miêu tả sông Đà từ những chi tiết cụ thể, sinh động và thực tế
- Tác giả miêu tả từ nhiều góc quan sát độc đáo khác nhau
+ Từ trên máy bay thấy sông Đà như một sợi dây thừng
+ Trực tiếp ngồi trên thuyền tham gia hành trình trên sông Đà
Nhờ có sự quan sát, tìm hiểu tỉ mỉ, kỹ càng:
=> Nguyễn Tuân nắm chắc thủy trình và các đặc điểm cụ thể của sông Đà (vách đá, ghềnh Hát Lóong, hút nước, thác đá, màu nước, vẻ đẹp đôi bờ…); Miêu tả tỉ mỉ, sinh động ba vòng thạch trận của sông Đà; Hiểu rõ sự nguy hiểm và vẻ đẹp, tính cách của con Sông độc đáo này.
=> Nắm chắc vẻ đẹp phẩm chất và tài nghệ chèo đò vượt thác của ông đò: miêu tả tỉ mỉ, ngoạn mục tài hoa của ông đò khi vượt qua ba trùng vây thạch trận của sông Đà; thấy được vẻ đẹp bình dị của ông đò sau khi vượt thác.
Câu 4
Câu 2 (trang 192 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Trong thiên tùy bút, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào để khắc họa được một cách ấn tượng hình ảnh con sông Đà hung bạo.
Lời giải chi tiết:
Tác giả vận dụng tài tình các biện pháp so sánh, nhân hóa kết hợp với ngôn ngữ miêu tả đầy tính tạo hình đã làm nổi bật lên sự hung bạo của dòng sông Đà. Sức mạnh hoang dại, vẻ đẹp kì vĩ và sự hung dữ của con sông qua góc nhìn và sự miêu tả tinh tế của Nguyễn Tuân:
- Bờ sông Đà (thượng nguồn) là cảnh tượng rất hiểm trở: “đá dựng vách thành", chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu...
- Thác dày dặc, trong đó vô cùng độc dữ, nham hiểm là 73 cái thác ở phía thượng nguồn. Sự độc dữ của chúng hiện hình ngay qua tên gọi như: thác ổ gà, bãi Thằng Rồ, thác Từu ông Từu Bà...
- Ngay cát sông Đà cũng là cát dữ: nó đục thủng gan bàn chân lỗ rỗ như những vết hà đục thủng đáy thuyền gỗ...
- Gió trên sông Đà lại càng đáng sợ: gió cuồn cuộn từng luồng cứ gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt (nợ không có cũng đòi), bằng cách lật ngửa bụng thuyền ra.
- Đáng sợ hơn đó là các hút nước trên mặt sông: nước ở đây "ặc ặc lên như rót dầu sôi vào", hễ thuyền bè đi qua vô ý là nó lôi tuột xuống đánh tan xác ở đáy sông...
- Âm thanh tiếng nước sông Đà cũng thật ghê gớm: "như là oán trách", "như van xin", "như khiêu khích", "rồi rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa"...
- Song khủng khiếp nhất ở Đà giang là trùng vi trạch thuỷ trận: đó là bao đá nổi, đá chìm phối hợp cùng các luồng nước dàn bày thạch trận, ập thành ba phòng tuyến với cả tập đoàn cửa tử đầy những tướng đá, quân nước hung dữ...
Câu 5
Câu 3 (trang 192 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Cách viết của nhà văn đã thay đổi thế nào khi chuyển sang biểu hiện sông Đà như một dòng chảy trữ tình.
Lời giải chi tiết:
- Dáng vẻ dòng sông đầy thơ mộng: "Sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc tung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân... Sông Đà như một áng tóc mun dài ngàn ngàn vạn vạn sải". Sông Đà mang vẻ đẹp của một người thiếu nữ.
- Sắc màu nước biển đổi kỳ ảo theo từng mùa: Mùa xuân dòng sông xanh ngọc bích, mùa thu từ từ chín đỏ..
- Sông Đà mang vẻ đẹp gợi cảm:
+ Dòng sông Đà trở về dòng chảy êm đềm, miên man, đầy quyến rũ.
