Ếch ngồi đáy giếng
Đẽo cày giữa đường
Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)
Thực hành tiếng Việt bài 6
Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân
Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
Kể lại một truyện ngụ ngôn
Tự đánh giá bài 6
Ghe xuồng Nam Bộ
Tổng kiểm soát phương tiện giao thông
Thực hành tiếng Việt bài 10
Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam
Viết bản tường trình
Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói
Tự đánh giá bài 10
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II
Tự đánh giá cuối học kì II
Câu 1
Câu 1
Câu 1 (trang 62, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Tìm từ Hán Việt trong những câu dưới đây (trích tuỳ bút Cây tre Việt Nam của Thép Mới). Xác định nghĩa của các từ Hán Việt đã tìm được và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từ đó.
a) Tre ấy trông thanh cao, giản dị ... như người.
b) Dưới bóng tre xanh, ... người dân cày ... dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
c) Tre là cánh tay của người nông dân.
d) Tre là thẳng thắn, bất khuất.
Phương pháp giải:
Tìm từ Hán Việt và giải nghĩa
Lời giải chi tiết:
a) Từ Hán Việt: thanh cao, giản dị
- Thanh cao: trong sạch và cao thượng (trong sạch, cao: vươn lên, thanh cao: trong sạch vượt trội)
- Giản dị: không cầu kì, phức tạp, rườm rà (giản: gọn, sơ lược, không phức tạp; dị: dễ dàng)
b) Từ Hán Việt: khai hoang
- Khai hoang: khai phá vùng đất chưa được con người sử dụng (khai: mở, mở rộng, phát triển; hoang: vùng đất chưa được con người sử dụng)
c) Từ Hán Việt: nông dân
- Nông dân: người lao động sản xuất nông nghiệp (nông: nghề làm ruộng; dân: người sống trong một khu vực địa lí hoặc hành chính)
d) Từ Hán Việt: bất khuất
- Bất khuất: không chịu khuất phục (Bất: không, khuất: khuất phục, bất khuất: không chịu khuất phục)
Câu 2
Câu 2
Câu 2 (trang 62, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Phân biệt nghĩa của các yếu tố cấu tạo Hán Việt đồng âm trong các từ Hán Việt sau:
a) giác: tam giác, tứ giác, ngũ giác, đa giác / khứu giác, thị giác, thính giác, vị giác.
b) lệ: luật lệ, điều lệ, ngoại lệ, tục lệ / diễm lệ, hoa lệ, mĩ lệ, tráng lệ.
c) thiên: thiên lí, thiên lí mã, thiên niên kỉ / thiên cung, thiên nga, thiên đình, thiên tử / thiên cư, thiên đô.
d) trường: trường ca, trường độ, trường kì, trường thành / chiến trường, ngư trường, phi trường, quảng trường.
Phương pháp giải:
Tìm nghĩa của các yếu tố Hán Việt để phân biệt.
Lời giải chi tiết:
Phân biệt nghĩa của các yếu tố cấu tạo Hán Việt đồng âm:
a)
+ Từ “giác” trong “tam giác, tứ giác, ngũ giác, đa giác” nghĩa là góc.
+ Từ “giác” trong “vị giác, thính giác, thị giác” nghĩa là sự cảm nhận.
b)
+ Từ “lệ” trong “luật lệ, điều lệ, ngoại lệ, tục lệ” chỉ quy định, phép tắc.
+ Từ “lệ” trong “diễm lệ, hoa lệ, mỹ lệ, tráng lệ.” chỉ sự đẹp đẽ.
c)
+ Từ “thiên” trong “thiên cung, thiên nga, thiên đình, thiên tử” chỉ trời
+ Từ “thiên” trong “thiên cư, thiên đô” là dời đi, dịch chuyển
d)
+ Từ “trường” trong “trường ca, trường độ, trường kì, trường thành” chỉ sự dài, rộng lớn
+ Từ “trường” trong “chiến trường, ngư trường, phi trường, quảng trường.” chỉ địa điểm, nơi diễn ra hoạt động sự việc.
Câu 3
Câu 3
Câu 3 (trang 62, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Chọn các từ trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống:
Phương pháp giải:
Đọc kỹ câu để điền từ Hán Việt hoặc thuần Việt phù hợp.
Lời giải chi tiết:
- Tham dự buổi chiêu đãi có ngại đại sứ và phu nhân.
- Về nhà ông lão đem chuyện kể cho vợ nghe.
- Phụ nữ Việt Nam, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
- Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
- Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa.
- Các tiết mục của đội văn nghệ nhi đồng thành phố được cổ vũ nhiệt tình.
Câu 4
Câu 4
Câu 4 (trang 63, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre được tác giả Thép Mới thể hiện trong bài tuỳ bút Cây tre Việt Nam, trong đó có sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt. Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt đó.
Phương pháp giải:
Viết đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ Hán Việt và giải nghĩa.
Lời giải chi tiết:
Cây tre là một niềm tự hào chính đáng của Việt Nam. Không biết từ bao giờ, cây tre đã trở thành người bạn thân của nông dân Việt Nam. Từ thời xa xưa, tre là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. Đồ chơi trẻ nhỏ làm từ tre nứa, que chuyền que chắt cũng từ thân tre quen thuộc. Tuổi già hút thuốc làm vui với chiếc điếu cày từ thân tre cứng cáp. Tre đã hy sinh để chiến đấu, cùng nhân dân Việt Nam chống lại kẻ thù. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Từ Hán Việt:
- Nông dân: người làm ruộng.
- Hi sinh: Từ bỏ quyền lợi, mạng sống để làm việc gì.
- Nhân dân: Người ở trong một quốc gia, được hưởng quyền lợi và đáp ứng thi hành nghĩa vụ.
Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
Bài 10
Bài 10: Văn bản thông tin
Chủ đề 2: Gia đình yêu thương
Chủ đề 5. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7