/

/

Nam quốc sơn hà - bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

Admin FQA

14/05/2024, 13:58

149

Nam quốc sơn hà là một áng thơ văn bất hủ, một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam, có giá trị lịch sử và ý nghĩa hiện đại to lớn. Tác phẩm là niềm tự hào của dân tộc, là nguồn động viên tinh thần cho thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà thực sự là tác phẩm gây nhiều tranh luận nhất từ trước tới nay, có 3 mối bận tâm chính đối với tác phẩm này là: thời điểm sáng tác, tác giả của bài thơ và bản dịch tác phẩm. Trong bài này chúng ta sẽ lược khảo những tác giả quan tâm tới tác phẩm và cuối cùng là đưa ra giả thuyết về thời điểm sáng tác bài thơ.

Bài thơ Nam quốc sơn hà hiện nay có ít nhất là 35 dị bản sách và 8 dị bản thần tích. Thư tịch đầu tiên có chép bài thơ này là sách Việt điện u linh tập, song bản Nam quốc sơn hà trong Việt điện u linh tập không phải là bản được biết đến nhiều nhất, bản ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư mới là bản được nhiều người biết nhất. Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử đầu tiên có ghi chép bài thơ này.

Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà đến nay vẫn chưa thể khẳng định được tác giả của nó là ai, mặc dù vẫn có một số nguồn cho rằng Lý Thường Kiệt là người viết ra.

Rất nhiều các tác giả cho rằng bài thơ Nam Quốc Sơn Hà là của Lý Thường Kiệt và gắn liền với cuộc kháng chiến chống Tống năm 1076. Tuy nhiên tác giả Hà Văn Tấn cho rằng không thể chứng minh bài thơ Nam Quốc Sơn Hà là của Lý Thường Kiệt, việc cho rằng Lý Thường Kiệt là tác giả của bài thơ là ngộ nhận. Tác giả Bùi Duy Tân cho rằng tác phẩm Nam Quốc Sơn Hà ra đời vào thời Lê Đại Hành, gắn liền với cuộc chiến tranh chống Tống năm 981 và đây là 1 tác phẩm vô danh. Tác giả Lê Mạnh Thát cho rằng tác phẩm do Pháp Thuận sáng tác dưới triều Lê Đại Hành. Đồng quan điểm về thời gian ra đời của bài thơ Nam Quốc Sơn Hà nhưng tác giả Nguyễn Thị Oanh cho rằng người làm ra bài thơ là Khuông Việt.

Trong bài Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà có từ bao giờ của tác giả Đinh Ngọc Thu viết: “Thiên Thư là tên của một bộ sách được soạn dưới thời vua Tống Chân Tông (…) Nội dung bộ Thiên Thư nói rằng: vua Tống là con của trời, do trời sai xuống trần gian để cai trị thiên hạ. Vì vậy, dân chúng ở phía bắc là Địch, phía tây là Nhung, phía nam là Man và phía đông là Di là các sắc dân phải nghe theo lời của trời mà quy phục thiên tử, tức vua Tống Chân Tông thời bấy giờ. Sách cũng định rõ biên giới giữa Trung Hoa với các nước xung quanh như: đông, tây, nam, bắc. Sau đó, vua Tống Chân Tông cho người trốn vào trong các đền thờ linh hiển nhất nước để đọc cho dân chúng nghe, làm cho người dân tin rằng không những trời gửi sách xuống mà còn sai thiên tướng xuống đọc. Vì vậy dân chúng khắp nơi rất tin tưởng và ghi lại những điều do trời dạy dỗ (…) tác giả bài thơ đã dựa vào kinh “Thiên Thư” dưới thời vua Tống Chân Tông để chống giặc Tống, cho nên bài thơ trên chỉ có thể xuất hiện sau khi bộ kinh Thiên Thư hoàn thành. Như vậy, có hai giả thuyết: 1/ Nếu cho rằng bài thơ trên có từ thời vua Lê Đại Hành phá Tống thì kinh “Thiên Thư” phải được viết trước thời này, tức là trước năm 981. 2/ Nếu cho rằng bài thơ xuất hiện vào thời Lý Thường Kiệt đánh Tống, sau thời vua Lê Đại Hành đánh Tống và kinh Thiên Thư có trước bài thơ, vậy thì kinh Thiên Thư chỉ có thể xuất hiện trong khoảng thời gian từ năm 982-1077. Giả thuyết thứ nhất bị loại vì trong Tống sử, Chân Tông bản kỷ, quyển VII, do Thuyết Thuyết chủ biên, có nói rõ việc vua Tống Chân Tông cho soạn Thiên Thư xong năm 1019 (…) Vì vậy Thiên Thư không thể viết trước năm 981. Giả thuyết thứ hai, Thiên Thư được viết xong năm 1019 sau khi vua Lê Đại Hành phá Tống năm 981 và trước khi Lý Thường Kiệt đánh Tống trên sông Như Nguyệt năm 1077. Như vậy bài thơ trên chỉ có thể xuất hiện vào thời Lý Thường Kiệt đánh Tống bên sông Như Nguyệt đầu năm 1077 mà thôi”. 

Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng, bài Nam quốc sơn hà ra đời gắn với công cuộc kháng chiến vĩ đại lần của dân tộc ta sau khi giành được quyền độc lập tự chủ từ tay đế chế phương Bắc. Bài thơ đã phản ánh đúng hào khí của thời đại, tâm thức và nguyện ước của nhân dân. Tác giả của bài thơ là hàng ngũ trí thức, những người đã tận mắt chứng kiến hoặc cùng tham gia chiến đấu trong khí thế sục sôi chống giặc xâm lược của cả dân tộc thời bấy giờ. Theo năm tháng, bài thơ từ chỗ gắn liền với một thời đại, một nhân vật lịch sử đã trở thành bài thơ cho mọi thời đại, “có tính chất quốc thi, quốc thiều, có giá trị như Tuyên ngôn độc lập”. Chúng tôi cho rằng, dù bài thơ đã được thay đổi cho phù hợp với xu thế của lịch sử và thời đại nhưng thời điểm ra đời của bài thơ gắn liền với nhân vật lịch sử và cuộc kháng chiến chống giặc là điều nên khẳng định. 

 

Về mặt lịch sử

Bài thơ Nam quốc sơn hà với giọng điệu hùng hồn, được ca ngợi như một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên và có ý nghĩa nhất định đối với dân tộc Việt Nam. Bài thơ khẳng định được chủ quyền dân tộc một cách rõ ràng cùng tinh thần chống giặc ngoại xâm bất khuất, kiên trung của dân tộc ta.

Theo như các tài liệu thì bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt đó là quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này. Trong hoàn cảnh đó, bài thơ là một đòn đánh quyết định vào tinh thần của giặc ngoại xâm, khiến chúng khiếp vía và nao núng.

Bằng cách khẳng định nền độc lập toàn vẹn của nước Đại Việt ta cũng như sự phân định rạch ròi về lãnh thổ, Nam quốc sơn hà như một lời cảnh cáo, tuyên chiến về những ý định gắng sức xâm phạm đến một tấc đất ta. Bài thơ như một đòn đánh tinh thần của dân tộc Đại Việt khảng khái tuyên chiến với bọn giặc ngoại xâm đang từng ngày giết chóc tàn bạo từng con người trên mảnh đất quê hương ta. Đó cũng là lời tuyên chiến, thách thức với những ý định sử dụng chiến tranh phi nghĩa để xâm lấn bờ cõi, để vắt kiệt nhân dân ta hòng chuộc lợi cho chúng.

Về mặt văn học

Bài thơ theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ giản dị, súc tích nhưng đầy uy lực, thể hiện khí thế hào hùng, ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc của dân tộc.

Hình ảnh thơ sử dụng những hình ảnh thơ hùng vĩ, tráng lệ như "Nam quốc sơn hà", "hạc kê", "trời Nam", "sông núi", "vua Nam",... thể hiện chủ quyền lãnh thổ và ý chí độc lập của dân tộc. Giọng điệu thơ dõng dạc, hào hùng, thể hiện niềm tự hào dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc.

Bài thơ khẳng định mạnh mẽ chủ quyền lãnh thổ và ý chí độc lập của dân tộc ta, góp phần củng cố tinh thần đoàn kết dân tộc, quyết tâm chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Là nguồn cảm hứng cho các thế hệ: Bài thơ đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, khơi dậy lòng yêu nước, ý chí quật cường và tinh thần chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Là biểu tượng của bản sắc văn hóa dân tộc: Bài thơ là một biểu tượng của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, thể hiện niềm tự hào dân tộc và tinh thần đoàn kết của dân tộc.