+ Sông Đà được nhìn như một cố nhân, thể hiện mối tri âm, tri kỷ của tác giả với con sông.
+ Bờ sông hoang dại, bình lặng như thời tiền sử – hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích xưa – Dòng sông lặng lờ trôi.
=> Sông Đà rất mực trữ tình hiền hoà. Sự tài hoa của ông đã mang đến những áng văn với bức tranh trữ tình đủ để lòng người say đắm, ngất ngây.
Câu 6
Câu 4 (trang 192 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bức mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
Lời giải chi tiết:
Bài tuỳ bứt khắc họa hình ảnh người lái đò sông Đà.
- Vẻ đẹp khoẻ khoắn, cường tráng: dẫu đã bảy mươi tuổi nhưng ông lái vẫn có “thân hình cao to và gọn quáng như chất sừng, chất mun... Cánh tay vẫn là của một chàng trai trẻ tráng".
- Sự lão luyện, tinh thông trong nghề nghiệp: ông lái đò hết sức am tường con sông Đà, có thể “nhớ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở". Sông Đà đối với ông lái đò ấy, như một thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả những dấu chấm than, chấm câu và cả những đoạn xuống dòng. Trên dòng sông Đà hung bạo ấy, ông đã xuôi ngược hơn cả trăm lần...
- Vẻ đẹp nổi bật của người lái đò là vẻ đẹp của Trí - Dũng - Tài hoa: người lái đò hiện lên như vị chỉ huy dạn dày kinh nghiệm, nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá, linh hoạt thay đổi chiến thuật để lần lượt vượt qua từng phòng tuyến. Ông lái đò điều khiển con thuyền bằng bản lĩnh già dặn, lòng dũng cảm và tài hoa của một nghệ sĩ, tay lái ra hoa. Điều đó thể hiện qua việc ông chỉ huy con thuyền vượt qua “trùng vi thạch trận" dữ dằn, nham hiểm.
- Ý nghĩa của hình tượng ông lái đò:
+ Ca ngợi những người lao động bình thường mà anh hùng, tài năng...
+ Bài ca về sự chiến thắng của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên.
+ Bày tỏ quan niệm về giá trị của con người - dù làm gì nhưng tinh thông trong nghề nghiệp của mình thì cũng thật vinh quang: theo nhà văn cái bầm tụ trên ngực người lái đò do đầu sào in dấu là một thứ huân chương lao động siêu hạng.
Câu 7
Câu 5 (trang 192 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Chọn phân tích một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.
Lời giải chi tiết:
Một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân là:
- "Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì,... với đàn trâu da cháy bùng bùng".
- "Sóng nước như thế quân liều mạng vào sát vách mà đá trái, mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền".
- "Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tính, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc.... nương xuân".
- "Bờ sông hoang dại .... cổ tích tuổi xưa".
Luyện tập
Câu 2 (trang 193 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
Phân tích và phát biểu cảm nghĩ về một đoạn văn khiến anh (chị) thấy yêu thích, say mê nhất trong phiên tùy bút.
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn:
Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân... Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra mà đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.
+ Nội dung:
- Đoạn văn tập trung miêu tả vẻ đẹp đầy chất tạo hình của sông Đà với hình dáng thơ mộng, đường nét mềm mại, ẩn hiện; màu sắc dòng nước biến đổi tương phản theo mùa, gây ấn tượng mạnh.
- Hiện diện một cái tôi Nguyễn Tuân đắm say, nồng nhiệt với cảnh sắc thiên nhiên, tinh tế và độc đáo trong cảm nhận cái đẹp.
+ Nghệ thuật:
- Hình ảnh, ngôn từ mới lạ
- Câu văn căng tràn, trùng điệp mà vẫn nhịp nhàng về âm thanh và nhịp điệu
- Cách so sánh, nhân hoá táo bạo mà kỳ thú; lối tạo hình giàu tính mỹ thuật, phối hợp nhiều góc nhìn theo kiểu điện ảnh.
Bài 32. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
CHƯƠNG 2. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN LỊCH SỬ
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12
Địa lí Việt Nam