Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam
Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa
Thực hành tiếng Việt bài 4
Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật
Thảo luận nhóm về một vấn đề
Tự đánh giá bài 4
Ca Huế
Hội thi thổi cơm
Thực hành tiếng Việt bài 5
Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang
Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi
Giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi
Tự đánh giá bài 5
Nội dung ôn tập học kì I
Tự đánh giá cuối học kì I
Định hướng
Định hướng
(trang 54, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
a. Để có thể hiểu đúng hơn một vấn đề, các em thường phải trao đổi về vấn đề đó. Vấn đề trao đổi có thể là một hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề văn học
b. Để trao đổi về một vấn đề, các em cần chú ý:
- Lựa chọn vấn đề cần trao đổi (một hiện tượng đời sống hoặc đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một khổ thơ, đoạn thơ hay cả bài thơ bốn chữ, năm chữ)
- Xác định các nội dung ý kiến cần trao đổi
- Trao đổi, thảo luận trong nhóm về vấn đề đó.
- Khi trao đổi, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân, đồng thời, tôn trọng các ý kiến khác
Thực hành
Thực hành
(trang 55, SGK Ngữ Văn 7, tập 1)
Phương pháp giải:
Gợi ý:
a. Mở đầu
- Nêu điều em thích hoặc ấn tượng nhất ở bài thơ
Ví dụ: Trong bài thơ Tiếng gà trưa, tác giả đã rất thành công khi sử dụng một số biện pháp tu từ đặc sắc
b. Nội dung chính
- Nêu ý kiến cụ thể của em về các biện pháp tu từ đặc sắc đã xác định ở phần mở đầu.
Ví dụ:
Ở khổ thơ: “Nghe xao động nắng trưa/ Nghe bàn chân đỡ mỏi/ Nghe gọi về tuổi thơ”, nhà thơ đã dùng biện pháp “ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho thị giác (thấy) và việc lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ động từ nghe có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và cũng làm xao động cả lòng người. Tiếng gà cũng làm kí ức quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ
c. Kết thúc
- Khẳng định lại ý kiến của bản thân.
Ví dụ: Các biện pháp tu từ đã mang lại cho bài thơ một vẻ đẹp rất đặc sắc về nghệ thuật ngôn từ
Lời giải chi tiết:
Trong các bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), Ông đồ (Vũ Đình Liên), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ là những kỷ niệm và tình cảm đẹp giữa bà và cháu. Em rất ấn tượng với hình ảnh người bà nâng niu, chăm chút cho người cháu từng li từng tí. Bà chăm đàn gà nhỏ để dành dụm tiền mua cho cháu quần áo mới, thắp lên những ước mơ và hi vọng tuổi nhỏ. Tiếng gà đã trở nên thân quen và in sâu trong tiềm thức người cháu để mỗi khi nghe thấy âm thanh thân thuộc ấy, cháu lại nhớ về bà và những tình cảm trìu mến năm xưa. Bài thơ cũng khiến em nghĩ về bà, biết ơn những tháng ngày được quấn quít nghe bà kể chuyện, gãi lưng cho nằm ngủ. Những tình cảm trong bài Tiếng gà trưa nhắc nhở em về tình cảm gia đình thiêng liêng tốt đẹp, trân quý quãng thời gian được ở cùng người nhà
Chương 6: Các đại lượng tỉ lệ
Unit 10. Energy Sources
Cumulative review
Unit 9. Future transport
Bài 10: Lắng nghe trái tim mình
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7