/

/

Khởi nghĩa Lam Sơn

Admin FQA

14/05/2024, 14:10

93

Khởi nghĩa Lam Sơn là một sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng, đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Cuộc khởi nghĩa này đã giành thắng lợi vang dội, chấm dứt ách đô hộ 20 năm của nhà Minh, khôi phục nền độc lập, tự do cho đất nước và lập nên nhà Hậu Lê.

Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong bối cảnh rất khó khăn. Nhiều cuộc nổi dậy chống Minh, điển hình là nhà Hậu Trần, đã bị dẹp một cách tàn khốc. Liên tiếp 2 vua nhà Hồ, một vua nhà Hậu Trần bị bắt về bắc, vua Trùng Quang và các tướng đều tử tiết. Trương Phụ tàn sát những người lính theo quân khởi nghĩa và cả dân thường rất tàn bạo (chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây...) để khủng bố tinh thần người Việt.

Năm Giáp Ngọ (1414), tháng Giêng, tướng nhà Minh là Trương Phụ, Mộc Thạnh hoàn thành xong việc đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa của nhà Hậu Trần, bắt đầu tiến hành việc cai trị Đại Việt. Sự cai trị tàn bạo, khắc nghiệt của nhà Minh khiến người dân Đại Việt rất oán hận.

Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Ông là con út của Lê Khoáng và Trịnh Thị Ngọc Hương (anh lớn của ông tên Học, anh thứ là Trư). Ông nối nghiệp cha làm chúa trại Lam Sơn. Khi quân Minh chiếm đất nước, ông nuôi chí lớn đánh đuổi xâm lăng. Quân nhà Minh nghe tiếng ông, dụ cho làm quan, ông không chịu khuất. Ông nói: "Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chớ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người?". Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.

Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách.

Tin Lê Lợi dựng cờ nghĩa, chiêu mộ hiền tài bay xa, thu hút các anh hùng hào kiệt từ bốn phương kéo về. Đất Lam Sơn trở thành nơi tụ nghĩa. ở đó có đủ các tầng lớp xã hội và thành phần dân tộc khác nhau, với những đại biểu ưu tú như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lai, Cầm Quý, Xa Khả Tham... Sau một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy.

Giai đoạn 1: Khởi nghĩa Lam Sơn tại Thanh Hóa năm 1418

Với 50 tướng và các chí sĩ như Nguyễn Lý, Lê Văn An… cùng Lê Lợi, vị anh hùng đã lên tiếng kêu gọi nhân dân chống quân Minh với lực lượng hơn 5 vạn quân lính.

Giai đoạn đầu khó khăn vì lực lượng mỏng, quân lương không đủ. Nghĩa quân chỉ thắng được những trận nhỏ do lực lượng và điều kiện khó khăn. Nhiều lần bị quân Minh vây đánh, nghĩa quân Lam Sơn phải chạy lên núi Chí Linh. Tướng sĩ Lê Lai đóng giả Lê Lợi để giúp nghĩa quân có đường thoát.

Năm 1422, Lê Lợi xin giảng hòa với quân Minh. Tuy nhiên, vào năm 1423, Lê Lợi cắt đứt giảng hòa và diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn bước vào giai đoạn mới.

Giai đoạn 2: Cuộc khởi nghĩa tiến vào khu vực phía nam

Từ năm 1424 đến cuối năm 1426, đội quân Lam Sơn đã diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa giành được nhiều thắng lợi. Cụ thể diễn biến tiêu biểu của các cuộc khởi nghĩa như sau:

+ Giải phóng Nghệ An năm 1424: Theo kế hoạch của Nguyễn Chính, được Lê Lợi chấp thuận. Ngày 12 tháng 10 năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn bất ngờ tấn công Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) bắt đầu chuỗi thắng lợi liên tiếp của dân tộc ta. Sau khi hạ thành Trà Lân, trên đà thắng lợi, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An đã được giải phóng.

+ Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa năm 1425: Vào tháng 8 năm 1425 Trần Nguyên Hãn và Lê Ngân đã huy động quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa. Bắt đầu từ đây, vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân Minh bị đánh tan nát, mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân Lam Sơn vây hãm.

Tổng kết giai đoạn 2 cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Trong giai đoạn này Lê lợi cùng với những tướng văn võ của mình lên kế hoạch cho cuộc đấu tranh, đánh bại quân Minh, kéo quân về nước. Cuộc khởi nghĩa với thắng lợi mở đầu ở Nghệ An sau đó dần dần giải phóng xuống phía nam đất nước. Vùng giải phóng kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Nhờ đó tinh thần của nghĩa quân ngày càng hùng mạnh, đồng thời thu hút được nhiều anh tài bổ sung thêm cho lực lượng của nghĩa quân Lam Sơn tiếp tục cho giai đoạn quyết định.

