/

/

Chia sẻ bảng nguyên hàm đầy đủ, phương pháp tính nguyên hàm

Admin FQA

12/01/2023, 15:02

1414

Trong toán 12, nguyên hàm là kiến thức khó nhưng vô cùng quan trọng. Để các em làm và giải bài tập dễ dàng hơn, bài viết này Admin sẽ chia sẻ bảng nguyên hàm đầy đủ để các em học và ghi nhớ chúng. Không chỉ có vậy, Admin còn bật mí phương pháp tính nguyên hàm cực nhanh và hiệu quả. Bắt đầu chủ đề ngày hôm nay thôi nào!!!

Trước khi bỏ túi thông tin về bảng nguyên hàm, các em cần ôn lại một số kiến thức lý thuyết về nguyên hàm như: Định nghĩa, tính chất. Cụ thể như sau:

Nguyên hàm là gì?

Nguyên hàm là một hàm số thực cho trước f, khi đó F có đạo hàm là f. Hiểu đơn giản là F’ = f. Cho một hàm số f xác định trên K, nguyên hàm của hàm số f tồn tại trên K khi F(x) tồn tại trên K và F’(x) = f(x) (x ∊ K).

Để giúp các em dễ hiểu hơn về định nghĩa của nguyên hàm, ta cùng xét ví dụ cụ thể sau:

f(x) = cosx có nguyên hàm F(x) = sinx vì (sinx)’ = cosx (hay F’(x) = f(x))

Tính chất nguyên hàm

Khi xét hai hàm số liên tục f và g trên K, ta có:

- $\int[f(x)+g(x)] \cdot d x=\int f(x) \cdot d x+\int g(x) \cdot d x$

- $\int d . F(x)=F(x)+C$

- $\int[f(x) \pm g(x)] \cdot d x=\int f(x) \cdot d x \pm \int g(x) \cdot d x$

- $\int k \cdot f(x) \cdot d x=k \int f(x) \cdot d x(\forall k \neq 0)$

Ví dụ minh họa:

$\int \sin ^2 x d x=\int \frac{1-\cos 2 x}{2} d x=\frac{1}{2} \int d x-\frac{1}{2} \int \cos 2 x d x=\frac{x}{2}-\frac{\sin 2 x}{4}+C$

Ví dụ minh họa cho tính chất của nguyên hàm

Vi phân

Để có thể giải toán tìm nguyên hàm, các em còn cần nắm được kiến thức về vi phân. Cụ thể như sau:

Giả sử y = f(x) xác định trên khoảng (a,b) với đạo hợp tại điểm x ∊ (a,b) thì vi phân của hàm số y = f(x) là:

dy = f’(x).dx

Mối quan hệ giữa đạo hàm, nguyên hàm với vi phân như sau:

∫f(x).dx = F(x) + C

⇔ F’(x) = f(x)

⇔ d.F(x) = f(x).dx

Admin đã tổng hợp và gửi đến các em bảng công thức nguyên hàm đầy đủ và chi tiết, từ các nguyên hàm cơ bản, cho đến nguyên hàm nâng cao và có cả các công thức nguyên hàm mở rộng. Chi tiết như sau:

Bảng nguyên hàm cơ bản

Bảng nguyên hàm nâng cao

Bảng nguyên hàm nâng cao

Bảng nguyên hàm mở rộng

Bảng nguyên hàm mở rộng

Bảng công thức nguyên hàm lượng giác

Bảng công thức nguyên hàm lượng giác

Muốn giải được các bài tập về nguyên hàm không còn cách nào khác ngoài việc các em phải học thuộc và ghi nhớ bộ công thức tính nguyên hàm đã được Admin chia sẻ ở trên. Để giúp các em tính nguyên hàm nhanh và hiệu quả, Admin sẽ bật mí cho các em một số phương pháp tính cực hay. Chi tiết như sau:

Phương pháp tính nguyên hàm từng phần

Để tính nguyên hàm theo phương pháp nguyên hàm từng phần, đầu tiên các em phải nắm được định lý:

$\begin{aligned} & \int u(x) \cdot v^{\prime}(x) d x=u(x) \cdot v(x)-\int u(x) \cdot u^{\prime}(x) d x \\ & \text { Hay } \int u d v=u v-\int v d u \\ & \left.\text { Với } d u=u^{\prime}(x) d x, d v=v^{\prime}(x) d x\right)\end{aligned}$

Định lý tính nguyên hàm từng phần

Để tìm được nguyên hàm, các em sẽ xét 4 trường hợp từng phần với P(x) là một đa thức theo ẩn x.

Ví dụ minh họa: Tính nguyên hàm của hàm số ∫x.Sinx.dx

Giải:

Xét 4 trường hợp như sau:

Trường hợp 1:

$\begin{array}{r}&&\text { - Gặp } \int P(x) \cdot e^{a x+b} d x, \\ &&\text { Ta đặt }\left\{\begin{array}{l}u=P(x) \\ d v=e^{a x+b} d x\end{array}\right.\end{array}$

Trường hợp 2:

  - Gặp 𝑃(𝑥)[sin(𝑚𝑥+𝑛)cos(𝑚𝑥+𝑛)]𝑑𝑥,  Ta đặt {𝑢=𝑃(𝑥)𝑑𝑣=[sin(𝑚𝑥+𝑛)cos(𝑚𝑥+𝑛)]𝑑𝑥 
 Trường hợp 3:

- Gặp $\int \mathrm{f}(\mathrm{x}) \cdot \ln ^{\mathrm{n}}(\mathrm{ax}+\mathrm{b}) \mathrm{dx}$

Ta đặt $\left\{\begin{array}{l}u=\ln ^n(a x+b) \\ d v=f(x) d x\end{array}\right.$

Trường hợp 4:

- Gặp $\int e^{a x+b}\left[\begin{array}{c}\sin (m x+n) \\ \cos (m x+n)\end{array}\right] d x$,

Ta đặt $\left\{\begin{array}{l}u=e^{a x+b} \\ d v=\left[\begin{array}{l}\sin (m x+n) \\ \cos (m x+n)\end{array}\right] d x\end{array}\right.$

Phương pháp tính nguyên hàm lượng giác

Tính nguyên hàm bẳng nguyên hàm lượng giác sẽ có 4 dạng cơ bản như sau:

Dạng 1

$I=\int \frac{d x}{\sin (x+a) \sin (x+b)}$

- Phương pháp tính:

Dùng đồng nhất thức:

$I=\int \frac{\sin (a-b)}{\sin (a-b)}=\frac{\sin [(x+a)-(x+b)]}{\sin (a-b)}=\frac{\sin (x+a) \cos (x+b)-\cos (x+a) \sin (x+b)}{\sin (a-b)}$

Từ đó suy ra:

$\begin{aligned}& I=\frac{1}{\sin (a-b)} \int \frac{\sin (x+a) \cos (x+b)-\cos (x+a) \sin (x+b)}{\sin (x+a) \sin (x+b)} d x \\& \left.=\frac{1}{\sin (a-b)} \int\left[\frac{\cos (x+b)}{\sin (x+b)}\right]-\frac{\cos (x+a)}{\sin (x+a)}\right] d x \\& =\frac{1}{\sin (a-b)}[\ln \sin (x+b)-\ln \sin (x+a)]+C\end{aligned}$

Ví dụ minh họa:

Tim nguyên hàm sau dây: $I=\int \frac{d x}{\sin z z \sin \left(x+\frac{2}{6}\right)}$

Giải:

Ta có: $1=\frac{\sin \frac{\pi}{6}}{\sin \frac{\pi}{6}}=\frac{\sin \left[\left(x+\frac{\pi}{6}\right)-x\right]}{\frac{1}{2}}=2\left[\sin \left(x+\frac{\pi}{6}\right) \cos x-\cos \left(x+\frac{\pi}{6}\right) \sin x\right]$

