Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất
Tục ngữ và sáng tác văn chương
Thực hành tiếng Việt bài 7
Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt
Ôn tập bài 7
Bài đọc
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Tôi đi học - CTST
Nội dung chính
Nội dung chính
Tái hiện tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ, kỉ niệm trong sáng tuổi học trò của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên. |
Câu 1
Câu 1
Câu 1 (Trang 14, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Xác định và nêu tác dụng của những phép so sánh dùng để diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi”
Phương pháp giải:
Tìm phép so sánh và xác định nội dung để chọn lọc và nêu tác dụng.
Lời giải chi tiết:
Những phép so sánh dùng để diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi:
- Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
=> Tác dụng: So sánh cảm xúc khi nhớ về buổi tựu trường với “cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Phép so sánh này diễn tả niềm vui, sự náo nức trong trẻo trong tâm hồn của nhân vật “tôi” khi nhớ lại những kí ức mơn man của buổi tựu trường.
- Ý nghĩ thoáng qua ấy trong trí óc thôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
=> Tác dụng: So sánh những “ý nghĩ thoáng qua trong trí óc” với “làn mây lướt ngang trên ngọn núi”. Phép so sánh này diễn tả những suy nghĩ thoáng qua mơ hồ đầy non nớt của nhân vật tôi khi lần đầu tiên đi học, với đầy những bỡ ngỡ.
Câu 2
Câu 2
Câu 2 (Trang 14, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Khi vào lớp học, tâm trạng của nhân vật “tôi” thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi ấy?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản tìm ra sự thay đổi và lí giải sự thay đổi đó.
Lời giải chi tiết:
Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào lớp: không còn cảm thấy bỡ ngỡ, sợ sệt mà cảm thấy mọi thứ trong lớp học thân quen, quyến luyến. Sự thay đổi tâm trạng ấy là do sự ân cần, nhiệt tình của thầy giáo khi tiếp đón các em học sinh và cả sự trang trí lớp học, bàn ghế, tình bạn thân thiện đã khiến nhân vật “tôi” cảm thấy yên tâm, quen thuộc.
Câu 3
Câu 3
Câu 3 (Trang 14, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Tôi đi học vừa là nhan đề, vừa là cụm từ nhà văn dùng để khép lại văn bản. Theo em, cụm từ ấy gợi ra ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Bám sát nội dung, trình tự sắp xếp các chi tiết trong văn bản để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Cụm từ “tôi đi học” gợi ra ý nghĩa:
- Gợi nhắc cột mốc quan trọng của đời người, ngày đầu tiên đi học, với sự trân trọng, nâng niu.
- Gợi tới những bước đầu tiên trên cuộc hành trình lĩnh hội tri thức của cuộc đời, thể hiện thái độ trân trọng việc học tập
Câu 4
Câu 4
Câu 4 (Trang 14, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Kí ức ngày đầu tiên đi học thường là ấn tượng khó phai trong tâm trí mỗi người. Em hãy chia sẻ những kỉ niệm ấy với các bạn.
Phương pháp giải:
Vận dụng tri thức nền, trải nghiệm của bản thân để chia sẻ.
Lời giải chi tiết:
Mỗi kỉ niệm trong cuộc đời con người là một mảnh ghép trong bức tranh về hành trình lớn lên của mỗi người, kí ức ngày đầu tiên đi học là một mảnh ghép khó phai trong tôi. Đó là một buổi sáng đẹp trời tháng 9 cách đây đã 7 năm, khi ấy tôi còn là một cô bé nhỏ nhắn được mẹ đưa đến trường trong buổi tựu trường đầu tiên. Tôi còn nhớ như in tiết trời đẹp đẽ khi ấy, từng làn gió luồn qua mái tóc như thì thầm đôi điều. Hôm ấy không giống mọi ngày, trong lòng tôi rạo rực một thứ cảm xúc bồi hồi, mong chờ và một chút lo lắng. Mẹ để tôi tự bước từng bước chân vào trường, mọi cảnh vật xa lạ làm cho tôi trở nên rụt rè. Một ngôi trường mới mẻ, to lớn và khang trang là những kí ức vẹn nguyên mà tôi còn nhớ mãi. Buổi tựu trường đầu tiên đó trở nên vui vẻ hơn bao giờ hết khi tôi được đón chào bằng tình cảm ấm áp của cô giáo và sự thân thiện của bàn bè. Tất cả cứ thế dần trở thành thân thuộc với một cô bé nhút nhát như tôi. Cảm xúc hồi hộp, vui mừng mà lo lắng của một đứa trẻ khi ấy có lẽ sẽ chẳng bao giờ tôi có thể quên.
Unit 4: Music and Arts
Chủ đề 2. Em yêu làn điệu dân ca
Unit 5: Food and Drink
Progress Review 3
Chương VIII. Làm quen với biến cố và xác suất của biến cố
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7