Giai đoạn 3: Nghĩa quân Lam Sơn giải phóng Đông Quan

Trong giai đoạn này, nghĩa quân liên tục tiến đánh và giành chiến thắng ở nhiều trận khác nhau, bao gồm:

Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động, tháng 8/1426.

Chiếm được thành Đông Quan vào năm 1427.

Tiếp nối thắng lợi, vào cuối năm 1427, quân Lam Sơn triển khai chiến dịch Chi Lăng - Xương Giang, đánh tan nát thêm 10 vạn viện binh quân Minh, buộc tướng chỉ huy quân Minh là Vương Thông phải xin giảng hòa và được phép rút quân về nước. Sau chiến thắng, Bình Định Vương Lê Lợi sai văn thần Nguyễn Trãi viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo với toàn dân. Nước Đại Việt được khôi phục, Lê Lợi lên ngôi vua, đặt hiệu Thuận Thiên, mở ra cơ nghiệp nhà Lê trong gần 400 năm sau đó.

- Nhân dân có một lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành độc lập, tự do. Cùng với niềm tự hào dân tộc và tinh thần nhân đạo sáng ngời.

- Có sự lãnh đạo của các nhà anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… với đường lối kháng chiến, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo. Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ dân tộc.

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ

Nhìn chung, Khởi nghĩa Lam Sơn là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn, đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đây là minh chứng cho tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường, lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta.

Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bài viết liên quan
new
Phan Bội Châu từ con đường bạo động đến triết lý giáo dục yêu nước

Phan Bội Châu là một tấm gương sáng về lòng yêu nước, ý chí quyết tâm và tinh thần hy sinh vì dân tộc. Ông được mệnh danh là "Ông tổ của phong trào Duy Tân" và là một trong những nhà tư tưởng lớn nhất của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ông là một nhà tư tưởng lớn, một nhà văn, nhà thơ, nhà báo lỗi lạc của Việt Nam. Tên tuổi và sự nghiệp của Phan Bội Châu sẽ mãi mãi được ghi nhớ trong lòng nhân dân Việt Nam.

Admin FQA

06/06/2024

new
Lý Thường Kiệt - vị tướng chỉ huy kiệt xuất

Lý Thường Kiệt (1019 - 1105) là một nhà quân sự, nhà chính trị, nhà ngoại giao tài ba xuất chúng trong lịch sử Việt Nam. Ông được đánh giá là một trong những vị tướng vĩ đại nhất của nhà Lý, người đã có công lao to lớn trong việc đánh tan quân xâm lược Tống và bảo vệ độc lập dân tộc.

Admin FQA

06/06/2024

new
Cái nhìn tổng quát về thần thoại Bắc Âu

Thần thoại Bắc Âu là hệ thống tín ngưỡng và truyền thuyết của các dân tộc German ở Bắc Âu, bao gồm Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Iceland, Greenland và Quần đảo Faroe. Hệ thống này được hình thành và phát triển trong nhiều thế kỷ, dựa trên truyền miệng và được ghi chép lại trong các tác phẩm như Edda và Poetic Edda. Nó đã có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa, nghệ thuật và văn học của người Scandinavia, và nó tiếp tục là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm hiện đại.

Admin FQA

15/05/2024

new
Collocation là gì? Cách học collocation hiệu quả và tài liệu học hay nhất

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn định nghĩa chi tiết về collocation, vai trò quan trọng của collocation trong tiếng Anh, cách học collocation hiệu quả và những tài liệu hữu ích để trau dồi vốn từ vựng của bạn.

Admin FQA

14/05/2024

new
Chữ Nôm trong lịch sử dân tộc

Với chữ Nôm Việt, ở Việt Nam đã hình thành nên một nền văn chương chữ Nôm (bên cạnh văn chương chữ Hán). Và chính trong lĩnh vực sáng tạo văn học, chữ Nôm gắn liền với ngôn ngữ dân tộc đã tạo nên những tác phẩm có giá trị, chiếm những vị trí cao nhất trong văn học cổ điển Việt Nam.

Admin FQA

14/05/2024

new
Nguyễn Trãi - anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa

Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu Ức Trai, là một nhà chính trị, nhà văn, nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam. Ông được mệnh danh là "anh hùng dân tộc", "danh nhân văn hóa thế giới" và là biểu tượng của lòng yêu nước, thương dân.

Admin FQA

14/05/2024

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey

Chatbot GPT

timi-livechat
Đặt câu hỏi