Từ đó: $I=2 \int \frac{\left[\sin \left(x+\frac{\pi}{6}\right) \cos x-\cos \left(x+\frac{\pi}{6}\right) \sin x\right]}{\sin x \sin \left(x+\frac{\pi}{6}\right)} d x=2 \int \frac{\cos x}{\sin x}-\frac{\cos \left(x+\frac{\pi}{6}\right)}{\sin \left(x+\frac{\pi}{6}\right)} d x$

$=2 \int \frac{d(\sin x)}{\sin x}-2 \int \frac{d\left(\sin \left(x+\frac{\pi}{6}\right)\right)}{\sin \left(x+\frac{\pi}{6}\right)}=2 \ln \left|\frac{\sin x}{\sin \left(x+\frac{\pi}{6}\right)}\right|+C$

Dạng 2

$I=\int \tan (x+a) \tan (x+b) d x$

- Phương pháp tính:

Ta có: $\tan (x+a) \tan (x+b)=\frac{\sin (x+a) \sin (x+b)}{\cos (x+a) \cos (x+b)}$

$=\frac{\sin (x+a) \sin (x+b)+\cos (x+a) \cos (x+b)}{\cos (x+a) \cos (x+b)}-1=\frac{\cos (a-b)}{\cos (x+a) \cos (x+b)}-1$

Từ đó: $I=\cos (a-b) \int \frac{d x}{\cos (x+a) \cos (x+b)}-1$

Đến đây ta gặp bài toán tìm nguyên hàm ở Dạng 1 .

Ví dụ minh họa:

Tìm nguyên hàm sau đây: $K=\int \tan \left(x+\frac{\pi}{3} \cot \left(x+\frac{\pi}{6}\right) d x\right.$

Giài:

Ta có: $\tan \left(x+\frac{\pi}{3}\right) \cot \left(x+\frac{\pi}{6}\right)=\frac{\sin \left(x+\frac{\pi}{3}\right) \cos \left(x+\frac{\pi}{6}\right)}{\cos \left(x+\frac{\pi}{3}\right) \sin \left(x+\frac{\pi}{6}\right)}$

$=\frac{\sin \left(x+\frac{\pi}{3}\right) \cos \left(x+\frac{\pi}{6}\right)-\cos \left(x+\frac{\pi}{3}\right) \sin \left(x+\frac{\pi}{6}\right)}{\cos \left(x+\frac{\pi}{3}\right) \sin \left(x+\frac{\pi}{6}\right)}+1$

$=\frac{\sin \left[\left(x+\frac{\pi}{3}\right)-\left(x+\frac{\pi}{6}\right)\right]}{\cos \left(x+\frac{\pi}{3}\right) \sin \left(x+\frac{\pi}{6}\right)}+1=\frac{1}{2} \cdot \frac{1}{\cos \left(x+\frac{\pi}{3}\right) \sin \left(x+\frac{\pi}{6}\right)}+1$

Từ đó: $K=\frac{1}{2} \int \frac{1}{\cos \left(x+\frac{\pi}{3}\right) \sin \left(x+\frac{\pi}{6}\right)} d x+\int d x=\frac{1}{2} K_1+x+C$

Đến đây, bằng cảch tính ở Dạng 1 , ta tỉnh được:

$K_1=\int \frac{d x}{\cos \left(x+\frac{\pi}{3}\right) \sin \left(x+\frac{\pi}{6}\right)}=\frac{2}{\sqrt{3}} \ln \left|\frac{\sin \left(x+\frac{\pi}{6}\right)}{\cos \left(x+\frac{\pi}{3}\right)}\right|+C$

Suy ra: $K=\frac{\sqrt{3}}{3} \ln \left|\frac{\sin \left(x+\frac{\pi}{6}\right)}{\cos \left(x+\frac{\pi}{3}\right)}\right|+x+C$

Dạng 3

$I=\int \frac{d}{\operatorname{asin}+\operatorname{sen} x}$

- Phương pháp tính:

Có: $a \sin x+b \cos x=\sqrt{a^2+b^2}\left(\frac{a}{\sqrt{a^2+b^2}} \sin x+\frac{b}{\sqrt{a^2+b^2}} \cos x\right)$

$\begin{aligned}& \Rightarrow a \sin x+b \cos x=\sqrt{a^2+b^2} \sin (x+\alpha) \\& \Rightarrow I=\frac{1}{\sqrt{a^2+b^2}} \int \frac{d x}{\sin (x+\alpha)}=\frac{1}{\sqrt{a^2+b^2}} \ln \left|\tan\frac{x+\alpha}{2}\right|+C\end{aligned}$

Ví dụ minh họa:

Tìm nguyên hàm $\mathrm{I}=\int \frac{2 d x}{\sqrt{\sin x+\cos x}}$

$\begin{aligned}I & =\int \frac{2 d x}{\sqrt{3} \sin x+\cos x}=\int \frac{d x}{\frac{\sqrt{3}}{2} \sin x+\frac{1}{2} \cos x}=\int \frac{d x}{\sin x \cos \frac{\pi}{6}+\cos x \sin \frac{\pi}{6}} \\& =\int \frac{d x}{\sin \left(x+\frac{\pi}{6}\right)}=\int \frac{d\left(x+\frac{\pi}{6}\right)}{\sin \left(x+\frac{\pi}{6}\right)}=\ln \left|\tan \frac{x+\frac{\pi}{6}}{2}\right|+C=\ln \left|\tan \left(\frac{x}{2}+\frac{\pi}{12}\right)\right|+C\end{aligned}$

Dạng 4

$I=\int \frac{d x}{a \sin x+b \cos x+c}$

- Phương pháp tính:

$\text { Đặt } \tan \frac{x}{2}=t \Rightarrow\left\{\begin{array}{l}d x=\frac{2 d t}{1+t^2} \\\sin x=\frac{2 t}{1+t^2} \\\cos x=\frac{1-t^2}{1+t^2} \\\tan x=\frac{2 t}{1-t^2}\end{array}\right.$

Ví dụ minh họa:

Đặt $\tan \frac{x}{2}=t \Rightarrow\left\{\begin{array}{l}d x=\frac{2 d t}{1+t^2} \\ \sin x=\frac{2 t}{1+t^2} \\ \cos x=\frac{1-t^2}{1+t^2}\end{array}\right.$

Từ đó:

$\begin{aligned}I & =\int \frac{\frac{2 d t}{1+t^2}}{3 \cdot \frac{1-t^2}{1+t^2}+5 \frac{2 t}{1+t^2}+3}=\int \frac{2 d t}{3-3 t^2+10 t+3+3 t^2}=\int \frac{2 d t}{10 t+6} \\& =\frac{1}{5} \int \frac{d(5 t+3)}{5 t+3}=\frac{1}{5} \ln |5 t+3|+C=\frac{1}{5} \ln \left|5 \tan \frac{x}{2}+3\right|+C\end{aligned}$

Phương pháp tính nguyên hàm của hàm số mũ

Để tìm nguyên hàm của hàm số mũ, các em cần nắm được bảng nguyên hàm các số mũ cơ bản, sau đó áp dụng vào tính nguyên hàm. Bảng nguyên hàm của các hàm số mũ như sau:

Bảng nguyên hàm của các hàm số mũ

Ví dụ minh họa:

Xét hàm số sau đây: $y=5.7^x+x^2$

A. $5 \cdot \frac{7^x}{\ln 7}+\frac{x^3}{3}+C$

B. $5 \cdot 7^x+\frac{x^3}{3}+C$

C. $5 \cdot \frac{7^x}{\ln 7}+3 x^3+C$

D. Tất cả sai

Giải:

Ta có nguyên hàm của hàm số đề bài là:

$\begin{aligned}I & =\int\left(5.7^x+x^2\right) d x=5 . \int 7^x d x+\int x^2 d x \\& =5 \cdot \frac{7^x}{\ln 7}+\frac{x^3}{3}+C\end{aligned}$

