Câu giáp tiếp (Reported speech) là gì? Cấu trúc, cách sử dụng, cách chuyển từ câu trực tiếp sang gián tiếp như thế nào? Tất cả mọi kiến thức quan trọng về câu gián tiếp sẽ được Admin chia sẻ trong bài viết này. Cùng đọc để bỏ túi tất tần tật kiến thức bổ ích các em nhé!
Câu gián tiếp là gì?
Câu gián tiếp (Reported speech) là một kiểu câu diễn tả lại một câu nói, một cuộc hội thoại hoặc một sự kiện đã xảy ra bằng cách chuyển nó sang dạng gián tiếp được kể lại ở ngôi thứ ba và thì của câu có sự biến đổi.
Câu gián tiếp là gì?
Ví dụ: He said that he wanted to travel (Anh ấy nói rằng anh ta muốn đi du lịch)
=> Trong ví dụ này, câu gốc "T want to travel" được chuyển sang dạng gián tiếp "He said that he wanted to travel"
Công thức câu gián tiếp
Cấu trúc câu gián tiếp đơn giản như sau:
Mệnh đề tường thuật + that + mệnh đề được tường thuật
Ví dụ: Harry said that he is hungry now (Harry nói là anh ấy đang đói bụng)
Hướng dẫn chi tiết cách chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp
Chuyển từ câu trực tiếp sang gián tiếp là một trong những kiểu câu thường dùng trong đời sống. Đặc biệt trong chương trình tiếng Anh ở bậc THCS và THPT các em sẽ gặp rất nhiều trong các bài kiểm tra, đề thi. Để giúp các bạn chuyển chính xác câu trực tiếp sang câu gián tiếp, Admin sẽ chỉ cho các em quy tắc và từng bước chuyển. Cụ thể như sau:
Hướng dẫn chi tiết cách chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp
Quy tắc chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp
Khi chuyển từ câu trực tiếp sang gián tiếp, có một số quy tắc chính mà bạn cần lưu ý:
Thay đổi chủ ngữ
Nếu chủ ngữ trong câu trực tiếp là ngôi thứ nhất, chẳng hạn “I”, thì trong câu gián tiếp sẽ thay đổi thành tên người mô tả, có thể là tên riêng, “he” hoặc “she”, “they”. Ngoài ra các em còn phải chuyển cả đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu, đại từ sở hữu trong câu trực tiếp sang câu gián tiếp. Cụ thể như sau:
- I => She/he
- We => They
- You (số ít) => I, he, she
- You (số nhiều) => They
- Us => Them
- Our => Their
- Myself => Himself / herself
- Yourself => Himself / herself / myself
- Ourselves => Themselves
- My => His/ Her
- Me => Him/ Her
- Your (số ít) / your (số nhiều) => His, her, my / Their
- Our => Their
- Mine => His/ hers
- Yours (số ít)/ Yours (số nhiều) => His, her, mine/ Theirs
- Us => Them
- Our => Their
Thay đổi thời gian
Câu gián tiếp thường được viết trong thời gian quá khứ vì nó mô tả một sự kiện đã xảy ra. Tùy thuộc vào thì của câu trực tiếp mà các em sẽ tiến hành lùi thì như sau:
- Thì hiện tại đơn => thì quá khứ đơn
- Thì hiện tại tiếp diễn => thì quá khứ tiếp diễn
- Thì hiện tại hoàn thành => quá khứ hoàn thành
- Thì quá khứ đơn => thì quá khứ hoàn thành
- Thì quá khứ hoàn thành => thì quá khứ hoàn thành
- Thì quá khứ tiếp diễn => thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
- Thì tương lai đơn => thì tương lai trong quá khứ
- Thì tương lai gần (is/am/are + going to_V) => was/were + going to_V
- Will => Would
- Shall/ can/ may => Should/ could/ might
- Should/ could/ might/ would/ must => Should/ could/ might/ would/ must
Quy tắc chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp
Thay đổi các từ chỉ thời gian và địa điểm
Nếu câu trực tiếp có chứa từ chỉ thời gian hoặc địa điểm, thì trong câu gián tiếp sẽ phải thay đổi tương ứng. Cụ thể đổi các chỉ từ thời gian và địa điểm như sau:
- Here => There
- Now => Then
- Today/ tonight => That day/ that night
- Tomorrow => The following day, the next day
- Yesterday => The previous day, the day before
- Ago => Before
- This => That
- These => Those
- Last (week) => The previous week, the week before
- Next (week) => The following week, the next week
Sử dụng các từ liên kết
Các từ liên kết như "say”, "said", “told” được sử dụng để liên kết câu trực tiếp với câu gián tiếp.