Ngoài ra bài thơ Nam quốc sơn hà là sự khẳng định chắc nịch chủ quyền lãnh thổ của nước ta một cách kiên định. Sông núi nước Nam là do máu, do mồ hôi của biết bao thế hệ cha ông đã ngã xuống để dựng nên. Biết bao trái tim Việt Nam đã ngừng đập để giữ cho dải đất hình chữ S này vẹn nguyên một giá trị thế nên không có bất cứ thế lực nào được phép tước đi quyền tự do, quyền tự tôn dân tộc của ta. Chủ quyền Việt Nam đã được biết bao trang sử ghi chép, được phân định rạch ròi trong “sách trời” thế nên việc xâm lăng của quân Tống là trái với thiên ý.

Trải qua một thời gian dài nhưng những ý nghĩa mà bài thơ “Nam quốc sơn hà” để lại vẫn giữ nguyên giá trị. Cho đến nay bài thơ vẫn được coi là bản tuyên ngôn đầu tiên của nước Đại Việt. Bởi nó không chỉ mang hồn thiêng dân tộc, khẳng định ý chí làm chủ, tinh thần bảo vệ giang sơn bờ cõi của Tổ quốc từ thủa hồng hoang, mà còn là “lời hịch” đanh thép để khẳng định với thế giới, nước Nam có chủ, người Việt Nam có quyền tự do, nước Việt Nam do người Việt Nam cai quản trên lãnh thổ của mình. Trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử, ”Nam quốc sơn hà” vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử, văn hóa, khắc sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam.

Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bài viết liên quan
new
Phan Bội Châu từ con đường bạo động đến triết lý giáo dục yêu nước

Phan Bội Châu là một tấm gương sáng về lòng yêu nước, ý chí quyết tâm và tinh thần hy sinh vì dân tộc. Ông được mệnh danh là "Ông tổ của phong trào Duy Tân" và là một trong những nhà tư tưởng lớn nhất của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ông là một nhà tư tưởng lớn, một nhà văn, nhà thơ, nhà báo lỗi lạc của Việt Nam. Tên tuổi và sự nghiệp của Phan Bội Châu sẽ mãi mãi được ghi nhớ trong lòng nhân dân Việt Nam.

Admin FQA

06/06/2024

new
Lý Thường Kiệt - vị tướng chỉ huy kiệt xuất

Lý Thường Kiệt (1019 - 1105) là một nhà quân sự, nhà chính trị, nhà ngoại giao tài ba xuất chúng trong lịch sử Việt Nam. Ông được đánh giá là một trong những vị tướng vĩ đại nhất của nhà Lý, người đã có công lao to lớn trong việc đánh tan quân xâm lược Tống và bảo vệ độc lập dân tộc.

Admin FQA

06/06/2024

new
Cái nhìn tổng quát về thần thoại Bắc Âu

Thần thoại Bắc Âu là hệ thống tín ngưỡng và truyền thuyết của các dân tộc German ở Bắc Âu, bao gồm Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Iceland, Greenland và Quần đảo Faroe. Hệ thống này được hình thành và phát triển trong nhiều thế kỷ, dựa trên truyền miệng và được ghi chép lại trong các tác phẩm như Edda và Poetic Edda. Nó đã có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa, nghệ thuật và văn học của người Scandinavia, và nó tiếp tục là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm hiện đại.

Admin FQA

15/05/2024

new
Collocation là gì? Cách học collocation hiệu quả và tài liệu học hay nhất

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn định nghĩa chi tiết về collocation, vai trò quan trọng của collocation trong tiếng Anh, cách học collocation hiệu quả và những tài liệu hữu ích để trau dồi vốn từ vựng của bạn.

Admin FQA

14/05/2024

new
Chữ Nôm trong lịch sử dân tộc

Với chữ Nôm Việt, ở Việt Nam đã hình thành nên một nền văn chương chữ Nôm (bên cạnh văn chương chữ Hán). Và chính trong lĩnh vực sáng tạo văn học, chữ Nôm gắn liền với ngôn ngữ dân tộc đã tạo nên những tác phẩm có giá trị, chiếm những vị trí cao nhất trong văn học cổ điển Việt Nam.

Admin FQA

14/05/2024

new
Nguyễn Trãi - anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa

Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu Ức Trai, là một nhà chính trị, nhà văn, nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam. Ông được mệnh danh là "anh hùng dân tộc", "danh nhân văn hóa thế giới" và là biểu tượng của lòng yêu nước, thương dân.

Admin FQA

14/05/2024

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey

Chatbot GPT

timi-livechat
Đặt câu hỏi