Chọn đáp án $\mathrm{A}$

Phương pháp tính nguyên hàm biến đổi số

Sử dụng phương pháp biến đổi sổ hay đặt ẩn phụ sẽ dựa vào 2 định lý là:

- Nếu $\int f(x) d x=F(x)+C$ và $u=\varphi(x)$ là hàm số có đạo hàm thì $\int f(u) d u=F(u)+C$

- Nếu hàm số $\mathrm{f}(\mathrm{x})$ liên tục thì khi đặt $x=\varphi(t)$ trong đó $\varphi(t)$ cùng với đạo hàm của nó $\varphi^{\prime}(t)$ là những hàm só́ liên tục, ta sẽ được: $\int f(x)=\int f(\varphi(t)) \cdot \varphi^{\prime}(t) d t$

2 định lý tính nguyên hàm theo phương pháp biến đổi số

Từ định lý này, trong quá trình tính nguyên hàm các em sẽ gặp 2 dạng bài

sau:

Dạng 1

Bài toán 1: Sử dụng phương pháp đổi biến số dạng 1 tìm nguyên hàm $I=f(x) d x$

Phương pháp:

- Bước 1: Chọn $x=\varphi(t)$, trong đó $\varphi(t)$ là hàm số mà ta chọn cho thích hợp

- Bước 2: Lấy vi phân 2 vế, $d x=\varphi^{\prime}(t) d t$

- Bước 3: Biển thị $f(x) d x$ theo $\mathrm{t}$ và $\mathrm{dt}: f(x) d x=f(\varphi(t)) \cdot \varphi^{\prime}(t) d t=g(t) d t$

- Bước 4: Khi đó $I=\int g(t) d t=G(t)+C$

 

Ví dụ minh họa:

Tìm nguyên hàm của $I=\int \frac{d x}{\sqrt{\left(1-z^2\right)^3}}$

Giải:

- Đặt $x=\sin t ;-\frac{\pi}{2}<t<\frac{\pi}{2} \Rightarrow d x=\operatorname{cost} d t$

ta cūng có: $\frac{1}{\sqrt{\left(1-x^2\right)^3}}=\frac{1}{\sqrt{\left(1-\sin ^2 t\right)^3}}=\frac{1}{\cos ^3 t}$

$\begin{aligned}& \text { Vậy: } \frac{d x}{\sqrt{\left(1-x^2\right)^3}}=\frac{\cos t d t}{\cos ^3 t}=\frac{d t}{\cos ^2 t}=d(\tan (t)) \\& \Rightarrow I=\int d(\tan (t))=\tan (t)+C=\frac{x}{\sqrt{1-x^2}}+C \\& { }^* \text { Lưu ý: }-\frac{\pi}{2}<t<\frac{\pi}{2} \Rightarrow \cos t>0 \text { và } \tan (t)=\frac{\sin t}{\cos t}=\frac{\sin t}{\sqrt{1-\sin ^2 t}}=\frac{x}{\sqrt{1-x^2}}\end{aligned}$

Một số lưu ý để luôn đạt điểm tối đa với bài tập về bảng nguyên hàm 

Nếu các em muốn đạt điểm tối đa khi giải bài tập về tìm nguyên hàm, các em cẩn lưu ý một số vấn đề sau:

- Thứ nhất, nắm rõ kiến thức về nguyên hàm, đạo hàm và vi phân.

- Thứ hai, tránh nhầm lẫn các công thức nguyên hàm với nhau, đặc biệt không nhầm công thức nguyên hàm của hàm số với công thức nguyên hàm của lượng giác.

- Thứ ba, cần ghi nhớ thêm bảng nguyên hàm các hàm số mũ để giải bài tập dễ dàng hơn.

- Thứ tư, ôn luyện thật nhiều, giải nhiều dạng đế khác nhau để ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn. Trong trường hợp có những bài tập không thể giải, hãy tìm đến giáo viên để nhận được sự giúp đỡ.