Một số quy tắc khác
- Sử dụng “told” khi thuật lại lời của một người nói với người thứ ba, còn sử dụng “said” để thuật lại khi nhắc đến người thứ 3.
- Trong câu gián tiếp có thể có “that” hoặc bỏ cũng được.
Chi tiết các bước chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp
Để giúp các em chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp một cách dễ dàng, cùng Admin đi vào từng bước thực hiện chi tiết như sau:
Chi tiết các bước chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp
- Bước 1: Xác định từ tường thuật với “told” hoặc “said”, phù hợp với câu. Cách xác định từ tường thuật phù hợp đã được Admin chia sẻ trong quy tắc.
- Bước 2: Lùi thì của động từ trong câu tường thuật phù hợp. Quy tắc lùi thì đã được đề cập rất chi tiết trong quy tắc chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp ở trên.
- Bước 3: Tiến hành đổi đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu, đại từ sở hữu trong câu.
- Bước 4: Tiếp tục đổi cụm từ chỉ thời gian và địa điểm
- Bước 5: Hoàn thành câu gián tiếp.
Cách chuyển một số dạng câu trong tiếng Anh từ trực tiếp sang gián tiếp
Để giúp các em làm các bài tập về chuyển câu trực tiếp sang câu gián tiếp dễ dàng hơn. Admin sẽ đi vào cách chuyển câu theo từng dạng câu, cụ thể như sau:
Cách chuyển một số dạng câu trong tiếng Anh từ trực tiếp sang gián tiếp
Cấu trúc câu trực tiếp gián tiếp với dạng trần thuật
Cấu trúc câu gián tiếp dạng trần thuật như sau:
S + say(s)/said + that + S + V
Ví dụ: I saw her yesterday (Tôi thấy cô ấy ngày hôm qua)
=> He said he had seen her the previous day (Anh ấy nói rằng anh ấy đã nhìn thấy cô ấy vào ngày hôm trước)
Câu gián tiếp là câu hỏi
Câu gián tiếp dạng câu hỏi sẽ chia thành câu hỏi Wh_Question hoặc Yes/No_Question. Cấu trúc sẽ như sau:
- Câu hỏi Wh_Question:
S + asked(+O)/wanted to know/required/wondered + Wh-words + S + V
Ví dụ: What time does the class begin? (Lớp học bắt đầu lúc mấy giờ?)
=> She wanted to know what time the class began (Cô ấy muốn biết mấy giờ lớp học bắt đầu)
- Câu hỏi Yes/No_Question:
S+ asked/inquired/wondered, wanted to know + if/whether +S +V
Ví dụ: Have you watched that film? (Bạn đã xem bộ phim đó chưa?)
=> He asked if/whether I had watched that film (Anh ấy hỏi liệu tôi đã xem bộ phim đó chưa)
Câu gián tiếp ở dạng câu mệnh lệnh, yêu cầu
Đối với câu mệnh lệnh hoặc yêu cầu, trong câu gián tiếp thường sử dụng với các động từ như: command, tell, order, require, ask, request,...
Cách chuyển từ câu trực tiếp sang gián tiếp như sau:
S + tell/request/require/… + O + to-infinitive
=> S + told/requested/ required + O + not to-infinitive
Hoặc S + ordered + somebody + to do something
Ví dụ: “Hurry up”, the teacher said to them (“Nhanh lên”, giáo viên nói với họ)
=> The teacher told them to hurry up (Giáo viên bảo họ nhanh lên)
Câu giáp tiếp dạng câu cảm thán
S+ said/told/exclaimed + that + S + V(lùi thì) + O
Ví dụ: What a lovely house they have! (Họ có ngôi nhà thật là đáng yêu)
=> She said that what a lovely house they had (Cô ấy nói rằng họ có một ngôi nhà đáng yêu)
Một số dạng câu đặc biệt của câu gián tiếp
Ngoài những dạng câu cơ bản được Admin chia sẻ ở trên, các em sẽ còn gặp một số dạng câu gián tiếp trong các trường hợp đặc biệt như sau:
- Động từ trong câu trực tiếp có thời gian cụ thể thì thời gian đó vẫn giữ nguyên trong câu gián tiếp.
Ví dụ: He said, “ I was born in 1997” (Anh ấy nói: “Tôi sinh năm 1997”)
=> He said that He was born in 1997 (Anh ấy nói rằng Anh ấy sinh năm 1997)
- Câu gián tiếp ở dạng câu điều kiện loại 2, loại 3
Ví dụ: She said, “If I were you, I wouldn’t come here” (Cô ấy nói, “Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không đến đây”)
=> She said if she were me she wouldn’t come here (Cô ấy nói nếu cô ấy là tôi cô ấy sẽ không đến đây)
- Quá khứ giả định chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp
Ví dụ: Mira said, “I wish I were a boy” (Mira nói: “Ước gì mình là con trai”)
=> Mira said that she wished she were a boy (Mira nói rằng cô ấy ước mình là con trai)
- Chuyển câu trực tiếp có chứa could, should, might, used to, ought to, would rather, had better,... (từ khuyết thiếu) sang câu gián tiếp
Ví dụ: Mary said to me, “ you had better not call him” (Mary nói với tôi, "bạn tốt hơn không nên gọi cho anh ta")
=> Mary said to me I had better not call him (Mary nói với tôi rằng tôi không nên gọi cho anh ấy)
- Câu trực tiếp diễn ra về một chân lý, một tình huống không thay đổi, khi đó câu gián tiếp vẫn giữ nguyên thì của câu trực tiếp.
Ví dụ: My teacher said, “the sun rises in the East” (Giáo viên của tôi nói, “mặt trời mọc ở hướng Đông”)
=> My teacher said the sun rises in the East (Giáo viên của tôi nói mặt trời mọc đằng Đông)
- Dạng shall/ would dùng để diễn tả lời mời hoặc lời đề nghị
Ví dụ: “Shall I bring you a cup of coffee?” Nam asked (“Tôi mang cho bạn một tách cà phê nhé?” Nam hỏi)
=> Nam offered to bring me a cup of coffee (Nam đề nghị mang cho tôi một tách cà phê)
- Dạng will/ would/ can/could dùng để diễn tả sự yêu cầu lịch sự
Ví dụ: Nam asked me: “Can you open the door for me?” (Nam hỏi tôi: “Bạn có thể mở cửa cho tôi được không?”)
=> Nam asked me to open the door for him (Nam nhờ tôi mở cửa cho anh ấy)
Bài tập về câu gián tiếp (Reported speech) kèm đáp án
Các em đã đi hết toàn bộ kiến thức lý thuyết về câu gián tiếp (Reported speech) giờ các em sẽ cùng Admin vận dụng kiến thức đó vào các bài tập cơ bản dưới đây:
Bài tập về câu gián tiếp (Reported speech) kèm đáp án
Bài 1: Chuyển các câu trực tiếp dạng tường thuật dưới đây sang câu gián tiếp
a, “Where is my umbrella?” she asked
=> She asked where her umbrella was
b, He asked, “Do I have to do it?”
=> He asked if he had to do it
c, “How are you?” Martin asked
=> Martin asked us how we were
d, “Which dress do you like best?” she asked her boyfriend
=> She asked her boyfriend which dress he liked best
e, “Where have you been?” the mother asked her daughter
=> The mother asked her daughter where she had been
Bài 2: Chuyển các câu tường thuật pha trộn từ trực tiếp sang câu gián tiếp
a, She said, “Go upstairs”
=> She told me to go upstairs
b, “Don’t be late,” he advised us
=> He advised us not to be late
c, “Close the door behind you,” he told me
=> He told me to close the door behind me
d, “Don’t be angry with me,” he said
=> He asked her not to be angry with him
e, “Stop staring at me,” she said
=> She told him to stop staring at her
Như vậy toàn bộ kiến thức trong bài viết trên đã giúp các em nắm tất tần tật về câu gián tiếp trong tiếng Anh. Hãy lưu kiến thức này lại để học và ghi nhớ chúng giúp các em làm các bài tập về câu gián tiếp thật dễ dàng. Đồng thời có thể áp dụng cấu trúc câu này vào giao tiếp trong cuộc sống nhé!