 

Như vậy, bài viết trên không chỉ giúp các em bỏ túi được bảng nguyên hàm với đầy đủ các công thức từ cơ bản, nâng cao, mở rộng cho đển bảng nguyên hàm lượng giác. Hy vọng với hướng dẫn chi tiết về phương pháp tính nguyên hàm sẽ giúp các em học toán giỏi hơn mỗi ngày. Chúc các em luôn tìm ra đáp án đúng và đạt kết quả cao với bài tập về nguyên hàm nhé!

 

Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bài viết liên quan
new
Tan chảy với các câu thả thính bằng tiếng Anh

Bạn muốn thả thính CRUSH bằng những câu tiếng Anh cực chất khiến nàng đổ gục và cảm thấy ngây ngất. Nhưng bạn lo lắng mình sẽ gặp một số lỗi khi viết tiếng Anh. Để giúp bạn không phải lo lắng về vấn đề này thì dưới đây sẽ là những câu thả bằng tiếng Anh làm tan chảy trái tim CRUSH. Do đó bạn có thể thoải mái lựa chọn câu nào mình thích nhất để tặng người thương thầm nhớ trộm.

Admin FQA

23/07/2024

new
Các cấu trúc và quy tắc cần nắm khi sử dụng "Dispite"

Cấu trúc "despite" trong tiếng Anh được sử dụng để chỉ sự tương phản giữa các ý trong câu. Tuy nhiên, cái mà theo sau "despite" thường làm cho nhiều sinh viên lẫn lộn vì có nhiều cấu trúc ngữ pháp tương tự.

Admin FQA

23/07/2024

new
Tổng hợp các công thức ngữ pháp với would rather

Khi bạn muốn thể hiện các mong muốn, sở thích của bản thân trong tiếng Anh mà không muốn sử dụng I like, I want thì cấu trúc would rather là một gợi ý cho bạn. Cấu trúc này có cách sử dụng khác nhau tùy thuộc vào các thì trong câu. Vậy bạn đã biết công thức và cách sử dụng cấu trúc này chưa? Theo dõi bài viết ngay để cùng Langmaster giải đáp tất tần tật mọi thứ về cấu trúc would rather bạn nhé!

Admin FQA

23/07/2024

new
Cách ghi nhớ một cách hiệu quả quy tắc trật tự tính từ osascomp trong tiếng Anh

Trật tự tính từ trong tiếng Anh là quy định thứ tự của các tính từ trong cùng một cụm danh từ. Trật tự tính từ trong tiếng Anh được sắp xếp theo quy tắc OSASCOMP như sau: Opinion → Size → Age → Shape → Color → Origin → Material → Purpose.

Admin FQA

23/07/2024

new
Learn và Study: Sự khác biệt giữa learn và study

Learn và Study là hai từ vựng quen thuộc đối với tất cả người học Tiếng Anh, dù cho bạn mới theo học những lớp cơ bản hay thậm chí là nâng cao. Dù hai từ này đều mang ý nghĩa “học tập”, nhưng Study và Learn lại có cách dùng khác nhau tùy vào từng ngữ cảnh nhất định. Chính vì vậy, đôi khi điều này sẽ khiến các bạn bối rối và không biết áp dụng thế nào vào bài làm. Vậy Learn là gì? Study là gì? Hai từ này có sự khác biệt như thế nào và được áp dụng ra sao? Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn nhé!

Admin FQA

23/07/2024

new
Cung hoàng đạo nào học giỏi tiếng Anh nhất?

Mỗi cung hoàng đạo đều có sự nổi trội về đặc điểm và tính cách. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng học tập và làm việc của họ. Cung nào học giỏi tiếng Anh nhất là điều mà nhiều người thắc mắc để biết mình có năng khiếu với môn học này không. Tìm hiểu chi tiết về đặc trưng của từng cung hoàng đạo sẽ giúp bạn có lời giải đáp.

Admin FQA

23/07/2024

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi